“Thuốc diệt tủy răng có độc không, nuốt phải có sao không?” là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi đa số các loại thuốc có tác dụng diệt tủy răng chứa thạch tín (asen) có thể gây nhiễm độc, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Theo các chuyên gia đầu ngành, thuốc diệt tủy răng có độc không và nuốt phải có sao không còn tùy thuộc vào thành phần hoạt chất của thuốc.
Thuốc diệt tủy răng là gì?
Thuốc diệt tủy răng thuộc nhóm dược phẩm có tác dụng làm chết tủy răng trong vòng 48 giờ đồng hồ. Thuốc có thành phần chính là thạch tín (asen). Căn cứ vào bảng thành phần, thuốc được chia thành 2 loại chính là thuốc không chứa Arsenic (asen) và thuốc chứa Arsenic.
Trước đây, thuốc diệt tủy răng thường được chỉ định trước khi lấy tủy để làm giảm cảm giác đau nhức, khó chịu. Tuy nhiên, do thành phần chính trong thuốc là chất độc thạch tín nên phương pháp này ít được sử dụng hiện nay. Thay vào đó, giải pháp được bác sĩ nha khoa ưu tiên là kỹ thuật gây tê – kỹ thuật nội nha. Sau đó sử dụng trâm tay hoặc trâm máy để làm sạch khoang tủy rồi dùng vật liệu nhân tạo để trám bít lại.
Tuy được đánh giá có nguy cơ phát sinh rủi ro cao hơn so với kỹ thuật nội nha nhưng việc dùng thuốc diệt tủy răng vẫn được cân nhắc trong những trường hợp sau:
- Bị dị ứng với thuốc gây tê và thuốc gây mê
- Các trường hợp chống chỉ định tương đối với kỹ thuật nội nha như mắc những bệnh lý liên quan đến tim mạch, bệnh về máu,… thường được bác sĩ sử dụng thuốc diệt tủy răng để giảm đau nhức, ngăn ngừa viêm nhiễm. Vào thời điểm thích hợp, bác sĩ nha khoa có thể chỉ định loại bỏ tủy răng, trám bít lại khoang tủy nhằm ngăn ngừa vi khuẩn tấn công lại.
Bên cạnh đó, thuốc diệt tủy răng được chống chỉ định với các trường hợp sau:
- Người bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc
- Tủy hoại tử hoàn toàn
- Trường hợp viêm tủy răng có khả năng phục hồi, việc dùng thuốc diệt tủy răng cũng như điều trị nội nha không được chỉ định.
- Trong trường hợp răng bị hư hại ở mức độ nghiêm trọng, bác sĩ nha khoa được chỉ định nhổ răng cũng không được dùng thuốc diệt tủy răng.
Thạch tính là thành phần chính có trong thuốc diệt tủy răng cũng là hợp chất rất độc, có thể gây nhiễm độc và ung thư. Do đó, thuốc diệt tủy không được sử dụng phổ biến và chỉ định chỉ định trong những trường hợp cần thiết.
Thuốc diệt tủy răng có độc không?
Theo các chuyên gia đầu ngành, thuốc diệt tủy răng được xếp vào nhóm chất độc hạng A bởi thành phần chính là thạch tín. Do đó, rất nhiều người bệnh thắc mắc liệu “Thuốc diệt tủy răng có độc không?”. Theo đó, loại thuốc này được đánh giá có độc tính khá cao, tuy nhiên trên thực tế vẫn chưa ghi nhận những trường hợp nhiễm độc do thuốc gây ra. Nguyên do là các bác sĩ nha khoa luôn cân nhắc và kiểm soát tốt trước và khi chỉ định sử dụng thuốc.
Tuy nhiên, những trường hợp tự ý sử dụng thuốc diệt tủy răng có thể gây ra các rủi ro và biến chứng nguy hiểm, tăng nguy cơ bị ung thư. Hiện nay, những loại thuốc chứa asen thường ít được sử dụng bởi có nguy cơ cao hơn so với lợi ích mang lại. Bên cạnh đó, để hạn chế rủi ro, những loại thuốc diệt tủy răng hiện này được bào chế với thành phần chính và những hoạt chất sát trùng và tiêu viêm. Trường hợp có ý định sử dụng thuốc, người bệnh nên thông báo với bác sĩ chuyên khoa về tình trạng sức khỏe để được chỉ định những loại thuốc phù hợp, đảm bảo an toàn.
Nuốt phải thuốc diệt tủy răng có sao không?
Bên cạnh vấn đề “Thuốc diệt tủy răng có độc không?” thì việc “nuốt phải loại thuốc này có sao không?” cũng được rất nhiều người thắc mắc. Theo thông tin từ nhà sản xuất, các loại thuốc diệt tủy răng thường được điều chế dưới dạng bột nhão và sẽ được đặt vào vùng răng cần điều trị trong vòng 48 tiếng đồng hồ. Do đó, khả năng nuốt phải thuốc thường rất thấp. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn tuyệt đối, bác sĩ cũng có thể thực hiện kỹ thuật trám răng tạm thời nhằm ngăn ngừa tình trạng nuốt phải thuốc diệt tủy răng.
Tuy nhiên, trong trường hợp ngoài ý muốn nuốt phải thuốc diệt tủy răng với liều lượng đa dạng. Lúc này người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám và xử lý kịp thời, tránh phát sinh rủi ro không mong muốn. Thông thường, bác sĩ sẽ sử dụng một số loại thuốc trung hòa với chất độc để kiểm soát.
Một số biến chứng sau khi dùng thuốc diệt tủy răng
Việc sử dụng thuốc diệt tủy răng thường gây ra rất nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Nghiêm trọng hơn có thể phát sinh các biến chứng nặng nề khi thực hiện phương pháp này. Cụ thể:
- Ảnh hưởng đến tiêu hóa, hệ hô hấp: Trong thuốc diệt tủy răng có chứa những thành phần ảnh hưởng đến sức khỏe. Chính vì vậy, việc sử dụng thuốc có thể tác động tiêu cực đến hệ hô hấp, hệ tiêu hóa. Để giảm nguy cơ phát sinh tác dụng phụ không muốn, người bệnh cần dùng thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa.
- Kích ứng, dị ứng: Hầu hết các loại thuốc diệt tủy răng thường chứa những thành phần hoạt chất có dược tính mạnh, dễ gây kích ứng, dị ứng. Trong trường hợp sử dụng thuốc cảm giác mô lợi sưng đỏ, răng ê buốt, đau nhức, phù nề, ngứa ngáy khó chịu,… Người bệnh cần nhanh chóng thông báo với bác sĩ chuyên khoa để được khám và xử lý đúng cách.
Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc “Thuốc diệt tủy răng có độc không? Nuốt phải có sao không?”. Để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả điều trị, người bệnh cần chủ động đến bệnh viện để được khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, tránh phát sinh rủi ro không mong muốn.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Viêm Tủy Răng Uống Thuốc Gì Giảm Đau Nhanh, Chóng Khỏi?
Viêm tủy răng hồi phục và không hồi phục có gì khác biệt?
Lấy tủy răng có đau không? Khi nào nên diệt tủy răng?
Viêm tủy răng mãn tính là gì? Có nguy hiểm không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!