Răng bị xỉn màu đang là tình trạng xuất hiện phổ biến của khá nhiều người. Bề mặt răng bị ố vàng hoặc chuyển xám đen làm mất tính thẩm mỹ của răng gây không ít trở ngại trong giao tiếp. Ngoài ra, đây còn là dấu hiệu cho thấy các vấn đề về răng miệng cần được can thiệp kịp thời.
Răng xỉn màu là gì?
Sắc tố trắng của răng mà ta thường gặp là tính phản chiếu của ánh sáng lên men răng. Sau một thời gian dài sử dụng, bề mặt men răng mòn dần do xuất hiện các đường nứt nhỏ giữa các trụ men phá hủy kết cấu vốn có. Các chất màu trong quá trình sinh hoạt hàng ngày khi tiếp xúc với bề mặt hư tổn này sẽ thấm qua các vi nứt tại đây, làm mất đi màu sắc vốn có của răng.
Răng bị xỉn màu là hiện tượng màu men răng không còn giữ được vẻ trắng ngà tự nhiên mà ngả sang vàng, hay loang lỗ xám. Đây là hiện tượng thường thấy ở cả trẻ em và người lớn gây mất tính thẩm mỹ của răng, khiến người bị không được tự nhiên trong giao tiếp và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Nguyên nhân khiến răng bị xỉn màu
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến màu sắc vốn có của răng bị mất đi, tùy vào từng trường hợp mà tình trạng xỉn màu nhẹ hay nặng. Để có thể hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe răng miệng bản thân, bạn có thể tham khảo các nguyên nhân sau đây để biết thêm chi tiết:
1.Do chế độ ăn uống
Việc sử dụng các thực phẩm có màu sắc đậm như: cà phê, trà, nước ngọt đậm màu, rượu vang, socola,… là một trong những nguyên nhân khiến răng bị xỉn màu.
Vì răng là bộ phận đầu tiên tiếp xúc với thức ăn nên khi gặp các vấn đề về men ở bề mặt này sẽ dẫn đến tình trạng răng bị tổn thương. Cần hạn chế sử dụng những thực phẩm có nhiều phẩm màu để bảo vệ răng khỏi những ảnh hưởng do chúng mang lại.
2.Chăm sóc răng chưa đúng cách
Việc làm sạch răng thường xuyên là vấn đề thiết yếu hàng ngày. Nhưng nếu quy trình này không được thực hiện một cách chính xác sẽ để lại những mảng bám, màu thực phẩm làm xỉn màu răng. Không chỉ vậy, việc chăm sóc răng chưa đúng cách lâu dần sẽ làm mất đi độ sáng trên răng, dễ dàng dẫn đến các bệnh lý về nha khó trị như: Sâu răng, hôi miệng, viêm nướu,…
3.Hút thuốc lá
Thuốc lá là một trong những tác nhân gây ra hiện tượng xỉn màu răng thường thấy nhất. Hút thuốc lá không chỉ có nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm liên quan đến hô hấp, mạch máu,…
Mà trong thuốc lá còn chưa các chất nguy hại, khi sử dụng lâu, nhựa thuốc sẽ được hình thành và kết hợp với lớp men mỏng trên răng tạo thành lớp màng khiến răng bị ố vàng, chuyển đen.
4.Yếu tố di truyền và tuổi tác
Xỉn màu răng cũng có thể là do yếu tố di truyền gây ra, hiện tượng răng ngả vàng xuất hiện ngay từ nhỏ do lớp men răng mỏng, không đủ khoáng chất bao khắp bề mặt răng. Ngoài ra, việc răng bị ố vàng có thể sảy ở trẻ em khi bị sâu răng, sún răng,… Ở người lớn tuổi thì do tình trạng lão hóa bắt đầu, độ dày men răng mỏng đi, khiến răng loang lỗ, xỉn màu.
5.Ảnh hưởng của thuốc
Tác dụng phụ của việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh cũng là một trong những nguyên nhân làm răng bị xỉn màu. Sử dụng các loại thuốc như như acycline (Tetra), Doxycycline, Albuterol, Histamin,… Khiến răng bị nhiễm kháng sinh, nhiễm màu từ trong mô răng. Sự đổi màu này có thể xảy ra trên toàn bộ răng hoặc chỉ ở một vùng nhất định làm cho răng không đều màu.
Cách khắc phục răng bị xỉn màu hiệu quả
Để có thể lấy lại một màu răng trắng sáng bởi các tác nhân gây xỉn màu có rất nhiều phương pháp được áp dụng. Ngày nay với những nghiên cứu nha khoa và công nghệ y học hiện đại, vấn đề cải thiện màu men răng không còn quá khó khăn. Bạn có thể tham khảo những biện pháp sau để tìm cho mình cách khắc phục màu răng phù hợp:
1.Điều trị tại nhà
Điều trị tại nhà là những phương pháp trị xỉn màu răng đơn giản, tiết kiệm với các nguyên liệu sẵn có dễ tìm, giúp cải thiện nhanh các trường hợp răng xỉn màu nhẹ.
