Viêm tủy răng gây hôi miệng là một trong những vấn đề nha khoa thường gặp. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do hoạt động của vi khuẩn gây viêm nhiễm và chăm sóc răng miệng không đúng cách. Viêm tủy răng gây hôi miệng không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt, giao tiếp mà còn gây ra những biến chứng nặng nề nếu không được thăm khám và điều trị sớm.
Vì sao viêm tủy răng gây hôi miệng?
Tủy răng là cơ quan quan trọng của răng bên cạnh ngà răng và men răng. Trong tủy răng bao gồm những khối mô liên kết chứa mạch máu và dây thần kinh. Do kết cấu không cứng chắc nên phần tủy thường nằm bên trong răng và được bao bọc bởi men răng và ngà răng. Chính vì vậy, các vấn đề nha khoa liên quan đến tủy răng thường là hệ quả của sâu răng, viêm nha chu tiến triển.
Viêm tủy răng là một trong những bệnh lý nha khoa phổ biến và có mức độ nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh lý là do sự tấn công của vi khuẩn. Tổn thương do viêm tủy răng gây ra thường do sâu răng lan rộng đến tủy, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập và gây viêm tủy răng.
Hôi miệng là một trong những triệu chứng phổ biến khi bị viêm tủy răng. Nguyên nhân là do tình trạng viêm nhiễm ở tủy răng tạo ra những độc tố khiến hơi thở có mùi khó chịu. Ngoài ra, đa số các trường hợp bị viêm tủy răng có số lượng hại khuẩn trong khoang miệng cao hơn so với người bình thường. Do đó, khi ăn uống, lượng vi khuẩn này sẽ có xu hướng phân hủy protein và sản sinh các chất như methyl mercaptan, hydrogen sulfide, dimethyl,… Những chất là có thể gây ra mùi hôi khó chịu, từ đó dẫn đến hôi miệng.
Bên cạnh đó, trường hợp viêm tủy răng vệ sinh răng không đúng cách, các mảng bám ở chân răng không được làm sạch, lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng hôi miệng. Hoặc tình trạng này cũng có thể xuất hiện ở một số người mắc các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, thói quen hút thuốc lá, dung nạp nhiều chất béo, đạm,…
Viêm tủy răng gây hôi miệng có ảnh hưởng gì?
Hôi miệng do viêm tủy răng gây ra được xem là triệu chứng thứ phát do viêm nhiễm ở tủy răng. Do đó, triệu chứng này thường không đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể của người bệnh. Tuy nhiên, tình trạng hơi thở có mùi hôi có thể ảnh hưởng đến giao tiếp hàng ngày, khiến người bệnh khó chịu cũng như tác động tiêu cực đến khẩu vị trong ăn uống hàng ngày. Bên cạnh đó, bệnh viêm tủy răng nếu không được tiến hành thăm khám và điều trị sớm có thể phát sinh các biến chứng nguy hiểm như:
- Áp xe quanh chóp răng: Đây được xem là biến chứng phổ biến nhất do viêm tủy răng gây ra. Áp xe quanh chóp răng xảy ra khi vi khuẩn viêm nhiễm trong khoang tủy lan rộng đến chân răng và viêm nhiễm. Nếu không tiến hành chữa trị, vi khuẩn có thể hình thành ổ áp xe gồm vi khuẩn, tế bào chết, tế bào bạch cầu bị tiêu diệt. Bên cạnh tình trạng đau nhức, sưng viêm khó chịu thì áp xe quanh chóp răng còn khiến tình trạng hôi miệng trở nên nặng nề.
- Biến chứng kế cận: Bệnh viêm tủy răng có thể gây ra những biến chứng kế cận viêm quanh cuống răng, viêm hạch, viêm xương hàm,… Những trường hợp viêm tủy răng khởi phát ở hàm trên có thể làm tăng nguy cơ phát sinh biến chứng viêm xoang hàm.
- Các biến chứng xa: Một số trường hợp, vi khuẩn viêm nhiễm ở tủy răng có thể lan rộng đến máu và di chuyển đến các cơ quan ở xa. Tuy không phổ biến những có nhiều trường hợp bị viêm nội tâm mạc, thấp khớp,… do tác động của bệnh viêm tủy răng cũng như một số vấn đề nha khoa phổ biến khác.
Cách khắc phục tình trạng hôi miệng do viêm tủy răng
Tình trạng viêm tủy răng gây hôi miệng không chỉ tác động tiêu cực đến sức khỏe răng miệng mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt, giao tiếp cũng như tâm lý của người bệnh. Để khắc phục tình trạng này, người bệnh cần tiến hành điều trị viêm tủy răng dứt điểm.
