Một trong những cách giảm đau răng nhanh chóng được bác sĩ chỉ định đó là dùng thuốc Tây y. Các loại thuốc này thường có chứa thành phần giúp loại bỏ cảm giác khó chịu, tiêu diệt vi khuẩn gây hại, trong đó phổ biến nhất hiện nay là Dorogyne. Thực tế thuốc đau răng Dorogyne có tác dụng gì, cách dùng như thế nào và giá bán bao nhiêu? Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu những thông tin chi tiết được đề cập ở nội dung bài viết dưới đây.
Một số thông tin về thuốc đau răng Dorogyne
Dorogyne được biết đến là thuốc kháng sinh được nghiên cứu, sản xuất bởi Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Y tế Domesco. Dược phẩm này hiện được bác sĩ chỉ định cho những trường hợp bị đau răng, bệnh lý răng miệng, nhiễm trùng hoặc ngăn ngừa nhiễm trùng trước, trong, sau khi phẫu thuật. Thuốc đau răng Dorogyne hiện nay khá phổ biến trên thị trường bởi hiệu quả nhanh chóng, lâu dài và độ an toàn cao.
Dorogyne được bào chế dưới dạng viên nén với nhiều quy cách đóng gói khác nhau như:
- Hộp 10 vỉ (nhôm – nhôm), mỗi vỉ 10 viên.
- Hộp 2 vỉ (nhôm – PVC), mỗi vỉ 10 viên.
- Hộp 2 vỉ (nhôm – nhôm), mỗi vỉ 10 viên.
- Hộp 1 vỉ (nhôm – nhôm), 10 viên/vỉ.
Thành phần
Công ty Domesco đã nghiên cứu và kết hợp 2 loại kháng sinh Spiramycin và Metronidazol để tạo ra thuốc đau răng Dorogyne. Cụ thể thành phần có trong dược phẩm này đó là:
- Spiramycin: Đây là loại kháng sinh thuốc nhóm Macrolid, có thể liên kết với tiểu đơn vị 50S ribosome của vi khuẩn, từ đó ức chế quá trình chuyển vị của chúng. Nhờ vậy, thuốc có khả năng ngăn chặn sự phát triển, tấn công của một số tế bào vi khuẩn gây hại trong cơ thể.
- Metronidazol: Là hoạt chất kháng sinh thuộc nhóm Nitro-5-imidazol, có khả năng tương tác với DNA để phá vỡ cấu trúc DNA xoắn. Metronidazol hoạt động theo cơ chế ức chế quá trình tổng hợp protein, tiêu diệt tế bào vi khuẩn gram âm, gram dương, vi khuẩn kỵ khí.
- Tá dược khác vừa đủ: Trong thuốc Dorogyne có chứa một số tá dược khác vừa đủ như Magnesi, Starch 1500, Povidon, Avicel, Aerosil, Titan Dioxyd, Natri Croscarmellose,…
Công dụng
Theo thông tin từ nhà sản xuất, thuốc Dorogyne hoạt động theo cơ chế ngăn chặn sự phát triển, sinh sôi của vi khuẩn, ký sinh trùng gây hại, từ đó mang đến những công dụng như:
- Thuốc Dorogyne có thể điều trị tình trạng nhiễm trùng răng miệng ở mức độ cấp tính, mãn tính, cải thiện tình trạng viêm nướu, viêm nha chu, áp xe răng, sâu răng, viêm quanh thân răng, viêm mô tế bào quanh xương hàm.
- Dược phẩm này có thể phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn ở khoang miệng trong và sau khi phẫu thuật.
- Đẩy lùi cảm giác đau nhức răng do sâu răng, mọc răng khôn lệch, bệnh lý răng miệng.
Hướng dẫn sử dụng
Thuốc Dorogyne cũng là một loại thuốc tân dược, cho hiệu quả nhanh chóng nhưng có thể gây hại cho sức khỏe nếu dùng không đúng cách. Do vậy các chuyên gia khuyến cáo người bệnh cần tuân thủ đúng hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa khi sử dụng Dorogyne.
Cách dùng:
- Trẻ từ 6 – 9 tuổi uống mỗi ngày 2 viên, chia thành 2 lần dùng.
- Trẻ từ 10 – 15 tuổi uống mỗi ngày 3 viên, chia thành 3 lần dùng.
- Người lớn uống mỗi lần 4 – 6 viên, chia thành 2 – 3 lần dùng, nếu bệnh nghiêm trọng bác sĩ có thể chỉ định dùng tối đa 8 viên/ngày.
- Sử dụng Dorogyne bằng cách nuốt trực tiếp cùng nước ấm trong các bữa ăn, không được nhai, nghiền nát hoặc uống với nước ngọt, rượu, bia.
Đối tượng sử dụng:
- Người bị đau răng.
- Trường hợp bị nhiễm trùng răng miệng cấp hoặc mãn tính.
- Đang mắc các bệnh lý răng miệng liên quan đến nhiễm khuẩn, nhiễm trùng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, áp xe răng, viêm mô tế bào quanh xương hàm, viêm miệng,…
Chống chỉ định:
- Trường hợp mẫn cảm, dị ứng với bất kỳ thành phần hoạt chất nào trong Dorogyne.
- Trẻ nhỏ dưới 6 tuổi.
- Phụ nữ có thai.
- Người đang cho con bú.
Thuốc Dorogyne giá bao nhiêu trên thị trường hiện nay?
