Viêm lợi miệng Herpes nguyên phát là tình trạng nhiễm trùng miệng cấp tính do nhiễm virus Herpes. Nếu được chăm sóc và điều trị tốt, các triệu chứng của bệnh lý này có thể thuyên giảm nhanh sau 14 ngày mà không để lại sẹo hay bất cứ dấu vết nào.
Viêm lợi miệng Herpes nguyên phát là bệnh gì?
Viêm lợi miệng Herpes nguyên phát (viêm lợi miệng phồng rộp nguyên phát) là bệnh nhiễm trùng miệng cấp tính gây ra bởi virus Herpes. Bệnh thường gặp ở trẻ từ 2 – 5 tuổi, đôi khi có thể gặp ở trẻ lớn hơn nhưng không nhiều. Bởi ở độ tuổi này trẻ không còn được nhận miễn dịch thụ động từ sữa mẹ và hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn chỉnh.
Viêm lợi miệng Herpes nguyên phát là bệnh nhiễm trùng do virus. Tác nhân gây bệnh tồn tại trong nước bọt của người nhiễm bệnh và lây truyền thông qua đường hô hấp (giao tiếp, ho, hắt hơi, sử dụng chung vật dụng cá nhân,…). Do khả năng lây nhiễm cao nên bệnh lý này rất dễ bùng phát trong môi trường nhà trẻ, trường học.
Vì có tổn thương ở mô nướu nên bệnh lý này cũng được xếp vào nhóm viêm lợi hay cụ thể hơn là viêm lợi cấp tính. Bệnh có thời gian ủ bệnh khoảng 1 tuần và diễn tiến nhanh sau khi bùng phát triệu chứng. Điều trị bệnh chủ yếu là giảm triệu chứng vầ nâng đỡ thể trạng để đẩy lùi virus gây bệnh. Nếu được chăm sóc và điều trị kịp thời, bệnh viêm lợi miệng phồng rộp nguyên phát có thể thuyên giảm nhanh chỉ sau vài tuần.
Nguyên nhân gây viêm lợi miệng Herpes nguyên phát
Như đã đề cập, tác nhân chính gây viêm lợi miệng Herpes nguyên phát là do nhiễm virus herpes. Virus có trong nước bọt của người nhiễm bệnh và lây lan sang người khỏe mạnh thông qua đường hô hấp. Tuy nhiên, virus này chỉ gây bệnh ở trẻ từ 2 – 5 tuổi do một số nguyên nhân sau:
- Trẻ trên 2 tuổi không còn nhận được miễn dịch thụ động từ người mẹ nên có nguy cơ mắc bệnh viêm lợi miệng Herpes nguyên phát cao hơn trẻ dưới độ tuổi này
- Giai đoạn 2 – 5 tuổi là thời điểm trẻ đang phát triển nên hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Điều này khiến cho virus dễ dàng xâm nhập, phát triển và gây bệnh viêm lợi phồng rộp nguyên phát.
Ngoài ra, nguy cơ mắc bệnh lý này cũng tăng lên đáng kể khi có những yếu tố như:
- Tiếp xúc thân mật với trẻ nhiễm virus herpes singler type 1
- Trẻ đã được đi nhà trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn do tiếp xúc và ăn uống thân mật với những trẻ khác
- Trẻ từ 2 – 5 tuổi còn khá nhỏ nên chưa biết cách vệ sinh răng miệng. Răng miệng không được làm sạch có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm lợi miệng Herpes nguyên phát và các bệnh nha khoa khác
- Trẻ bị suy dinh dưỡng, ăn uống kém, sụt cân có hệ miễn dịch kém có nguy cơ bị viêm lợi miệng phồng rộp nguyên phát cao hơn so với trẻ khỏe mạnh.
Thực tế, bệnh lý này cũng ảnh hưởng đến trẻ trên 5 tuổi nhưng tỷ lệ ít gặp hơn.