Dưới đây là một số biện pháp điều trị và khắc phục tình trạng hôi miệng do viêm tủy răng gây ra:
1. Dùng Hydroxit canxi che tủy răng
Thủ thuật Hydroxit canxi che tủy răng là một trong những phương pháp điều trị bảo tồn áp dụng với những trường hợp bị viêm tủy răng. Phương pháp này thường được bác sĩ nha khoa áp dụng với những trường hợp viêm tủy răng ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, một số trường hợp tổn thương tủy răng có thể phục hồi nhưng hở tủy thương không được chỉ định.
Nhờ vào đặc tính kháng khuẩn, bảo vệ mô tủy trước sự tấn công, xâm nhập của vi khuẩn, Hydroxit canxi có thể phục hồi mô tủy do bệnh lý gây ra hiệu quả. Sau vài tuần thực hiện, bác sĩ nha khoa sẽ yêu cầu người bệnh tái khám nhằm đánh mức độ phục hồi của tủy răng. Việc phục hồi tủy răng sẽ loại bỏ tình trạng viêm nhiễm, từ đó khắc phục tình trạng đau nhức, ê buốt khó chịu và mùi hôi khó chịu ở khoang miệng do bệnh lý gây ra.
Dưới đây là quy trình che tủy răng với Hydroxit canxi trong chữa trị tủy răng có phục hồi:
- Sau khi vệ sinh sạch vùng răng cần điều trị. Bác sĩ sẽ dùng máy khoan để làm lộ rõ xoang sâu. Kế đến loại bỏ phần ngà đã bị hoại tử, làm sạch lại lần nữa với nước muối sinh lý và làm khô.
- Sau đó dùng que hàn, lấy một lượng Hidroxit canxi đặt phủ kín phần đáy xoang hàm từng lớp có độ dày khoảng 1 – 2mm và sử dụng bông gòn nhỏ làm phẳng bề mặt.
- Dùng những vật liệu thích hợp như Composite GIC, Amalgam,…. để trám bít phần còn lại ở xoang hàn.
- Cuối cùng, bác sĩ sẽ kiểm tra lại khớp cắn.
2. Điều trị nội nha (điều trị tủy)
Với những trường hợp không đủ điều kiện thực hiện trám tủy răng với Hydroxit canxi, bác sĩ sẽ tiến hành áp dụng biện pháp điều trị nội nha. Tuy nhiên, cần thận trọng khi thực hiện điều trị tủy với những trường hợp mắc bệnh về tim mạch, mạch máu. Với những đối tượng có nguy cao, bác sĩ sẽ phân tích cụ thể giữa lợi ích và rủi ro, từ đó đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Phương pháp điều trị tủy với trường hợp bị viêm tủy răng không phục hồi được tiến hành như sau:
- Tiến hành gây tê nhằm tránh tình trạng đau nhức, khó chịu trong quá trình chữa trị.
- Kế đến, bác sĩ đặt đế bằng cao su ôm sát vào răng cần điều trị nhằm cách ly với những răng lân cận, lưỡi và nướu nhằm ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn ở khoang miệng lan rộng đến răng bị tổn thương.
- Sau đó, bác sĩ dùng mũi khoan nhằm mở tủy răng, kế đến dùng các dụng cụ chuyên khoa để làm sạch tủy kết hợp với bơm rửa nhiều lần để đảm bảo khoang tủy được sát trùng, vô khuẩn hoàn toàn.
- Cuối cùng, sẽ tiến hành trám bít ống tủy với những vật liệu nhân tạo để ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn. Sau khi trám ống tủy, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh chụp X-quang để chắc chắn rằng khoang tủy đã được trám kín, không có kẽ hở.
3. Sử dụng thuốc Tây điều trị
Viêm tủy răng là hiện tượng nhiễm trùng ở tổ chức tủy. Do đó, bên cạnh áp dụng các biện pháp chữa trị trên, bác sĩ nha khoa có thể chỉ định các nhóm thuốc kháng sinh nhằm tiêu trừ vi khuẩn viêm nhiễm hoàn toàn, phòng ngừa viêm nhiễm tái phát. Ngoài ra, người bệnh cũng được kê một số loại thuốc có tác dụng giảm sưng, đau nhức do bệnh lý gây ra. Khi tình trạng viêm tủy răng được kiểm soát, triệu chứng hôi miệng do bệnh lý gây ra cũng sẽ dần thuyên giảm.
Dưới đây là một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị viêm tủy răng:
- Các loại thuốc giảm đau, hạ sốt: Với những trường hợp viêm tủy răng cấp gây đau nhức kèm theo sốt. Lúc này, bác sĩ có thể chỉ định thuốc Paracetamol. Những thành phần hoạt chất trong thuốc có công dụng hạ sốt nhanh, giảm đau ở mức trung bình. Thuốc được dùng trong vòng 5 ngày nhằm cải thiện các triệu chứng do bệnh lý gây ra.
