Răng sâu chảy máu là thuật ngữ chỉ tình trạng răng bị viêm nhiễm ở mức nghiêm trọng, kèm theo các biểu hiện đau nhức, ê buốt, ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như ăn uống hàng ngày. Tình trạng răng sâu gây chảy máu nếu không được thăm khám và điều trị sớm có thể phát sinh các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như thể trạng.
Răng sâu chảy máu là gì? Có nguy hiểm không?
Răng sâu là vấn đề nha khoa phổ biến ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Nguyên nhân khởi phát chủ yếu là do sự xâm nhập của của vi khuẩn, lâu dần sẽ gây viêm nhiễm và gây ra quá trình hủy khoáng tại những mô cứng của răng. Theo thời gian, bề mặt răng sẽ xuất hiện những lỗ sâu có màu đen hoặc màu nâu gây đau nhức, ê buốt, khó chịu, đặc biệt là khi ăn uống.
Tình trạng răng sâu chảy máu là một trong những biến chứng nghiêm trọng khi các lỗ sâu răng tiến triển nặng. Bởi lúc này, vi khuẩn viêm nhiễm có thể tấn công và phá vỡ cấu trúc răng và lan rộng đến tủy, gây viêm nhiễm mạch máu và các dây thần kinh. Răng sâu gây chảy máu có thể đi kèm với triệu chứng đau nhức dữ dội, ê buốt khó chịu.
Tại vùng răng bị sâu gây chảy máu thường rất dễ bị tác động bởi hoạt động nhai, những thức ăn có kết cấu cứng. Dưới sức ép của răng có thể khiến thức ăn thừa lọt vào lỗ sâu răng và tăng chèn ép. Những trường hợp răng sâu lan rộng đến tủy có thể dễ dàng phá hủy những mạch máu, dây thần kinh dưới răng thông qua các hoạt động nhẹ.
Tình trạng răng sâu chảy máu có thể phát sinh các biến chứng nguy hiểm nếu không được thăm khám và điều trị đúng cách. Cụ thể:
- Nhiễm trùng máu: Nhiễm trùng máu do răng sâu gây ra được xem là một trong những biến chứng nguy hiểm. Bởi lúc này, người bệnh cần cắt bỏ phần mô nướu và răng bị bệnh. Ngoài ra, với những trường hợp tình trạng viêm nhiễm lan rộng sang những cơ quan khác sẽ gây khó khăn trong quá trình điều trị. Nghiêm trọng hơn người bệnh có thể tử vong nếu lượng máu bị nhiễm trùng không được loại bỏ hoàn toàn.
- Cơ thể suy nhược: Những trường hợp bị chảy máu do răng sâu gây ra, thường có phần nướu và phần lợi nhạy cảm hơn. Do đó, hoạt động ăn uống, nhai đều gây ra những cơn đau nhức, ê buốt khó chịu. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình ăn uống. Lâu dần sẽ khiến cơ thể thiếu dưỡng chất, sụt cân, suy nhược.
Răng sâu chảy máu là do đâu?
Răng sâu nếu không được tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời có thể tiến triển nghiêm trọng, gây đau nhức, viêm nhiễm lan rộng đến vùng tủy răng, mô nướu và xuất hiện tình trạng chảy máu răng. Đây được xem là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm đối với sức khỏe răng miệng cũng như thể trạng của người bệnh.
Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến chảy máu ở răng sâu:
- Răng sâu lan rộng sang những những khu vực xung quanh khiến vùng mô nướu, tủy răng bị tác động và tổn thương. Do đó, hiện tượng chảy máu thường xuất hiện do ăn uống, chải răng,…
- Vi khuẩn gây bệnh sâu răng khi lan rộng đến tủy răng có thể gây viêm tủy răng, hư hỏng tủy, chết tủy,…. gây chảy máu và có thể hình thành ổ áp xe.
- Răng sâu ăn sâu xuống vùng nền hàm tạo thành những ổ áp xe rất dễ bung và dẫn đến chảy máu kéo dài.
Các biểu hiện răng sâu chảy máu
Trên thực tế, tình trạng răng sâu chảy máu có nhiều mức độ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân khởi phát, tình trạng viêm nhiễm của người bệnh. Cụ thể:
Chảy máu ít và ngưng ngay sau đó
Với những trường hợp sâu răng ở mức độ nhẹ, viêm nhiễm chưa lan rộng nghiêm trọng đến mô nướu và tủy răng. Hiện tượng chảy máu có thể thuyên giảm sau 10 – 15 phút. Người bệnh có thể ngậm chặt bông gòn ở vị trí răng sâu bị chảy máu. Đồng thời hạn chế tác động mạnh đến vùng răng bị tổn thương, nhai mạnh hoặc dùng những thức ăn có độ cứng.
Chảy máu liên tục
Tình trạng chảy máu liên tục do sâu răng gây ra có thể phá hủy cấu trúc răng. Lúc này, tủy răng bị viêm sẽ có xu hướng kích ứng với những cơn đau nhức từ tủy. Máu chảy liên tục không thể cầm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể của người bệnh. Do đó, khi nhận thấy triệu chứng này, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và xử lý nhanh chóng.
