Răng bị đau nhức khi ăn đồ ngọt: Nguyên nhân và cách xử lý

Răng bị đau nhức khi ăn đồ ngọt thường xảy ra do dùng món ăn, đồ uống ngọt có kết cấu cứng, đặc dẻo, dai hoặc đồ quá nóng, quá lạnh. Ngoài ra, tình trạng này còn có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về răng và lợi. 

Răng bị đau nhức khi ăn đồ ngọt
Răng bị đau nhức khi ăn đồ ngọt là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề nha khoa

Nguyên nhân khiến răng bị đau nhức khi ăn đồ ngọt

Đồ ngọt là món ăn ưa thích không chỉ riêng với trẻ nhỏ. Các loại thực phẩm, đồ uống có vị ngọt kích thích não bộ tiết ra hormone endorphin giúp cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng và mệt mỏi đáng kể. Chính vì vậy, đồ ngọt là món ăn không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng.

Tuy nhiên, một số người có thể gặp phải tình trạng đau nhức răng khi ăn đồ ngọt. Tình trạng này cản trở việc thưởng thức các loại thức uống và món ăn yêu thích. Ngoài ra, đây cũng là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề răng miệng. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân để áp dụng các biện pháp khắc phục hiệu quả và kịp thời.

Dưới đây là một số nguyên nhân có thể khiến răng bị đau nhức khi ăn đồ ngọt:

Nhổ răng khôn có thể đau tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Dưới đây là một số điều bạn cần biết: Vị trí mọc: Răng khôn mọc ở vị trí nào có thể ảnh hưởng đến cảm giác đau khi nhổ [1]. Tiểu phẫu răng khôn: Nếu cần tiểu phẫu, có thể có đau nhưng thường được kiểm soát bằng thuốc giảm đau [2]. Thời gian hồi phục: Cảm giác đau thường giảm sau 2-3 ngày, và vết thương sẽ lành sau 1-2 tuần [3]. Trong một số trường hợp, nhổ răng khôn gây đau nhiều cần liên hệ ngay với bác sĩ nha khoa của bạn để biết thông tin và cách hỗ trợ chính xác nhất [4].

1. Mòn men răng (răng bị ê buốt)

Men răng là một trong những cơ quan chính của răng bên cạnh ngà răng và tủy răng. Men răng là lớp ngoài cùng với kết cấu cứng chắc nhờ vào hàm lượng khoáng chất cao. Lớp men giúp răng có màu trắng sáng và bảo vệ răng khỏi tác động vật lý, sự tấn công của vi khuẩn, độc tố,…

Men răng sẽ bị hòa tan mỗi ngày do tác động của vi khuẩn Streptococcus mutans trong khoang miệng. Tuy nhiên nếu vệ sinh răng miệng và ăn uống đúng cách, quá trình tái khoáng sẽ diễn ra nhanh chóng tốc độ hủy khoáng giúp men răng giữ được độ chắc khỏe.

Thói quen chải răng mạnh, dùng nhiều đồ uống chứa cồn, axit, nghiến răng khi ngủ,… có thể gây ra hiện tượng mòn men răng. Lớp men bị mài mòn khiến ngà răng nhạy cảm với nhiệt độ nóng, lạnh, thức ăn có vị chua và ngọt. Vì vậy, tình trạng răng bị đau nhức khi ăn đồ ngọt có thể xảy ra do hiện tượng này.

2. Răng sứt mẻ, nứt

Răng sứt mẻ, nứt cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức khi ăn đồ ngọt. Khi răng bị nứt và sứt mẻ, men răng sẽ xuất hiện kẽ hở khiến cho phần ngà răng bị lộ ra bên ngoài. Tương tự như mòn men răng, tình trạng này cũng khiến răng nhạy cảm hơn với vị ngọt, chua, nhiệt độ nóng và lạnh trong các món ăn, thức uống.

đau răng khi ăn đồ ngọt
Răng sứt, mẻ có thể khiến ngà răng nhạy cảm quá mức với đồ ngọt, chua, món ăn nóng và lạnh

Ngoài ra, răng bị nứt và sứt mẻ còn phá vỡ cấu trúc chắc chắn của răng. Qua đó tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập vào bên trong gây ra hàng loạt các bệnh lý nha khoa như sâu răng, viêm tủy răng, áp xe quanh chân răng có ổ,…

3. Do ảnh hưởng của bệnh sâu răng

Sâu răng cũng là một trong những bệnh lý có thể gây đau nhức răng khi ăn đồ ngọt. Đây là vấn đề nha khoa phổ biến, xảy ra ở cả trẻ em và người trưởng thành. Sâu răng là tình trạng men răng, ngà răng bị mất các mô cứng do hiện tượng hủy khoáng. Hiện tượng này thường bắt nguồn từ Streptococcus mutans và các loại vi khuẩn thường trú khác trong khoang miệng.

