“Bị ê buốt răng sau khi cạo vôi răng phải làm sao?” là vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia đầu ngành, tình trạng ê buốt răng sau khi thực hiện cạo vôi răng là hiện tượng bình thường và sẽ thuyên giảm sau vài giờ hoặc vài ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài dai dẳng trên 2 tuần và tiến triển nặng nề hơn, có thể là dấu hiệu của vấn đề nha khoa tiềm ẩn, cần được khắc phục kịp thời.
Nguyên nhân bị ê buốt răng sau khi cạo vôi răng
Cạo vôi răng là một thủ thuật nha khoa nhằm làm sạch các mảng bám trên răng hay còn được gọi là cao răng, vôi răng. Kỹ thuật này giúp bạn sở hữu một hàm răng sạch sẽ, hạn chế sự tấn công của vi khuẩn cũng như những bệnh lý liên quan đến răng miệng như viêm nha chu, hôi miệng, viêm nướu, gây tiêu xương khiến răng bị lung lay,… Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến mất răng.
Bị ê buốt răng sau khi cạo vôi răng là tình trạng thường gặp ở nhiều người sau khi áp dụng thủ thuật nha khoa này. Biểu hiện ê buốt, khó chịu có xu hướng nặng nề hơn khi nhai mạnh hoặc dùng thức uống, món ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Theo các chuyên gia đầu ngành, hiện tượng này sẽ thuyên giảm sau vài giờ hoặc vài ngày sau khi lấy vôi răng. Tuy nhiên, một số trường hợp tiến triển dai dẳng và có xu hướng nặng nề hơn có thể do một số nguyên nhân sau:
Kỹ thuật cạo vôi răng không đảm bảo
Tình trạng răng bị ê buốt sau khi lấy vô răng thường do thực hiện ở những cơ sở y tế, phòng khám nha khoa kém chất lượng, kỹ thuật không hiện đại, sử dụng những khí cụ cầm tay tác động trực tiếp đến nướu và chân răng. Điều này có thể dẫn đến tổn thương mô nướu, men răng, từ đó phá vỡ cấu trúc của răng, kèm theo tình trạng đau nhức, ê buốt khó chịu.
Lấy cao răng mặc dù là thủ thuật nha khoa đơn giản nhưng đòi hỏi bác sĩ nha khoa có kinh nghiệm, tỉ mỉ giúp làm sạch cao răng hoàn toàn, đồng thời hạn chế xâm lấn tối đa, từ đó làm giảm tình trạng ê buốt, khó chịu.
Nền răng suy yếu hoặc thiếu sản men răng
Với những trường hợp có nền răng suy yếu thì việc tác động từ các dụng cụ cùng với kỹ thuật lấy cao răng sẽ khiến răng trở nên nhạy cảm hơn so với tình trạng răng bình thường. Lúc này, chỉ cần tác động nhỏ từ bên ngoài như ăn uống, không khí, gió, dùng những thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh cũng có thể kích thích cơn ê buốt ở răng.
Bên cạnh đó, những trường hợp thiếu sản men răng (lớp răng bị bào mòn) khi thực hiện cạo vôi răng sẽ làm tăng nguy cơ ê buốt và khiến răng trở nên nhạy cảm hơn.
Không thường xuyên lấy cao răng
Bị ê buốt răng sau khi cạo vôi răng là biểu hiện bình thường. Bởi kỹ thuật lấy cao răng ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến lớp men răng bên mặt răng. Mặc dù không gây tổn thương đến men răng như thủ thuật nha khoa này có thể khiến men răng trở nên nhạy cảm, nhất là những trường hợp không cạo vôi răng thường xuyên. Trong trường hợp này, bạn không cần quá lo lắng vì hiện tượng ê buốt sẽ biến mất sau vài ngày.
Các bệnh lý liên quan đến răng miệng
Những trường hợp mắc các bệnh lý liên quan đến răng miệng như tụt lợi, viêm nướu lợi, viêm nha chu hoặc răng thường xuyên bị ê buốt thì việc lấy cao răng có thể gây lộ ngà răng. Đây được xem là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ê buốt sau khi cạo vôi răng.
Bị ê buốt răng sau khi cạo vôi răng phải làm sao?
Để cải thiện tình trạng ê buốt sau khi cạo vôi răng, bạn nên có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc như sau:
1. Chăm sóc răng miệng đúng cách
Việc chăm sóc răng miệng đúng cách sau khi lấy cao răng sẽ giúp làm giảm độ nhạy cảm của răng, tạo điều kiện thuận lợi để các mô nướu phục hồi và tái tạo, từ đó cải thiện tình trạng ê buốt hiệu quả. Bên cạnh đó, biện pháp này còn giúp dự phòng các vấn đề liên quan đến răng miệng khác.
- Lựa chọn bàn chải có sợi lông mềm, kích thước phù hợp để hạn chế tác động lên men răng. Thao tác chải răng đúng cách và nhẹ nhàng trong vòng 3 phút. Thực hiện đều đặn mỗi ngày từ 2 – 3 lần để loại bỏ các mảng bám, thức ăn thừa ở khoang miệng.
- Sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn giúp loại bỏ lượng thức ăn thừa ở kẽ răng hiệu quả. Tránh sử dụng tăm hay những vật dụng cứng để làm sạch kẽ răng.