Cách chữa trị răng sâu chảy máu hiệu quả
Tình trạng răng sâu chảy máu nếu không được điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ mất răng rất cao. Trong trường hợp này, những biện pháp khắc phục kịp thời gần như không có khả năng ngăn chặn máu chảy. Lúc này, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được khám và đưa ra phương án điều trị tốt nhất.
Trước tiên, bác sĩ nha khoa sẽ làm sạch và vệ sinh răng miệng. Kế đến loại bỏ những mảng bám trên ngăn nhằm ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng. Dựa vào mức độ tổn thương, nguyên nhân khởi phát, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị bảo tồn hoặc không bảo tồn răng bị sâu. Cụ thể:
Viêm tủy có thể điều trị
Với những trường hợp răng sâu bị chảy máu, tình trạng viêm nhiễm chưa tấn công sâu vào tủy răng và chưa làm chết tủy. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị nội nha, làm sạch khoang tủy và tiến hành ham trám răng bị sâu. Trong trường hợp này, phương pháp điều triệu bảo tồn thường được ưu tiên. Để làm tăng tuổi thọ của răng cũng như đảm bảo chức năng nhai, bác sĩ nha khoa có thể tư vấn bạn bọc răng sứ.
Viêm tủy không thể bảo tồn răng
Những trường hợp tổn thương do sâu răng gây ra ở mức độ nghiêm trọng, không thể đáp ứng phương pháp điều trị bảo tồn. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành nhổ bỏ răng. Phương pháp này nhằm ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm lan rộng sang những cơ quan xung quanh, ảnh hưởng đến chức năng răng miệng. Sau khi nhổ răng, bạn sẽ được tư vấn phương pháp cấy ghép implant, phục hồi răng nhằm đảm bảo chức năng ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ.
Biện pháp ngăn ngừa răng sâu chảy máu
Sâu răng là một trong những vấn đề nha khoa thường gặp và hầu như không đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, tình trạng răng sâu ra máu là biến chứng nặng nề của bệnh lý, nếu không được điều trị kịp thời có thể phát sinh các biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh tuân thủ biện pháp y tế theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, bạn cần chủ động trong việc áp dụng các phương pháp phòng ngừa tái phát. Cụ thể:
- Chải răng mỗi ngày từ 2 – 3 lần nhằm ngăn ngừa hình thành mảng bám dư thừa và vôi răng. Trong quá trình chải răng, bạn nên chú ý thao tác nhẹ nhàng, chải đầy đủ các mặt răng trong 3 phút nhằm làm sạch thức ăn hoàn toàn. Ngoài ra, cần chủ động thay bàn chải định kỳ 3 tháng/ lần.
- Thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/ lần nhằm phát hiện sớm những bệnh nha khoa tiềm ẩn. Bên cạnh thăm khám, bạn nên làm sạch vôi răng để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển quá mức gây viêm nhiễm.
- Dùng nước súc miệng sát khuẩn sau khi chải răng giúp làm sạch vi khuẩn trong khoang miệng hoàn toàn.
- Bạn nên sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn thừa ở kẽ răng. Bởi mảng bám, thức ăn ở những vị trí này thường không được loại bỏ hoàn toàn khi súc miệng với nước thông thường.
- Tránh dùng răng nhai hoặc cắn những vật cứng. Ngoài ra, người bệnh cần chú ý sinh hoạt hàng ngày, tránh gây tổn thương răng vì có thể gây chảy máu và viêm nhiễm tái phát.
- Không tiêu thụ thức ăn, nước uống quá lạnh hoặc quá nóng, đồng thời nên giảm bớt lượng đường trong chế độ ăn hàng ngày. Thói quen tiêu thụ quá nhiều là một trong những yếu tố thuận lợi tăng nguy cơ bị sâu răng, từ đó gây viêm tủy răng và những bệnh lý nha khoa liên quan khác.
- Thay đổi những thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng như sử dụng bia rượu, hút thuốc lá, thở bằng miệng, nghiến răng,… Trường hợp mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh cần tiến hành điều trị sớm nhằm hạn chế tình trạng bào mòn men răng, tăng nguy cơ bị sâu răng và chảy máu răng.
- Nên bổ sung fluor qua nước uống, muối ăn hoặc những sản phẩm chăm sóc răng miệng. Bởi Fluor có khả năng tăng cường men răng, đồng thời ngăn chặn tác động của vi khuẩn có hại.
- Sử dụng những loại thực phẩm chứa hàm lượng canxi dồi dào, khoáng chất tốt cho răng như tôm, cua, nghêu, cá, phô mai, sữa bò, đậu, sữa chua, nấm,…
Răng sâu chảy máu là một trong những biểu hiện đặc biệt nghiêm trọng của bệnh lý. Triệu chứng nếu không được thăm khám và xử lý kịp thời có thể gây chảy máu liên tục, ảnh hưởng đến sức khỏe, cơ thể suy yếu, tăng nguy cơ nhiễm trùng máu,… Do đó, khi nhận thấy dấu hiệu, người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Sâu Ngà Răng: Dấu Hiệu, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa
Xịt Chống Sâu Răng Nhật Bản Hamikea Có tốt không? Có nên dùng?
Răng sâu bị lung lay có nên nhổ không?
Sâu Răng Gây Hôi Miệng: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!