Sâu răng trong giai đoạn đầu (sâu men) ít khi gây đau nhức hay ê buốt. Tuy nhiên theo thời gian, lỗ sâu sẽ tiến triển vào ngà răng khiến răng đau nhức trong quá trình ăn uống, đặc biệt là khi dùng thức ăn chua, ngọt, món ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Nếu xảy ra do sâu răng, bạn có thể nhận thấy răng xuất hiện các lỗ sâu lởm chởm có màu nâu, đen.

4. Các bệnh về lợi

Ngoài các bệnh lý về răng, tình trạng răng đau nhức khi ăn đồ ngọt cũng có thể xảy ra do một số bệnh lý về lợi như viêm lợi, viêm lợi loét hoại tử cấp, viêm nha chu, áp xe nướu răng, viêm quanh chân răng,…

Lợi là tổ chức bao xung quanh răng có tác dụng bảo vệ chân răng và cố định răng trên cung hàm. Khi mắc các bệnh lý về lợi, răng trở nên lỏng lẻo và dễ đau nhức khi ăn uống. Ngoài ra, các bệnh lý này kéo dài có thể gây ra tình trạng tụt lợi hở chân răng. Khác với thân răng, chân răng không được men răng bao phủ nên dễ ê buốt, đau nhức khi dùng đồ ăn ngọt, chua,…

5. Dùng đồ ngọt có kết cấu cứng hoặc quá nóng/ lạnh

Tình trạng răng bị đau nhức khi ăn đồ ngọt còn có thể xảy ra do dùng các món ăn, thức uống ngọt có kết cấu cứng, đặc dẻo (hoa quả sấy, mạch nha, kẹo cứng, kẹo dẻo,…) hoặc đồ lạnh, nóng (sinh tố, nước ép, nước ngọt, ca cao nóng, kem). Các yếu tố vật lý như áp lực, nhiệt độ đều có thể kích thích tình trạng ê buốt và đau nhức răng bùng phát.

Ăn đồ ngọt bị nhức răng
Ăn đồ ngọt bị nhức răng có thể xảy ra do dùng đồ ngọt có nhiệt độ quá lạnh như kem, sinh tố, nước ép,…

Cách xử lý răng bị đau nhức khi ăn đồ ngọt

Răng bị đau nhức khi ăn đồ ngọt ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ăn uống và sinh hoạt. Ngoài ra, đây cũng là dấu hiệu cho thấy răng và mô nướu đang gặp phải một số vấn đề. Do đó, cần chủ động thực hiện các biện pháp chăm sóc và điều trị để bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Để cải thiện tình trạng răng bị đau nhức khi ăn đồ ngọt, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

1. Lựa chọn đồ ngọt phù hợp

Nếu yêu thích đồ ngọt, bạn có thể thêm một số loại thức uống và món ăn có vị ngọt vào chế độ ăn hằng ngày. Tuy nhiên, cần giới hạn lượng đường dung nạp để phòng ngừa tiểu đường và một số bệnh lý nội khoa. Bên cạnh đó, nên lựa chọn đồ ngọt phù hợp để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng.

Ăn đồ ngọt bị nhức răng
Nên dùng đồ ngọt có kết cấu mềm để giảm áp lực lên răng và hạn chế tình trạng đau nhức

Cách lựa chọn đồ ngọt để bảo vệ sức khỏe răng miệng:

  • Không dùng các đồ ngọt có kết cấu cứng, dai như mạch nha, trái cây sấy, mứt khô giòn, kẹo cứng, bánh mì sấy giòn,… Các món ăn này đều làm tăng áp lực lên răng khi ăn nhai khiến men răng bị mài mòn, răng bị tổn thương và đau nhức.
  • Nên lựa chọn đồ ngọt mềm, lỏng và không làm tăng áp lực lên răng như bánh bông lan, bánh quy mềm, kẹo mềm, các loại mứt, siro lỏng,… Ngoài ra, bạn nên lựa chọn đồ ngọt sử dụng đường tự nhiên (mật ong, mật dừa, cỏ ngọt) thay vì các loại đường hóa học.
  • Hạn chế dùng đồ ngọt quá lạnh hoặc quá nóng như kem, ca cao nóng, sinh tố, nước ép lạnh. Nhiệt độ quá nóng và quá lạnh đều làm tăng độ nhạy cảm của răng. Để bảo vệ sức khỏe răng miệng, bạn nên dùng đồ ngọt có nhiệt độ vừa phải và giảm lượng đá khi chế biến sinh tố. Khi dùng các đồ uống lạnh, có thể dùng ống hút để tránh thức uống tiếp xúc với bề mặt răng.

2. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Chế độ ăn nhiều đường sẽ làm tăng mảng bám và hình thành nhiều cao răng. Sự tích tụ của cao tăng chính là điều kiện lý tưởng để hại khuẩn phát triển và gây ra hàng loạt các bệnh lý nha khoa. Do đó, bạn cần phải thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh răng miệng.