- Thuốc kháng viêm: Tình trạng viêm tủy răng có thể khiến những tổ chức mô nướu ở xung quanh răng bị phù nề, sưng viêm khó chịu. Khi đó, bác sĩ có thể hướng dẫn người bệnh sử dụng một số loại thuốc kháng viêm như Lysozyme, Prednisolon và Dexamethason nhằm cải thiện các triệu chứng bệnh lý.
- Nhóm thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh được chỉ định để tiêu trừ các vi khuẩn gây viêm nhiễm ở vùng tủy răng. Đồng thời ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm tiến triển và gây ra các biến chứng nặng nề. Một số loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng trong điều trị viêm tủy răng như Metronidazole và Amoxicillin. Nhóm thuốc này có liệu trình dùng ngắn trong vòng 5 – 7 ngày nhằm đảm bảo hiệu quả.
Trong quá trình sử dụng các loại thuốc điều trị viêm tủy răng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ về liều lượng cũng như tần suất sử dụng. Tránh tự ý ngưng sử dụng thuốc hoặc điều chỉnh liều dùng. Điều này có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn kháng thuốc và dẫn đến tái phát viêm nhiễm sau thời gian chữa trị.
4. Áp dụng một số mẹo dân gian cải thiện
Để cải thiện tình trạng hôi miệng do viêm tủy răng gây ra, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo dân gian đơn giản, có thể thực hiện tại nhà. Ưu điểm của phương pháp này là lành tính, có độ an toàn cao và mang lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện chứng hôi miệng do bệnh lý gây ra, không thể điều trị dứt điểm. Do đó, người bệnh tránh phụ thuộc.
- Sử dụng gừng tươi: Gừng được biết đến là một trong những gia vị quen thuộc có trong các bữa ăn của gia đình Việt. Bên cạnh đó, đây còn là dược liệu có công dụng kháng khuẩn, chống viêm, cải thiện tình trạng hôi miệng do viêm tủy răng gây ra hiệu quả. Người bệnh có thể sử dụng vài lát gừng tươi để ngậm hoặc đun dược liệu với nước để súc miệng mỗi ngày. Áp dụng đều đặn để đạt hiệu quả chữa trị tốt nhất.
- Tận dụng dầu dừa cải thiện triệu chứng bệnh lý: Lượng Axit lauric có trong dầu dừa có tác dụng ức chế quá trình phát triển của vi khuẩn gây hại trong khoang miệng hiệu quả. Từ đó cải thiện tình trạng hôi miệng do viêm tủy răng cũng như một số vấn đề nha khoa khác gây ra. Người bệnh có thể hòa tan 3 muỗng dầu dừa với ấm nước. Dùng hỗn hợp súc miệng mỗi ngày sau khi vệ sinh răng miệng để giúp làm sạch khoang miệng, khử mùi hôi hiệu quả.
- Dùng nụ đinh hương làm giảm hôi miệng do bệnh lý gây ra: Đinh hương là một trong những dược liệu có mùi thơm đặc trưng, công dụng giảm viêm, sát khuẩn hiệu quả. Đặc biệt là chứa hàm lượng Eugenol dồi dào nên thường được dùng để cải thiện các triệu chứng do bệnh viêm tủy răng gây ra. Để cải thiện tình trạng hôi miệng, bạn có thể ngậm và nhai một vài nụ đinh hương. Thực hiện đều đặn mỗi ngày để cảm nhận hiệu quả của mẹo chữa.
Bên cạnh các mẹo chữa trên, người bệnh có thể tận dụng một số thảo dược khác để cải thiện tình trạng hôi miệng do viêm tủy răng gây ra như hạt cây thìa là, húng quế, bạc hà, tiểu hồi, cam thảo,… Những dược tính có trong các dược liệu này còn có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển quá mức của vi khuẩn viêm nhiễm.
5. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Điều trị viêm tủy răng thường mất nhiều thời gian. Do đó, bên cạnh tuân thủ các biện pháp y tế và một số mẹo chữa trị tại nhà. Người bệnh cần chủ động trong việc vệ sinh răng miệng đúng cách để hỗ trợ quá trình chữa trị đạt hiệu quả tốt nhất, đồng thời làm giảm tình trạng hôi miệng. Cụ thể:
- Mỗi ngày vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Việc chải răng thường xuyên và đúng cách sẽ giúp loại bỏ các mảng bám ở chân răng, đồng thời hạn chế hoạt động phân protein của vi khuẩn viêm nhiễm. Đây được xem là nguyên nhân trực tiếp gây hôi miệng.
- Dùng chỉ nha khoa làm sạch thức ăn thừa ở kẽ răng. Đồng thời sử dụng nước súc miệng sát khuẩn để làm sạch vi khuẩn, tránh tình trạng hôi miệng.
