Mão răng và cầu răng là các kỹ thuật nha khoa được sử dụng để phục hình răng trong nhiều trường hợp khác nhau. Để hiểu rõ hơn về hai phương pháp này, bạn đọc có thể tham khảo thông tin hữu ích trong bài viết sau.
Mão răng và cầu răng là gì?
Mão răng và cầu răng đều là các phương pháp phục hình nha khoa được ưa chuộng hiện nay. Cả hai phương pháp này đều sử dụng răng giả được chế tác từ nhiều vật liệu khác nhau như vàng, bạc, sứ kim loại và toàn sứ.
Mão răng là răng giả có hình dáng, màu sắc và kích thước hoàn toàn giống răng thật. Tuy nhiên, mão răng có phần bên trong rỗng hoàn toàn để gắn vào cùi răng thật. Để đảm bảo mão răng được cố định và chắc chắn, bác sĩ sẽ mài bớt một lớp men răng trước khi chụp mão răng lên trên. Nhờ vậy, mão răng có thể khôi phục hình dáng, màu sắc và thực hiện đầy đủ các chức năng sinh lý của răng.
Trong khi đó, cầu răng sứ bao gồm nhiều mão răng (khoảng 3 – 4 mão hoặc nhiều hơn tùy theo từng trường hợp). Các mão răng được chế tác gắn liền với nhau. Trong đó, 2 mão ngoài cùng sẽ được chụp lên 2 răng thật để làm điểm trụ. 1 – 2 mão răng chính giữa sẽ vắt ngang vị trí của răng bị mất nhằm phục hồi phần thân răng, từ đó khôi phục chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.
Cả mão răng và cầu răng đều được làm từ nhiều chất liệu khác nhau và đều có khả năng khôi phục hình dáng, chức năng sinh lý vốn có của răng thật. Hiện tại, 2 phương pháp này được áp dụng trong nhiều trường hợp và góp phần không nhỏ vào công cuộc nâng cao chất lượng cuộc sống của những người gặp phải các vấn đề về nha khoa.
Mão răng và cầu răng được dùng trong trường hợp nào?
Mão răng và cầu răng được sử dụng phổ biến trong những trường hợp cần phục hình răng. Trên thực tế, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng cụ thể của từng trường hợp để chỉ định nên dùng mão răng hay cầu răng.
1. Trường hợp nên dùng mão răng
Mão răng là răng sứ đơn lẻ nên được áp dụng trong những trường hợp sau:
- Răng bị chết tủy thường được bọc mão răng sứ để bảo vệ cùi răng thật, tránh tình trạng răng ngả màu, giòn, nứt. Ngoài ra, dùng mão sứ trong trường hợp này còn giúp tăng tuổi thọ cho răng thật.
- Phục hình trong trường hợp răng bị nứt, mẻ, răng sâu nặng chỉ còn chân, răng bị nhiễm màu nặng không đáp ứng với tẩy trắng răng thông thường.
- Trường hợp chân răng ngắn, chiều dài các răng không đồng đều cũng có thể bọc mão răng sứ toàn hàm để cải thiện tính thẩm mỹ.
- Mão răng cũng được dùng để phục hình trên Implant trong kỹ thuật trồng răng Implant (chỉ áp dụng trong trường hợp mất 1 răng hoặc mất nhiều răng rải rác).
Trước khi bọc mão răng sứ, bác sĩ phải mài răng thật một lớp mỏng để có đủ không gian chụp mão sứ lên trên. Tuy nhiên với những trường hợp phục hình trên Implant, mão răng sẽ gắn với trụ Implant thông qua khớp nối nên không cần phải mài răng.
2. Trường hợp nên làm cầu răng
Cầu răng là phương pháp phục hình răng dùng 3 – 4 mão răng được gắn liền với nhau. Hiện nay ngoài cầu răng truyền thống, bác sĩ cũng có thể dùng cầu răng gồm 2 mão (cầu răng với) và cầu răng gồm 1 mão sứ (cầu răng cánh dán, cầu răng composite,…) tùy theo từng trường hợp.
Khác với mão sứ, cầu răng được chỉ định trong những trường hợp mất 1 hoặc nhiều răng. Hầu như không được dùng để phục hình răng bị nứt, mẻ, nhiễm màu nặng hay răng bị chết tủy.
Những trường hợp có thể làm cầu răng:
- Trường hợp mất 1 – 3 răng liền kề có thể dùng cầu răng để phục hình răng bị mất.
- Trường hợp mất từ 3 răng liền kề trở lên và mất răng toàn hàm có thể dùng cầu răng phục hình trên trụ Implant.
Một số lưu ý khi bọc mão răng và làm cầu răng
Bọc mão răng và làm cầu răng là các phương pháp phục hình răng được áp dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên trước khi áp dụng các phương pháp này, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Làm cầu răng và mão răng đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của máy móc, thiết bị, bác sĩ thực hiện phải có năng lực và chuyên môn cao. Do đó, yếu tố quan trọng nhất khi áp dụng hai phương pháp này là lựa chọn địa chỉ nha khoa đáng tin cậy để thực hiện.
- Bản thân mão răng và cầu răng đều được chế tác từ vật liệu nhân tạo. Vì vậy, bạn nên chú ý chăm sóc đúng cách để kéo dài tuổi thọ của răng, tránh trường hợp phải phục hình nhiều lần.
- Mão răng và cầu răng có thể bị chênh, cộm và hở do tay nghề của bác sĩ hoặc do các thói quen xấu như nghiến răng, nhai cố định 1 bên hàm,… Khi gặp phải những sự cố kể trên, bạn nên đến nha khoa để được kiểm tra và khắc phục. Tránh trường hợp chủ quan khiến răng thật bị ảnh hưởng, răng đau nhức và ê buốt nhiều khi ăn uống.
- Khi phục hình răng bằng mão răng và cầu răng, nên kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng/ lần để được sàng lọc các bệnh lý nha khoa. Nếu nhận thấy cầu răng, mão răng bị hư hại, bác sĩ sẽ tư vấn thay mới để tránh ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.
Mão răng và cầu răng được sử dụng phổ biến cho những trường hợp cần phục hình răng. Hy vọng qua thông tin trong bài viết, bạn đọc có thể hiểu hơn về các kỹ thuật này. Nếu có ý định thực hiện, nên trao đổi thêm với nha sĩ để được tư vấn cụ thể về chi phí, quy trình và một số vấn đề có liên quan.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Trụ Implant MIS của Đức có tốt không? Giá bao nhiêu?
Trụ Implant Hiossen Là Gì? Cấu Tạo, Ưu Điểm Và Giá Bán
Trồng răng giả vĩnh viễn loại nào tốt nhất hiện nay? Giá bao nhiêu?
Sau khi trồng răng Implant bao lâu thì ăn được?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!