Ngoài ra, vệ sinh răng miệng đúng cách còn giúp bảo vệ răng, nướu và hỗ trợ cải thiện – phòng ngừa các vấn đề như sâu răng, viêm nướu răng, viêm nha chu, răng bị ê buốt,…

Ăn đồ ngọt bị nhức răng
Vệ sinh răng miệng đúng cách có thể giảm phần nào tình trạng răng bị đau nhức khi ăn đồ ngọt

Cách vệ sinh răng miệng giúp cải thiện tình trạng đau nhức răng khi ăn đồ ngọt:

  • Sau khi dùng đồ ngọt, nên súc miệng và dùng chỉ nha khoa để ngăn ngừa hình thành mảng bám. Nếu chưa thể đánh răng, bạn có thể nhai kẹo cao su không đường để kích thích khoang miệng tiết nước bọt. Nước bọt giúp làm sạch mảng bám một cách tự nhiên và kiểm soát sự phát triển quá mức của vi khuẩn.
  • Chải răng 2 – 3 lần/ ngày sau các bữa ăn chính và trước khi đi ngủ. Để đảm bảo hiệu quả làm sạch, cần chải răng đúng cách trong vòng khoảng 3 phút.
  • Dùng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn dính vào các kẽ. Khác với chải răng, bạn có thể sử dụng chỉ nha khoa nhiều lần trong ngày, đặc biệt là sau các bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ.
  • Súc miệng với nước muối pha loãng hoặc các sản phẩm súc miệng chuyên dụng. Thói quen súc miệng sẽ giúp làm sạch hoàn toàn mảng bám và ức chế sự phát triển quá mức của hại khuẩn.
  • Nên thay bàn chải định kỳ 2 – 3 tháng/ lần hoặc có thể thay vào bất cứ khi nào lông chải bị sờn và giảm khả năng làm sạch.

3. Điều trị dứt điểm các vấn đề nha khoa

Răng bị đau nhức khi ăn đồ ngọt là dấu hiệu của nhiều vấn đề nha khoa. Vì vậy ngoài những mẹo trên, bạn nên tiến hành thăm khám để được chẩn đoán bệnh lý gặp phải và can thiệp các phương pháp điều trị kịp thời.

Ăn đồ ngọt bị nhức răng
Điều trị dứt điểm các bệnh nha khoa là cách kiểm soát tình trạng răng đau nhức khi ăn đồ ngọt triệt để

Tùy theo từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp điều trị sau:

  • Sử dụng máng chống nghiến răng: Tình trạng răng bị đau nhức khi ăn đồ ngọt có thể xảy ra do mòn men răng. Ngoài chế độ ăn uống, mòn men răng còn có thể bắt nguồn từ thói quen nghiến răng khi ngủ. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định dùng máng chống nghiến để bảo vệ lớp men và giảm áp lực khi nghiến răng.
  • Bổ sung fluor: Fluor là khoáng chất cần thiết cho quá trình tái khoáng men răng, bù lấp những lỗ sâu li ti và cải thiện sức khỏe của mô nướu. Trong trường hợp sâu răng nhẹ và mòn men răng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng gel bôi, nước súc miệng và kem đánh răng chứa fluor. Nếu thiếu hụt fluor nhiều, bác sĩ có thể thoa một lớp gel chứa fluor nồng độ cao để tăng độ chắc khỏe của men răng.
  • Trám răng: Trám răng thường được chỉ định trong trường hợp sâu răng, mòn cổ chân răng, răng sứt mẻ và nứt. Biện pháp này giúp làm lành cấu trúc răng và giảm độ nhạy cảm của ngà răng với thức ăn, nhiệt độ. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định trám dự phòng kẽ răng, mặt nhai để phòng ngừa sâu răng.
  • Cạo vôi răng: Cạo vôi răng là phương pháp làm sạch răng chuyên nghiệp bằng cách sử dụng dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ cao răng tích tụ ở chân răng. Phương pháp này có thể cải thiện phần nào tình trạng sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,… Để phòng ngừa các bệnh nha khoa, bạn cũng nên cạo vôi răng định kỳ 1 – 2 lần/ năm.
  • Các phương pháp khác: Tùy theo bệnh lý nha khoa mà bạn gặp phải, bác sĩ cũng có thể xem xét một số phương pháp điều trị khác như nạo túi nha chu, sử dụng thuốc, cố định răng, bọc răng sứ, lấy tủy răng (điều trị nội nha),…

Răng bị đau nhức khi ăn đồ ngọt là dấu hiệu cho thấy răng, nướu đang gặp phải một số vấn đề. Nếu tình trạng không thuyên giảm sau khi thay đổi thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị dứt điểm.

Tham khảo thêm:

5/5 - (2 bình chọn)

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!