- Khi chải răng, bạn nên thao tác nhẹ nhàng, chải đầy đủ các mặt của răng trong vòng 3 phút để loại bỏ hoàn toàn thức ăn thừa. Ngoài ra, nên chủ động thay bàn chải đánh răng định kỳ 3 tháng/ lần.
- Bạn nên sử dụng kẹo cao su không đường thường xuyên để làm sạch thức ăn thừa. Đồng thời ngăn ngừa vi khuẩn gây viêm nhiễm phát triển quá mức, dẫn đến hôi miệng.
- Với những đối tượng có cấu trúc hàm khó làm sạch, bạn nên cân nhắc dùng máy tăm nước để vệ sinh răng miệng. Việc làm sạch khoang miệng sẽ hạn chế vi khuẩn có hại tấn công, hạn chế viêm nhiễm và khắc phục tình trạng hôi miệng hiệu quả.
- Không sử dụng thuốc lá trong quá trình điều trị viêm tủy răng và những bệnh lý liên quan đến nha khoa. Bởi khói thuốc lá có thể làm tăng số lượng vi khuẩn viêm nhiễm, khiến răng bị ố vàng, mùi hôi khó chịu ở khoang miệng.
- Loại bỏ thói quen há miệng khi ngủ. Trên thực tế, thói quen xấu này sẽ tạo điều kiện để các vi khuẩn trong khoang miệng tăng nhanh. Từ đó khiến hơi thở có mùi hôi, làm tăng nguy cơ mắc những vấn đề liên quan đến nha khoa.
Bên cạnh làm giảm tình trạng hôi miệng do viêm tủy răng gây ra, việc vệ sinh răng miệng đúng cách còn giúp ngăn ngừa sâu răng, viêm tủy răng, viêm nướu và những vấn đề nha khoa khác.
6. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học
Tuy không được xem là nguyên nhân trực tiếp nhưng chế độ ăn uống không học có thể khiến tình trạng hôi miệng do viêm tủy răng trở nên nặng nề hơn. Do đó, bên cạnh các biện pháp trên, người bệnh cần điều trị chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh giúp cải thiện tình trạng hơi thở có mùi hiệu quả. Đồng thời, hạn chế hình thành những mảng bám, ngăn ngừa tiến triển của vi khuẩn gây viêm nhiễm hiệu quả.
Dưới đây là chế độ ăn uống hỗ trợ cải thiện tình trạng hôi miệng do viêm tủy răng gây ra được nha khoa khuyến cáo:
- Hạn chế dung nạp nhóm thực phẩm chứa hàm lượng carbohydrate như gạo nếp, khoai tây, khoai lang,… và một số thực phẩm giàu protein như thịt lợn, thịt bò,… Bởi những thành phần này thường để lại mảng bám sau khi ăn, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tấn công và gây ra mùi hôi khó chịu ở khoang miệng.
- Tránh sử dụng các loại gia vị có mùi nồng như hành hoa, hành, tỏi, các loại mắm,… Thay vào đó, bạn có thể dụng đinh hương, hạt thìa là, nghệ vừa giúp tăng hương vị món ăn, vừa giảm được mùi hôi ở khoang miệng.
- Hạn chế dùng nước ngọt chứa gas, những hương liệu, chất bảo quản và phẩm màu và một số thực phẩm tác động xấu đến môi trường sinh lý trong khoang miệng. Thói quen này có thể thúc đẩy hại khuẩn phát triển, từ đó làm tăng mức độ nghiêm trọng của chứng hôi miệng.
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa hàm lượng khoáng chất, chất xơ và vitamin dồi dào, nhất là vitamin C. Các thực phẩm giàu chất xơ sẽ hỗ trợ làm sạch các mảng bám ở chân răng. Trong khi đó, vitamin C có công dụng tăng cường đề kháng ở mô nướu, đồng thời kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn viêm nhiễm.
- Bổ sung sữa chua và chế phẩm chứa hàm lượng probiotic dồi dào nhằm ngăn ngừa sự phát triển quá mức của hại khuẩn.
- Bên cạnh đó, người bệnh cần bổ sung nhiều nước để tránh tình trạng khô miệng. Ngoài chức năng làm mềm và hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, nước bọt còn có tác dụng cân bằng nồng độ pH trong khoang miệng, ức chế quá trình sản sinh vi khuẩn gây hại.
Viêm tủy răng gây hôi miệng là một trong những triệu chứng phổ biến do bệnh lý gây ra. Tình trạng chỉ được kiểm soát hoàn toàn khi viêm tủy răng được điều trị dứt điểm. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh lý, người bệnh cần chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Răng Ngả Màu Sau Lấy Tủy: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Lấy tủy răng hàm có đau không? Mất bao lâu?
Viêm tủy răng hồi phục và không hồi phục có gì khác biệt?
Lấy Tủy Răng Không Sạch: Hậu Quả Và Biện Pháp Xử Lý
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!