Răng bị chết tủy có nên nhổ không là thắc mắc của nhiều bạn đọc. Theo các chuyên gia Răng hàm mặt, răng bị hoại tử tủy có thể tồn tại được 10 – 15 năm và vẫn đảm nhiệm một số chức năng chính như ăn, nhai, giao tiếp,… Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ xem xét chỉ định nhổ bỏ răng hoặc can thiệp các phương pháp bảo tồn.
Răng bị chết tủy có nên nhổ không?
Răng bị chết tủy là tình trạng tủy răng bị hoại tử, toàn bộ mạch máu và dây thần kinh bị phá hủy nghiêm trọng, không còn khả năng hồi phục. Tình trạng này có thể xảy ra do viêm tủy răng tiến triển (thường bắt nguồn từ sâu răng và viêm nha chu). Hoặc cũng có thể xảy ra đột ngột do chấn thương trong quá trình sinh hoạt, lao động và tham gia giao thông.
Tủy răng là cơ quan nằm sâu bên trong răng. Tùy theo vị trí và cấu tạo, mỗi răng thường có 1 – 4 ống tủy. Tủy giữ vai trò là dẫn truyền cảm giác kích thích và nuôi dưỡng, sửa chữa ngà răng. Do đó khi tủy răng bị chết, răng mất hẳn nguồn nuôi dưỡng và suy yếu dần theo thời gian.
Răng bị chết tủy có nên nhổ không là thắc mắc của nhiều bạn đọc. Bởi tủy răng được xem là “trái tim” của mỗi chiếc răng. Khi tủy bị hoại tử, răng có xu hướng ngả màu, giòn, dễ nứt, lung lay và giảm tuổi thọ. Tuy nhiên, răng bị chết tủy có thể tồn tại từ 10 – 15 năm nếu chăm sóc tốt. Vì vậy, nhổ bỏ răng chết tủy không phải là phương pháp được ưu tiên.
Khi tủy bị loại bỏ, chân răng vẫn bám chắc vào cung hàm nhờ có sự hỗ trợ của xương ổ răng, dây chằng nha chu và mô nướu. Vì vậy, răng vẫn có thể thực hiện các chức năng sinh lý và thẩm mỹ như bình thường. Để đưa ra phương án điều trị phù hợp, bác sĩ sẽ cân nhắc tình trạng cụ thể của từng trường hợp.
1. Trường hợp nên nhổ bỏ răng
Nhổ bỏ răng bị chết tủy được xem xét khi tủy răng bị hoại tử lâu ngày dẫn đến tình trạng hủy hoại chân răng nghiêm trọng, răng lung lay và không bám chắc vào xương ổ răng. Trong trường hợp này, nhổ bỏ răng là phương pháp phù hợp nhất vì cấu trúc răng đã bị hư tổn nặng không còn khả năng phục hồi.
Nếu răng bị chết tủy xảy ra ở vị trí số 8 (răng khôn), nhổ răng là lựa chọn được ưu tiên thay vì các phương pháp bảo tồn. Răng khôn nằm cuối cung hàm và mọc vào giai đoạn tuổi trưởng thành. So với răng ở những vị trí khác, răng khôn không giữ nhiều chức năng quan trọng. Vì vậy đối với răng số 8, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ dù chân răng không bị tổn thương quá nghiêm trọng.
2. Trường hợp không nên nhổ răng chết tủy
Răng được cấu tạo bởi men răng, ngà răng và tủy răng. Trong đó, tủy răng nằm sâu bên trong với chức năng chính là thụ cảm, dẫn truyền cảm giác và nuôi dưỡng ngà răng. Khi tủy răng bị loại bỏ, răng không được nuôi dưỡng sẽ đổi màu men, chất răng giòn, suy yếu và dễ tổn thương hơn bình thường.