- Ưu tiên lựa chọn những sản phẩm kem đánh răng, nước súc miệng sát khuẩn lành tính nhằm làm giảm các tác động đến men răng. Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế sử dụng các loại miếng dán làm trắng răng vì hầu hết những sản phẩm này chứa lượng chất tẩy ảnh hưởng đến mô nướu và men răng.
- Tránh dùng răng cắn, xé những vật dụng cứng
2. Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt đúng cách
Việc ăn uống và sinh hoạt tác động nhiều đến sức khỏe răng miệng cũng như thể trạng nói chung. Do đó, bên cạnh biện pháp chăm sóc răng miệng đúng cách, bạn nên chủ động trong việc thay đổi những thói quen xấu, thiết lập chế độ ăn uống khoa học. Cụ thể:
- Tránh sử dụng các loại thức ăn quá nóng hay quá lạnh. Để cải thiện tình trạng ê buốt răng sau khi cạo vôi răng, bạn nên dùng những món ăn có nhiệt độ bình thường, không chứa nhiều gia vị và axit.
- Nên dùng những món ăn mềm, dễ tiêu hóa và dễ nuốt. Đồng thời, tránh ăn những món có kết cấu cứng, dẻo, khó nhai.
- Hạn chế dùng những thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản, phẩm màu và axit. Bên cạnh tác động xấu đến sức khỏe thì những món ăn này còn có thể gây tổn thương đến men răng và khiến biểu hiện ê buốt răng trở nên nặng nề hơn.
- Bổ sung rau xanh, trái cây tươi không chứa axit vào chế độ ăn hàng ngày. Bởi hàm lượng chất xơ tự nhiên có trong những nhóm thực phẩm này giúp làm sạch khoang miệng, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây viêm nhiễm.
- Tăng cường bổ sung những thực phẩm chứa nhiều khoáng chất, canxi như mực, tôm, nghêu, sò,,… Nhằm hỗ trợ quá trình tái khoáng, làm giảm độ nhạy cảm của ngà răng và tăng cường độ chắc khỏe của men răng.
- Tránh sử dụng bia rượu và thuốc lá.
3. Áp dụng một số mẹo dân gian cải thiện triệu chứng
Trường hợp bị ê buốt răng sau khi cạo vôi răng, bạn có thể áp dụng một số mẹo dân gian để cải thiện. Ưu điểm của những mẹo chữa này là lành tính, an toàn, hạn chế tối đa tình trạng kích ứng.
- Sử dụng tỏi: Trong tỏi có chứa hàm lượng hoạt chất allicin dồi dào có đặc tính sát khuẩn, chống viêm, giảm ê buốt răng hiệu quả. Bạn cần chuẩn bị 1 củ tỏi, mang đi nướng (để nguyên vỏ) hoặc có thể giã nát và đắp trực tiếp lên vùng răng bị ê buốt. Để yên khoảng 20 phút rồi súc miệng lại với nước sạch.
- Gừng tươi: Gừng tươi được biết đến là một trong những dược liệu có công dụng trong cải thiện các triệu chứng liên quan đến nha khoa, trong đó có tình trạng ê buốt răng sau khi cạo vôi răng. Bạn chỉ cần chuẩn bị vài lát gừng tươi, mang đi giã nát và đắp trực tiếp lên vùng răng bị ê buốt. Sau 20 phút sẽ cảm nhận triệu chứng dần thuyên giảm.
Trường hợp sau khi áp dụng những biện pháp cải thiện trên nhưng tình trạng ê buốt răng sau khi lấy vôi răng không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc tiến triển nặng nề hơn. Lúc này, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện, phòng khám nha khoa uy tín để được khám và xử lý đúng cách.
Kinh nghiệm cạo vôi răng an toàn không gây ê buốt
Để tránh tình trạng ê buốt, đau nhức sau khi lấy cao răng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Nên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng, đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tỉ mỉ và được trang bị hệ thống máy móc hiện đại. Điều này sẽ hạn chế tối đa tình trạng ê buốt răng sau khi cạo vôi răng.
- Tránh tình trạng lấy cao răng quá nhiều lần. Theo khuyến nghị các chuyên gia đầu ngành, bạn chỉ nên thực lấy cao răng 3- 6 tháng/ lần.
- Bên cạnh đó, bạn cũng có thể làm trắng răng với kem đánh răng có chứa HAP thay vì đến nha khoa lấy cao răng thường xuyên. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên tham khảo bác sĩ nha khoa để được hướng dẫn cụ thể.
Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc “Bị ê buốt răng sau khi cạo vôi răng phải làm sao?” và một số vấn đề liên quan. Theo đó, tình trạng ê buốt răng sau khi lấy cao răng sẽ thuyên giảm sau vài giờ hoặc vài ngày. Tuy nhiên, nếu biểu hiện kéo dài và tiến triển nặng nề, bạn cần đến bệnh viện để được khám và điều trị đúng cách.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Răng sâu bị ê buốt: Nguyên nhân và Cách khắc phục hiệu quả
10 Cách trị ê buốt răng tại nhà đơn giản hiệu quả nhất
7 Cách Giảm Ê Buốt Răng Sau Khi Tẩy Trắng Cực Đơn Giản
Răng bị ê buốt có tự hết không? Có chữa được không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!