Triệu chứng nhận biết viêm lợi miệng Herpes nguyên phát
Thời gian ủ bệnh sau khi nhiễm virus Herpes singler type 1 kéo dài khoảng 1 tuần. Trẻ mắc bệnh lý này sẽ có những triệu chứng như:
- Sốt cao khoảng 38 – 39 độ C
- Nổi hạch ở cổ
- Đau miệng, khó nuốt
- Đau đầu
- Cơ thể khó chịu, mệt mỏi
- Ăn uống kém, tiểu tiện vàng, táo bón
- Quan sát niêm mạc miệng nhận thấy 1 – 2 vết loét
- Bờ lợi phù nề, viêm đỏ
- Xuất hiện các mụn nước màu trắng xám hoặc màu vàng ở má, khẩu cái, môi, lưỡi và mô lợi
- Sau khoảng vài ngày, mụn nước tự vỡ để lại các vết loét có kích thước dao động từ 1 – 3mm. Trên bề mặt vết loét có giả mạc màu trắng xám, xung quanh viền bị viêm đỏ và gây đau nhức nhiều
- Các triệu chứng của bệnh viêm lợi miệng Herpes nguyên phát kéo dài khoảng 14 ngày và lành hẳn mà không để lại sẹo hay bất cứ dấu vết nào
Các triệu chứng của viêm lợi miệng phồng rộp nguyên phát dễ bị nhầm lẫn với viêm lợi loét hoại tử cấp. Tuy nhiên, bệnh lý này ảnh hưởng chủ yếu trên người lớn trong khi viêm lợi miệng Herpes nguyên phát thường xảy ra ở trẻ từ 2 – 5 tuổi. Nếu không chú ý, phụ huynh cũng có thể nhầm lẫn bệnh với một số bệnh lý truyền nhiễm ở trẻ em như tay chân miệng.
Viêm lợi miệng Herpes nguyên phát nguy hiểm không?
Viêm lợi miệng Herpes nguyên phát là một dạng viêm lợi cấp khá phổ biến ở trẻ nhỏ (2 – 5 tuổi). Bệnh lý này hoàn toàn có thể kiểm soát bằng cách dùng thuốc và thực hiện các biện pháp nâng đỡ thể trạng. Nếu chăm sóc và điều trị đúng cách, kịp thời, tình trạng sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau 14 ngày.
Tuy nhiên, viêm lợi miệng Herpes nguyên phát cũng có thể chuyển biến nặng dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Dù khá hiếm gặp nhưng phụ huynh cần chăm sóc trẻ đúng cách để tránh biến chứng viêm não và viêm màng não vô khuẩn.
Các triệu chứng của bệnh viêm lợi miệng Herpes nguyên phát có mức độ nặng, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và cuộc sống của trẻ. Vì vậy, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện sớm để được thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu chủ quan, các triệu chứng có thể chuyển biến nặng gây đau nhức nhiều, trẻ mệt mỏi, chán ăn, sức khỏe và hệ miễn dịch suy giảm đáng kể.
Cách chữa trị viêm lợi miệng Herpes nguyên phát hiệu quả
Viêm lợi miệng Herpes nguyên phát là bệnh viêm lợi cấp có khả năng tự giới hạn. Các triệu chứng lâm sàng của bệnh chỉ kéo dài trong khoảng 14 này và có thể lành hoàn toàn mà không để lại sẹo. Tuy nhiên nếu không được điều trị tốt, bệnh có thể gây biến chứng viêm não và viêm màng não vô khuẩn.
Các biện pháp điều trị bệnh viêm lợi miệng Herpes nguyên phát:
1. Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc là phương pháp chính trong điều trị bệnh viêm lợi miệng phồng rộp nguyên phát. Mục tiêu của biện pháp này là giảm nhanh triệu chứng, kiểm soát virus và phòng ngừa bội nhiễm trong một số trường hợp.
Các loại thuốc có thể được dùng trong quá trình điều trị bệnh viêm lợi miệng Herpes nguyên phát:
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Thuốc giảm đau, hạ sốt (Paracetamol, Ibuprofen,…) được sử dụng để hạ thân nhiệt và giảm nhanh tình trạng đau nhức do viêm lợi miệng phồng rộp nguyên phát gây ra. Đối với trẻ từ 2 – 5 tuổi, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc dạng đặt, cốm sủi hoặc viên sủi để giảm tình trạng buồn nôn khi sử dụng. Tùy theo tình trạng của từng trẻ, loại thuốc này có thể được dùng từ 3 – 7 ngày.
- Thuốc kháng virus: Để ức chế virus Herpes singler type 1, bác sĩ sẽ cho trẻ dùng một số loại thuốc kháng virus như Famciclovir, Acyclorir, Valacyclovir,… Các loại thuốc này có hiệu quả ức chế sự nhân đôi của virus, từ đó kiểm soát mức độ tổn thương của mô lợi và các mô mềm trong khoang miệng. Tuy nhiên, do độ an toàn chưa được chứng minh đối với trẻ dưới 12 tuổi nên nhóm thuốc này chỉ được dùng trong trường hợp cần thiết.
- Thuốc giảm đau tại chỗ: Các vết loét ở mô lợi và niêm mạc miệng do viêm lợi miệng Herpes nguyên phát thường gây đau nhức nhiều. Do đó, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc giảm đau tại chỗ chứa các hoạt chất gây tê như Lidocaine, Benzocaine,… Thuốc được sử dụng sau khi ăn và trước khi đi ngủ để cải thiện triệu chứng đau do viêm lợi miệng phồng rộp nguyên phát gây ra.
