Viêm tủy răng ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm tủy răng ở trẻ em là một trong những vấn đề nha khoa phổ biến và có mức độ nghiêm trọng cao. Bệnh lý thường là hệ quả của bệnh sâu răng và viêm nha chu không được can thiệp điều trị kịp thời. Viêm tủy răng ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ.

Viêm tủy răng ở trẻ em có nguy hiểm không?
Viêm tủy răng ở trẻ em là một trong những vấn đề nha khoa phổ biến và có mức độ nghiêm trọng cao

Nguyên nhân gây viêm tủy răng ở trẻ em

Viêm tủy răng là bệnh lý liên quan răng miệng phổ biến ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng tủy răng bị viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra, tổn thương thường là hệ quả của sâu răng vào tủy. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tấn công và gây viêm tủy răng.

Do cấu tạo của tủy răng nằm sâu bên trong nên tình trạng viêm nhiễm tại cơ quan này có nguy cơ lan rộng sang những cơ quan lân cận và thậm chí là những cơ quan xa hơn. Với những trường hợp trẻ bị viêm tủy răng không được phát hiện, thăm khám và chữa trị kịp thời có thể tiến triển nghiêm trọng ảnh hưởng đến quanh chóp răng, khiến răng lung lay, mất răng vĩnh viễn. Bệnh viêm tủy răng ở trẻ em thường diễn tiến thành 3 giai đoạn chính là viêm tủy răng có thể phục hồi, viêm tủy răng không có khả năng phục hồi và hoại tử tủy.

Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến viêm tủy răng ở trẻ em:

  • Hệ quả của bệnh sâu răng: Đây là một trong những vấn đề răng miệng biết, đặc biệt là đối tượng trẻ em. Sâu răng xảy ra khi các vi khuẩn tấn công vào răng, làm mất đi ngà răng và các mô của men răng. Bệnh lý nếu không được kiểm soát kịp thời, tổn thương có thể lan rộng đến tủy và dẫn đến hiện tượng viêm nhiễm ở tủy răng.
  • Do bệnh viêm nha chu: Viêm nha chu xảy ra khi viêm nhiễm tại tổ chức nâng đỡ răng như xương hàm, dây chằng và nướu. Tổn thương do bệnh lý gây ra tiến triển nặng nề có thể dẫn đến phá hủy vùng chóp răng, từ đó vi khuẩn sẽ tấn công và gây viêm tủy răng.
  • Một số nguyên nhân khác: Những trường hợp trẻ bị tổn thương răng như nứt răng, gãy răng, viêm quanh răng, răng bị dị hình,… là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh viêm tủy răng ở trẻ em.

Dấu hiệu nhận biết viêm tủy răng ở trẻ em

Như đã đề cập, tình trạng viêm tủy răng nói chung và viêm tủy răng ở trẻ em nói riêng diễn tiến qua nhiều giai đoạn. Việc chủ quan không điều trị kịp thời có thể dẫn đến hoại tử (chết tủy).

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết bệnh viêm tủy răng ở trẻ em:

  • Khi mới khởi phát, vi khuẩn sẽ tấn công vào một phần của tủy răng. Khi đó, trẻ em có thể cảm giác đau răng khi ăn đồ ngọt, chua, lạnh. Cơn đau chỉ kéo dài vài giây, nhói lên tại vùng răng bị tổn thương.
  • Khi ba mẹ quan sát sẽ thấy lỗ sâu răng, bên trong có phần ngả nâu hoặc vàng. Khi tác động vào tăng bị viêm tủy, trẻ thường không có cảm giác đau nhưng khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, nóng có thể gây ê buốt, khó chịu.
  • Tổn thương khi tiến triển một thời gian, cơn đau có thể kéo dài đến vài giờ, nhất là bùng phát mạnh về đêm. Mức độ đau nhức có xu hướng tăng lên khi thức ăn lọt vào lỗ sâu hay nhiệt độ thay đổi. Bên cạnh đó, cơn đau có thể đau nhói, âm ỉ, lan tỏa hoặc khu trú.
  • Khi viêm tủy răng chuyển sang thể mãn tính, những cơn đau nhức và biểu hiện đi kèm sẽ dần mờ nhạt như chỉ đau nhẹ hoặc không gây đau khi ăn uống. Bên cạnh đó, ở giai đoạn này, trẻ có thể xuất hiện một số biểu hiện thực thể như quan sát lỗ sâu có thể thấy khối u mềm (viêm tủy triển dưỡng/ polyp tủy), răng đổi màu.
  • Viêm tủy răng ở trẻ nếu không được tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây hoại tử (chết tủy). Khi tủy chết thường không gây đau nhức, khó chịu nhưng thường khiến răng biến đổi sậm màu vì không được nuôi dưỡng.
Dấu hiệu nhận biết viêm tủy răng ở trẻ em
Viêm tủy răng ở trẻ nếu không được tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây hoại tử (chết tủy)
  • Những cơn đau nhức, ê buốt răng, tăng thân nhiệt không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà còn khiến trẻ chán ăn, cơ thể mệt mỏi, sụt cân,…

Trẻ em bị viêm tủy răng có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ?