Tuy nhiên đối với răng đã bị chết tủy, chân răng chưa bị phá nghiêm trọng, răng vẫn duy trì được những chức năng cần thiết như nhai, nghiền nát thức ăn, thẩm mỹ,… trong khoảng 10 – 15 năm. Vì vậy, nhổ răng chết tủy không được chỉ định trong những trường hợp sau đây:
- Răng chết tủy nhưng cấu trúc răng chưa bị hư hại nặng
- Tủy hoại tử nhưng chân răng vẫn bám chắc vào xương ổ răng, răng chưa mất chất sẽ được điều trị bảo tồn thay vì nhổ bỏ
Đối với răng bị chết tủy nhưng chưa hư hại nhiều, phương pháp được ưu tiên là lấy tủy răng (điều trị nội nha). Kỹ thuật này được thực hiện nhằm loại bỏ mô tủy bị hoại tử, sau đó sát khuẩn khoang tủy và trám bít bằng vật liệu nhân tạo. Loại bỏ tủy hoại tử giúp giải quyết triệt để ổ viêm nhiễm, ngăn ngừa tình trạng hôi miệng và tránh hiện tượng vi khuẩn phát triển, lây lan sang các cơ quan khác.
Các phương pháp phục hình răng chết tủy cần nhổ bỏ
Đối với răng bị chết tủy có chân răng hư hại nặng, bác sĩ sẽ xem xét nhổ bỏ để tránh gây viêm nhiễm lan rộng và hư tổn các răng lân cận. Ngoại trừ răng số 8 (răng khôn), tất cả các răng khác sau khi nhổ bỏ đều phải phục hình.
Nếu không can thiệp các phương pháp phục hình, vùng xương hàm bên dưới sẽ không nhận được các kích thích cơ học khi ăn uống. Về lâu dài, xương hàm sẽ bị tiêu dần dẫn đến teo nướu răng gây hư hại cấu trúc hàm, ảnh hưởng đến chức năng sinh lý và thẩm mỹ của toàn bộ hàm.
Đối với răng bị chết tủy cần nhổ bỏ, bạn có thể can thiệp một số phương pháp phục hình như:
- Trồng răng giả tháo lắp: Trồng răng giả tháo lắp là dụng cụ bao gồm răng và nướu nhân tạo được chế tác từ nhựa. Dụng cụ này được gắn lên toàn bộ hàm để lấp đầy khoảng trống của răng sau khi bị nhổ bỏ. Phương pháp này có ưu điểm là chi phí thấp, không xâm lấn khi thực hiện nhưng bất tiện khi ăn uống, dễ bung súc và có thể gây tiêu xương hàm do không tác động sâu đến xương ổ răng.
- Cầu răng sứ: Cầu răng sứ là phương pháp phục hình sử dụng mão sứ để phục hồi hình dáng và kích thước răng. Đối với răng đã nhổ bỏ, bác sĩ sẽ làm cầu răng sứ với 3 mão răng, hai mão ngoài cùng sẽ được gắn vào hai chiếc răng bên cạnh vị trí răng bị nhổ bỏ để làm trụ. Mão răng được gắn cố định nên không gây bung súc nhưng phương pháp này được trồng không có chân răng nên sẽ gây tiêu xương hàm sau một thời gian.
- Cấy ghép Implant: Cấy ghép Implant là phương pháp tối ưu được thực hiện sau khi phải nhổ bỏ răng. Phương pháp này sử dụng trụ Implant để thay thế cho chân răng. Sau đó, bọc mão sứ lên trên để khôi phục hình dáng và màu sắc của răng đã bị nhổ bỏ. Dù có chi phí cao nhưng cấy ghép Implant được ưa chuộng vì không gây tiêu xương hàm và tuổi thọ kéo dài như răng thật.
Trên đây là những thông tin giải đáp “Răng bị chết tủy có nên nhổ bỏ không?” và hướng dẫn một số biện pháp phục hình sau khi nhổ răng. Để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp, bạn nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa Răng hàm mặt. Hầu hết các phương pháp phục hình sau khi nhổ răng đều yêu cầu cao về tay nghề bác sĩ và máy móc, thiết bị. Vì vậy, bạn nên lựa chọn nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Lấy tủy răng khi mang thai có được không? Cần lưu ý gì?
Vì Sao Răng Lấy Tủy Bị Vỡ? Cách Chữa Trị Hiệu Quả Nhất
Khi Nào Nên Lấy Tủy Răng Là Phù Hợp Nhất?
Đặt thuốc diệt tủy răng khi mang thai có ảnh hưởng tới thai nhi?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!