- Kháng sinh: Kháng sinh được sử dụng để phòng ngừa bội nhiễm tại các vùng niêm mạc bị viêm loét. Loại thuốc này thường được chỉ định trong trường hợp trẻ có hệ miễn dịch kém, tình trạng loét niêm mạc miệng tiến triển nhanh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và xâm nhập.
- Nước súc miệng sát khuẩn: Bên cạnh đó, trẻ sẽ được chỉ định dùng các loại nước súc miệng chứa thành phần kháng khuẩn như Hexetidine, Chlorhexidine, Kẽm oxide,… để loại bỏ virus và vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Điều này sẽ giúp quá trình hồi phục mô lợi, lưỡi, niêm mạc miệng diễn ra thuận lợi hơn. Để ngăn tình trạng tái phát, phụ huynh nên cho trẻ sử dụng nước súc miệng sát khuẩn từ 2 – 3 tuần ngay cả khi triệu chứng đã thuyên giảm hoàn toàn.
Sử dụng thuốc giúp kiểm soát nhanh các triệu chứng do viêm lợi miệng Herpes nguyên phát gây ra. Thuốc thường được dùng trong 3 – 7 ngày hoặc hơn tùy theo mức độ đáp ứng, phục hồi của từng trẻ.
2. Chăm sóc tại nhà
Viêm lợi miệng Herpes nguyên phát là bệnh viêm lợi cấp có khả năng tự giới hạn. Do đó ngoài các phương pháp y tế, phụ huynh nên thực hiện các biện pháp chăm sóc để nâng đỡ thể trạng cho bé. Thể trạng được cải thiện giúp kiểm soát nhanh tình trạng viêm nhiễm trong khoang miệng và rút ngắn thời gian điều trị đáng kể.
Cách chăm sóc trẻ bị viêm lợi miệng Herpes nguyên phát:
- Cho trẻ nghỉ ngơi trong thời gian điều trị để nâng đỡ thể trạng. Tránh tình trạng gắng sức quá mức khiến hệ miễn dịch suy yếu, virus và vi khuẩn phát triển mạnh gây tổn thương mô lợi nặng nề.
- Trong thời gian bị viêm lợi miệng phồng rộp nguyên phát, trẻ dễ bị đau miệng khi ăn uống. Vì vậy, phụ huynh nên cho trẻ dùng các món ăn mềm, nguội, dễ nhai nuốt và giàu dinh dưỡng như cháo, bún, miến,… để cải thiện sức khỏe.
- Cho trẻ uống nước đầy đủ để hạ sốt và giảm tình trạng viêm loét. Ngoài nước lọc, có thể cho bé dùng thêm nước ép từ rau củ và trái cây để tăng cường sức đề kháng.
- Đối với trẻ có hệ miễn dịch kém, phụ huynh nên trao đổi với bác sĩ để được chỉ định dùng thêm một số loại viên uống bổ sung chứa vitamin PP, C, E,…
Các biện pháp phòng ngừa hiệu quả
Viêm lợi miệng Herpes nguyên phát là bệnh nhiễm trùng răng miệng thường gặp ở trẻ từ 2 – 5 tuổi. Bệnh lý này ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và cuộc sống của trẻ nhỏ. Hơn nữa ở một số trường hợp, bệnh còn có thể chuyển biến nặng gây viêm não và viêm màng não vô khuẩn.
Vì vậy, phụ huynh cần bảo vệ sức khỏe cho con trẻ bằng một số biện pháp đơn giản như:
- Chăm sóc răng miệng bằng cách chải răng 2 – 3 lần/ ngày, dùng chỉ nha khoa và súc miệng với nước muối thường xuyên. Ngoài ra, phụ huynh nên cho trẻ đến phòng khám lấy cao răng và khám sức khỏe răng miệng định kỳ.
- Không cho trẻ tiếp xúc thân mật với trẻ nhỏ mắc các bệnh truyền nhiễm.
- Hướng dẫn trẻ cách rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Ngoài ra, nên dặn trẻ không ăn uống và sử dụng vật dụng chung với người khác.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp để cải thiện sức khỏe và hệ miễn dịch của bé.
- Cho trẻ đến phòng khám nha khoa nếu có các triệu chứng bất thường.
Viêm lợi miệng Herpes nguyên phát (viêm lợi miệng phồng rộp nguyên phát) là bệnh nhiễm trùng cấp do virus herpes thường gặp ở trẻ từ 2 – 5 tuổi. Hy vọng qua bài viết, phụ huynh có thể hiểu rõ hơn về bệnh lý này và biết cách phòng ngừa, xử lý khi con trẻ gặp phải.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Viêm lợi theo Đông y và các bài thuốc chữa trị hiệu quả
Viêm lợi có mủ ở trẻ em: Chăm sóc và điều trị
Phác đồ điều trị viêm lợi loét hoại tử cấp tính
Bị viêm lợi nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!