Đối với trẻ em, hầu hết các căn bệnh đều ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tổng thể cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ, bao gồm viêm tủy răng. Tổn thương do viêm tủy răng gây ra nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm tủy cấp. Sau một thời gian, có thể dẫn đến hoại tử, viêm nhiễm mãn tính, áp xe hoặc thậm chí là chết tủy.

Mặc khác, phần răng bị hoại tử nếu không được kiểm soát nhanh chóng sẽ trở thành nguyên nhân gây ra bệnh viêm tổ chức liên kết, viêm xương hàm, hình thành u hạt hoặc u nang tại chân răng của trẻ. Đặc biệt, biến chứng mất răng ở trẻ được đánh giá là một trong những biến chứng nguy hiểm do viêm tủy răng gây ra. Khi trẻ mất răng quá sớm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thay răng vĩnh viễn cũng như sức khỏe răng miệng.

Khi sức khỏe răng miệng không tốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của trẻ bởi các triệu chứng đau nhức, ê buốt, khó chịu kéo dài dai dẳng. Nhất là bệnh viêm tủy răng. Do đó, ba mẹ cần chủ động đưa trẻ đến bệnh viện để được tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường hoặc nghi ngờ trẻ bị viêm tủy răng.

Viêm tủy răng ở trẻ em – Khi nào cần gặp bác sĩ?

Trẻ em là nhóm đối tượng có thể nhận biết các dấu hiệu đau nhức, ê buốt, khó chịu ở răng và có thể chủ động nói với phụ huynh. Do đó, bạn sẽ dễ dàng nhận biết trẻ có đang gặp phải các vấn đề về răng miệng hay không. Khi ở trẻ xuất hiện những biểu hiện viêm tủy răng cũng như vấn đề liên quan đến nha khoa nói chung. Ba mẹ cần chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán và áp dụng các biện pháp điều trị đúng cách.

Cụ thể, cần đưa trẻ đến bệnh viện khi nhận thấy các biểu hiện sau:

  • Trẻ thường xuyên bị đau nhức răng khi nghiền nát hoặc nhai thức ăn.
  • Cơ thể trở nên mệt mỏi, chán ăn, uể oải
  • Cơn đau nhức ăn khởi phát đột ngột, ảnh hưởng chất lượng đến giấc ngủ của bé, nhất là về đêm
  • Khi quan sát sẽ thấy phần chân răng của trẻ bị xỉn màu, mòn
  • Răng bị sâu đục lỗ, xuất hiện các vết đen ở bề mặt răng
  • Đau răng âm ỉ kèm theo sốt cao, sốt theo từng đợt lâu ngày không khỏi.

Các phương pháp điều trị bệnh viêm tủy răng ở trẻ em

Việc điều trị viêm tủy răng ở trẻ em cần được tiến hành sớm nhằm kiểm soát tình trạng đau nhức, khó chịu cũng như ngăn ngừa phát sinh các biến chứng nặng nề. Không giống với những vấn đề nha khoa khác, viêm tủy răng nếu chủ quan có thể khiến răng và những cơ quan lân cận tổn thương ở mức độ nghiêm trọng. Các biện pháp điều trị thường phụ thuộc vào mức độ viêm tủy ở trẻ.

Dưới đây là một số biện pháp điều trị viêm tủy răng ở trẻ em được áp dụng phổ biến:

1. Chụp tủy bằng Hydroxit canxi

Các phương pháp điều trị bệnh viêm tủy răng ở trẻ em
Việc điều trị viêm tủy răng ở trẻ em cần được tiến hành sớm nhằm kiểm soát tình trạng đau nhức, khó chịu cũng như ngăn ngừa phát sinh các biến chứng nặng nề

Chụp tủy bằng Hydroxit canxi là kỹ thuật giúp bảo vệ và che tủy bằng Hydroxit canxi nhằm tạo điều kiện cho quá trình phục hồi của tủy. Đây là phương pháp điều trị bảo tồn được áp dụng với những trường trẻ bị viêm tủy răng ở mức độ nhẹ, có khả năng phục hồi. Tuy nhiên, ở những trường hợp viêm tủy răng có thể phục hồi nhưng tủy hở thường không được chỉ định.