Dorogyne là thuốc đau răng khá phổ biến trên thị trường hiện nay, do đó nếu được bác sĩ chỉ định sử dụng, bạn hoàn toàn có thể tìm mua ở các nhà thuốc lớn nhỏ trên toàn quốc, nhà phân phối dược phẩm chính hãng online hoặc offline, sàn thương mại điện tử. Chú ý lựa chọn các cơ sở uy tín, có giấy phép hoạt động kinh doanh theo Bộ Y tế để đảm bảo mua thuốc chất lượng, tránh dùng nhầm hàng giả, hàng nhái.
Thuốc đau răng Dorogyne được bán với giá khoảng 20.000 – 30.000 đồng/hộp. Giá thuốc Dorogyne sẽ thay đổi tùy từng đơn vị bán, thời điểm mua hàng, tuy nhiên mức độ chênh lệch không quá nhiều. Nếu phát hiện trường hợp bán với giá quá cao hoặc quá thấp, bạn nên thận trọng.
Lưu ý khi dùng thuốc Dorogyne
Khi dùng thuốc Dorogyne, để đạt được kết quả cao nhất cũng như tránh gặp tác dụng phụ không mong muốn, bạn cần đặc biệt chú ý đến những vấn đề sau:
- Sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng, không được tự ý thêm, bớt liều dùng vì điều này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ.
- Những trường hợp mắc bệnh viêm loét dạ dày, viêm ruột kết mạn, viêm ruột hồi, bệnh liên quan đến thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên, cần thông báo cho bác sĩ và thận trọng khi dùng thuốc.
- Trong quá trình dùng thuốc Dorogyne, nếu thấy hiện tượng chóng mặt, lú lẫn, mất khả năng điều hòa vận động cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để được xử lý.
- Không được sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích, trước, trong khi sử dụng thuốc.
- Bảo quản Dorogyne ở nơi khô thoáng, sạch sẽ, nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ánh nắng mặt trời và tầm với của trẻ nhỏ.
- Để nâng cao hiệu quả điều trị, người bệnh cần chú ý đến vấn đề ăn uống, hạn chế thực phẩm quá dai, cứng, quá nóng hoặc quá lạnh, ưu tiên đồ ăn dạng mềm, lỏng để giảm áp lực lên răng.
Câu hỏi thường gặp
Dưới đây là một số thắc mắc liên quan đến thuốc đau răng Dorogyne cho những ai đang quan tâm:
Kháng sinh răng Dorogyne có tác dụng phụ không?
Trong quá trình dùng thuốc Dorogyne, một số trường hợp không tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc tự ý tăng giảm liều lượng có khả năng cao gặp một số tác dụng phụ như:
- Nổi mề đay gây ngứa ngáy, khó chịu toàn thân.
- Rối loạn tiêu hóa mức độ nhẹ dẫn đến buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau thượng vị, chán ăn.
- Bất thường ở hệ thần kinh với các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, lú lẫn, co giật.
- Giảm bạch cầu.
- Viêm tụy.
- Bệnh thần kinh ngoại biên.
- Nước tiểu chuyển thành màu nâu đỏ do hình thành sắc tố trong quá trình thuốc chuyển hóa.
Dorogyne tương tác với loại thuốc nào?
Nhà sản xuất cho biết, thuốc Dorogyne có thể tương tác, làm thay đổi hoạt động, tác dụng của một số loại thuốc khác, đồng thời tăng khả năng gặp tác dụng phụ. Bởi vậy bạn cần thận trọng với một số dược phẩm khi dùng Dorogyne đó là:
- Thuốc tránh thai: Thành phần Spiramycin trong Dorogyne có thể tương tác với hoạt chất của thuốc tránh thai và làm giảm tác dụng của dược phẩm này.
- Thuốc chứa hoạt chất Metronidazol: Nếu dùng cùng thuốc đau răng cũng tăng nguy cơ bị loại thần, lú lẫn, ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
- Thuốc chống đông máu: Khi kết hợp hai loại thuốc với nhau cũng làm giảm công dụng chống đông máu của Warfarin.
- Thuốc giãn cơ: Dùng chung Dorogyne và thuốc giãn cơ khiến thuốc không đạt được hiệu quả như ban đầu.
- 5 – Fluorouracil: Nếu bệnh nhân sử dụng thuốc Dorogyne và dược phẩm này sẽ giảm làm độ thanh thải của 5 – Fluorouracil.
- Busulfan: Tăng độc tính và khả năng gặp tác dụng phụ không mong muốn nếu Dorogyne và Busulfan được kết hợp.
Xử lý khi dùng quá liều như thế nào?
Thực tế có không ít trường hợp không cẩn thận dẫn đến dùng Dorogyne quá liều. Lúc này người bệnh có thể gặp các triệu chứng như buồn nôn, nôn, mất điều hòa, co giật, viêm dây thần kinh ngoại biên. Nếu rơi vào trường hợp này, bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ kiểm tra, tìm cách xử lý ngay, tránh để xảy ra những nguy hại cho sức khỏe tổng thể.
Thuốc đau răng Dorogyne là dược phẩm được bác sĩ kê đơn, sử dụng rất nhiều hiện nay cho những trường hợp gặp vấn đề răng miệng. Theo ý kiến người dùng, thuốc cho hiệu quả cao và nhanh chóng. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn tuyệt đối, bạn cần tìm hiểu thông tin chi tiết về Dorogyne, sử dụng đúng liều lượng được chỉ định. Bên cạnh đó cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng, vệ sinh tại nhà để chăm sóc răng miệng tốt nhất, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh lý.
Bài viết liên quan
Bị đau răng sưng má có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?
Bị đau răng uống thuốc giảm đau nhưng không đỡ phải làm sao?
Bị đau răng kéo lên tai có nguy hiểm không?
Bị đau răng sau khi bọc răng sứ: Nguyên nhân và cách khắc phục
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!