- Sử dụng muối:
Muối chứa hàm lượng khoáng chất phong phú, có tác dụng không chỉ chống sâu răng, ngăn ngừa hôi miệng mà còn làm trắng răng hiệu quả. Các hoạt chất trong muối giúp loại bỏ các mảng bám và vết ố vàng trên răng giúp răng trắng và sáng nhanh chóng.
Dùng 1/2 muỗng muối trộn với 1/2 muỗng nước cốt chanh và ngậm hỗn hợp trong vòng 2 – 3 phút. Khi ngậm, bạn nên trải đều hỗn hợp khắp răng và khoang miệng. Sử dụng biện pháp này 1 – 2 lần/ tuần để có hiệu quả tốt nhất.
- Dầu dừa:
Việc sử dụng dầu dừa để rửa miệng nhằm loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và các mảng bám thức ăn là phương pháp nha khoa độc đáo, ít được biết đến. Bạn có thể sử dụng phương pháp này để cải thiện màu răng của mình.
Ngậm từ 1 – 2 muỗng cà phê dầu dừa pha loãng, giữ dung dịch này trong khoang miệng từ 10 đến 30 phút, sau đó nhổ ra và súc miệng lại với nước. Lưu ý, sau khi sử dụng phương pháp này bạn nên uống nhiều nước.
- Baking soda:
Công dụng của baking soda trong việc làm trắng răng không còn quá xa lạ với nhiều người, đây là hợp chất được bày bán tại các nhà thuốc bất kỳ nên bạn có thể dễ dàng tìm mua.
Trộn 1 muỗng cà phê baking soda với 1/2 muỗng oxy già cho đến khi hỗn hợp chuyển sang dạng đặc sệt như kem đánh răng. Sử dụng hỗn hợp này để đánh răng, để yên trong 2 phút và rửa sạch lại bằng nước. Chú ý, chỉ sử dụng dung dịch oxy già 3% để đảm bảo an toàn.
2.Can thiệp bằng các biện pháp nha khoa
Để có thể điều trị răng bị xỉn màu một cách nhanh và hiệu quả nhất, bạn có thể tìm đến các biện pháp nha khoa để lấy lại một hàm răng trắng sáng đầy tự tin.
- Tẩy trắng răng:
Tẩy trắng răng là phương pháp dùng các chất oxy hóa và năng lượng ánh sáng để tạo ra phản ứng làm cắt đứt các phân tử màu trong răng, cải thiện tình trạng ố màu một cách hiệu quả. Hiện nay phổ biến là đeo máng tẩy trắng răng và tẩy trắng răng trực tiếp tại cơ sở nha khoa. Tùy vào nhu cầu và tình trạng màu răng mà bạn có thể lựa chọn phương pháp thuận tiện nhất.
- Bọc răng sứ:
Trong trường hợp răng bị xỉn màu nặng, nhiễm kháng sinh không thể can thiệp bằng phương pháp tẩy trắng thì bọc răng sứ là phương pháp tốt nhất làm trắng răng. Khi bọc răng, lớp men răng bên ngoài sẽ được mài mỏng rồi bọc một lớp mão sứ được thiết kế cho dấu hàm của từng người.
Sử dụng phương pháp này bạn vẫn có thể yên tâm về độ chắc chắn vì mão sứ có độ bền rất cao, mọi hoạt động ăn uống vẫn diễn ra thoải mái không gây tổn thương lên răng thật.
- Dán sứ veneer:
Không như bọc răng sứ, dán sứ veneer là phương pháp dán một lớp răng sứ mỏng trên mặt trước của răng và hạn chế việc mài răng gốc. Nếu chỉ có nhu cầu cải thiện màu trên bề mặt răng thì phương pháp này là cách làm tối ưu nhất. không chỉ vậy, đây còn là biện pháp điều chỉnh hình dáng của các răng sứt mẻ, tạo răng thẩm mỹ được ưa chuộng.
Răng bị xỉn màu là do tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau trong sinh hoạt. Khi có những dấu hiệu bất thường về răng, không nên quá chủ quan lơ là việc thăm khám và điều trị. Vì trong một số trường hợp, nếu để lâu sẽ gây hại đến sức khỏe răng miệng và có nguy cơ dẫn đến các bệnh lý nha khoa khác. Bạn cần liên hệ ngay đến các cơ sở y tế chuyên khoa để biết rõ hơn về tình trạng của bản thân và nhận được những tư vấn chăm sóc tốt nhất.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
3 Cách làm trắng răng bằng vỏ chuối cực đơn giản
Tẩy trắng răng bị ê buốt có sao không? Bao lâu hết?
Tẩy trắng răng có làm răng yếu đi không? Có hại gì không?
Mẹo làm trắng răng bằng chanh và muối đơn giản hiệu quả
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!