Hydroxit canxi có khả năng kháng khuẩn, bảo vệ các mô tủy trước sự xâm nhập của vi khuẩn, từ đó tạo điều kiện để tủy phục hồi. Sau khi tiến hành chụp tủy bằng Hydroxit canxi khoảng vài tuần, người bệnh được yêu cầu tái khám để đánh mức độ phục hồi của tủy răng.

Dưới đây là quy trình chụp tủy răng bằng Hydroxit canxi:

  • Bác sĩ sẽ dùng máy khoan chuyên dụng để làm lộ rõ xoang sâu để loại bỏ phần ngà bị hoại tử. Từ đó làm sạch xoang hàm với nước muối sinh lý.
  • Kế đến sử dụng que hàn lấy lượng Hydroxit canxi vừa đủ đặt kín đáy xoang hàn với từng lớp có độ dày khoảng vài mm, đồng thời dùng bông gòn để làm phẳng bề mặt.
  • Sau đó, dùng những vật liệu nhân tạo để trám bít phần còn lại
  • Cuối cùng, bác sĩ nha khoa sẽ kiểm tra lại khớp cắn.

2. Điều trị tủy

Đối với những trường hợp trẻ bị viêm tủy răng ở mức độ nặng, phần tủy không có khả năng phục hồi hoặc kỹ thuật chụp tủy răng bằng Hydroxit canxi không thể đáp ứng. Lúc này bác sĩ sẽ tiến hành điều trị nội nha (điều trị tủy). Tuy nhiên, trước khi áp dụng phương pháp này, bác sĩ thận trọng với những trường hợp mắc những vấn đề liên quan đến tim mạch hoặc bệnh về máu. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ cân nhắc lợi ích cũng như rủi ro, từ đó đưa ra phương án chữa trị phù hợp nhất.

Quy trình chữa tủy răng với những trường hợp trẻ bị viêm tủy răng không có khả năng phục hồi:

  • Để làm giảm cảm giác đau và khó chịu cho trẻ trong quá trình điều trị tủy, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê.
  • Kế đến đặt đế cao su ôm sát vào răng cần điều trị nhằm cách ly với nướu, răng và lưỡi. Điều này nhằm ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập trong khoang miệng cũng như răng bị tổn thương.
  • Kế đến dùng mũi khoan mở tủy răng rồi dùng dụng cụ y khoa để làm sạch tủy kết hợp với bơm rửa nhằm đảm bảo khoang tủy được vô khuẩn.
  • Cuối cùng, bác sĩ sẽ dùng các vật liệu nhân tạo trám bít ống tủy để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm. Sau khi hoàn thành, bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang để chắc chắn rằng khoang tủy đã được trám bít hoàn toàn và không có kẽ hở.

Bên cạnh các phương pháp điều trị trên, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc có tác dụng giảm đau nhức, chống viêm, hạ sốt và tiêu diệt vi khuẩn cho trẻ. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc có thể phát sinh một số tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ về liều dụng cũng như tần suất sử dụng.

Kiểm soát và phòng ngừa viêm tủy răng ở trẻ em hiệu quả

Viêm tủy răng ở trẻ em có thể tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Do đó, bên cạnh tuân thủ biện pháp y tế theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, ba mẹ cần chủ động trong việc hướng dẫn trẻ chăm sóc răng miệng nhằm phòng ngừa tái phát cũng như những bệnh nha khoa khác.

Kiểm soát và phòng ngừa viêm tủy răng ở trẻ em hiệu quả
Khuyến khích trẻ vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần lỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ
  • Khuyến khích trẻ vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần lỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Bởi đây là một trong những biện pháp ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến răng miệng hiệu quả. Cho trẻ dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ thức ăn ở kẽ răng cũng như loại bỏ vi khuẩn gây hại.
  • Cho trẻ sử dụng loại bàn chải đánh răng có lông mền, kem đánh răng dành riêng cho trẻ em. Đồng thời hướng dẫn con vệ sinh răng miệng đúng cách. Chủ động thay bàn chải cho trẻ 2 tháng/ lần hoặc ngay khi lông bàn chải bị xơ.
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu khoáng chất, chất xơ và vitamin vào chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Đồng thời hạn chế để trẻ dùng thức ăn chứa nhiều đường và thức uống chứa gas.
  • Thường xuyên đưa con đến bệnh viện để thăm khám răng miệng định kỳ. Bởi điều này sẽ giúp phát hiện sớm những vấn đề bất thường đến nha khoa và áp dụng các phương pháp điều trị kịp thời.

Viêm tủy răng ở trẻ em là vấn đề nha khoa nghiêm trọng cần được thăm khám và điều trị kịp thời. Bởi việc chủ quan, không đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ.

Tham khảo thêm:

5/5 - (2 bình chọn)

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!