Nên làm cầu răng hay cấy ghép Implant là nỗi băn khoăn của không ít bạn đọc. Bởi cả hai phương pháp này đều được đánh giá là giải pháp tối ưu trong trường hợp mất răng vĩnh viễn. Để dễ dàng hơn khi đưa ra quyết định, bạn đọc nên tham khảo thông tin hữu ích trong bài viết sau.
Tìm hiểu về phương pháp làm cầu răng và cấy ghép Implant
Làm cầu răng sứ và cấy ghép Implant là hai phương pháp trồng răng được áp dụng phổ biến hiện nay. So với hàm giả tháo lắp, hai phương pháp này có nhiều ưu điểm vượt trội hơn. Nhờ được gắn cố định lên cung hàm, cầu răng sứ và răng Implant có thể phục hồi các chức năng vốn có của răng, đồng thời hạn chế được tình trạng cộm và bung tuột như khi sử dụng hàm giả tháo lắp.
Làm cầu răng sứ sử dụng cầu sứ gồm có 3 – 4 mão răng, với 2 mão răng ngoài cùng được chụp lên 2 răng thật ở bên cạnh để làm trụ neo giữ. Các mão sứ chính giữa vắt ngang qua vị trí của răng bị mất để phục hồi hình dáng và chức năng của răng. Cũng chính vì vậy mà phương pháp này còn được biết đến với tên gọi bắc cầu răng sứ và trồng răng sứ bắc cầu.
Cấy ghép Implant là phương pháp phục hình răng ra đời sau cùng. Phương pháp này sử dụng trụ Implant được làm từ Titanium tinh khiết cấy vào bên trong xương hàm để thay thế cho chân răng thật. Sau khoảng 2 – 3 tháng, trụ Implant sẽ tích hợp với xương hàm tạo nên cấu trúc vững chắc.
Sau đó, bác sĩ sẽ dùng mão sứ tương ứng chụp lên Implant thông qua khớp nối. Cấy ghép Implant có thể áp dụng cho trường hợp mất 1 răng, mất vài răng liền kề/ rải rác và mất toàn bộ răng trên cung hàm. Vì có chân răng nên phương pháp này có độ bền cao, tuổi thọ lâu dài và có thể ngăn chặn hiện tượng tiêu xương răng.
Nên làm cầu răng hay cấy ghép Implant?
Làm cầu răng và cấy ghép Implant đều được đánh giá là các phương pháp phục hình răng hiện đại và có nhiều ưu điểm. Chính vì vậy, rất nhiều người băn khoăn về vấn đề “Nên làm cầu răng hay cấy ghép Implant?”.
Trên thực tế, tất cả các phương pháp nha khoa đều có hạn chế và ưu điểm riêng. Vì vậy, để quyết định nên làm cầu răng hay cấy ghép Implant, cần phải dựa vào tình trạng thực tế. Nếu đang băn khoăn về vấn đề này, bạn đọc nên tham khảo các thông tin sau để dễ dàng hơn khi đưa ra quyết định.
1. Những trường hợp nên làm cầu răng
Cầu răng sứ chỉ có thể phục hình phần thân răng bên trên nên gần như không phải xâm lấn vào mô nướu và xương hàm. Chính vì vậy, làm cầu răng sứ có quy trình nhanh chóng, an toàn và chi phí hợp lý.
Những trường hợp có thể áp dụng làm cầu răng sứ:
- Cầu răng sứ có thể thay thế răng bị mất trong trường hợp mất 1 răng, mất từ 2 – 3 liền kề và mất khoảng 3 – 4 răng rải rác
- Những trường hợp muốn tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian phục hình răng cũng nên cân nhắc phương pháp này.
- Cầu răng sứ hầu như không xâm lấn vào nướu, xương hàm mà chỉ mài lớp men mỏng của 2 răng kế cận. Do đó, những đối tượng không thể tiểu phẫu cấy ghép Implant có thể thực hiện phương pháp này để phục hồi chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.
- Người dưới 18 tuổi có cấu trúc xương hàm chưa ổn định. Chính vì vậy nếu bị mất răng, lựa chọn tối ưu là làm cầu răng thay vì cấy ghép Implant.
2. Các trường hợp nên cấy ghép Implant
Cấy ghép Implant có quy trình phức tạp hơn làm cầu răng sứ. Phương pháp này buộc phải xâm lấn vào xương hàm và nướu để cắm trụ Implant. Hơn nữa, vì phải chờ trụ Implant tích hợp với xương hàm nên cấy ghép Implant có thời gian thực hiện kéo dài từ 2 – 3 tháng.
Mặc dù có chi phí cao, quy trình phức tạp và mất nhiều thời gian thực hiện nhưng phương pháp này có những ưu điểm vượt trội như hiệu quả cao, tuổi thọ lâu dài và có thể ngăn chặn hiện tượng tiêu xương răng.
Cấy ghép Implant thích hợp với những trường hợp sau đây:
- Răng Implant có thể phục hồi hình dáng và chức năng của răng đến 90% nên thích hợp với những người muốn ăn nhai thoải mái và tự tin khi giao tiếp.
- Cấy ghép Implant có thể thay thế cho răng bị mất trong tất cả các trường hợp như mất 1 răng, mất nhiều răng liền kề, mất nhiều răng rải rác và mất toàn bộ răng trên cung hàm. Những trường hợp mất răng nguyên hàm sẽ được áp dụng kỹ thuật All On 4, 5 và 6 để giảm thiểu số lượng trụ Implant nhằm tiết kiệm chi phí và tránh hiện tượng đào thải trụ.
- Cấy ghép Implant là phương pháp duy nhất có thể ngăn hiện tượng tiêu xương răng. Vì vậy, những người không muốn phục hình răng nhiều lần có thể áp dụng phương pháp này thay vì làm cầu răng sứ.
- Răng Implant có tuổi thọ từ 20 – 25 năm và thậm chí có thể dùng trọn đời nếu biết cách chăm sóc.
Tuy nhiên, cấy ghép Implant có chi phí khá cao và không phù hợp với những người mắc các bệnh lý toàn thân, mang thai, nghiện rượu và hút thuốc lá lâu năm. Chính vì vậy, mặc dù răng Implant có nhiều ưu điểm vượt trội nhưng trong một số trường hợp, bạn nên xem xét làm cầu răng để đảm bảo an toàn.
Để lựa chọn phương pháp phục hình răng phù hợp, nên cân nhắc về tình trạng răng miệng (chất lượng xương hàm, số lượng răng bị mất,…), sức khỏe tổng thể và khả năng tài chính. Ngoài ra, bạn cũng nên trao đổi thêm với bác sĩ để được tư vấn phương pháp tối ưu.
Trên đây là những thông tin giải đáp “Nên làm cầu răng sứ hay cấy ghép Implant?”. Tuy nhiên, thông tin trong bài viết chỉ có giá trị tham khảo. Bạn đọc đang băn khoăn về vấn đề này nên trao đổi thêm với bác sĩ chuyên khoa Răng hàm mặt để được cho lời khuyên hữu ích.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Ghép Xương Trong Cấy Ghép Implant: Quy trình và lưu ý cần biết
Trồng răng toàn hàm Implant: Bảng giá chi tiết
Trồng Răng Số 6, 7 (Răng Cấm): Phương pháp nào tốt nhất
Trụ Implant Tekka có tốt không? Giá bao nhiêu?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!