Sau khi phục hình răng sứ, răng cần một thời gian để ổn định và hoàn thiện chức năng ăn nhai. Do đó, không ít bạn đọc băn khoăn về vấn đề Bọc răng sứ xong bao lâu thì ăn được?. Nếu đang thắc mắc về vấn đề này, bạn nên tham khảo những thông tin giải đáp trong bài viết sau.
Bọc răng sứ (chụp mão sứ) là kỹ thuật phục hình răng được ưa chuộng trong thời gian gần đây. Phương pháp này sử dụng mão sứ nhân tạo được chế tác với hình dáng và kích thước tương tự răng thật. Sau đó, dùng mão răng chụp trực tiếp lên cùi răng thật để khôi phục chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.
Trước đây, các vật liệu được sử dụng để làm răng sứ còn khá hạn chế và có nhiều nhược điểm. Tuy nhiên hiện nay, chất liệu được sử dụng để làm mão răng đã có sự cải tiến vượt bậc nhằm đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng. Ngoài phục hồi chức năng ăn nhai, nhiều người còn lựa chọn bọc răng sứ để thiết kế nụ cười và khắc phục những khuyết điểm như răng ngả màu, răng thưa, chân răng dài ngắn không đồng đều, răng hô vẩu nhẹ,…
Sau khi bọc răng sứ bao lâu thì ăn được?
Bọc răng sứ là phương pháp phục hình răng được ưa chuộng bên cạnh trồng răng Implant. Phương pháp này có quy trình khá đơn giản với mức độ xâm lấn không đáng kể. Trong kỹ thuật bọc răng sứ, bác sĩ chỉ mài một lớp mỏng men răng để tạo không gian giúp cho mão sứ cố định lên trên cung hàm.
Quá trình mài răng thường kéo dài khoảng 10 phút mỗi răng và có thể gây đau nhức, ê buốt nhẹ trong khoảng vài ngày. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ nhanh chóng thuyên giảm khi răng và nướu đã thích nghi với mão sứ. Bọc răng sứ là phương pháp không xâm lấn vào cấu trúc xương hàm và mô nướu. Do đó, sau khi phục hình răng, bạn không cần phải kiêng cữ nhiều như khi trồng răng Implant. Vậy bọc răng sứ bao lâu thì ăn được?
Theo các bác sĩ Răng hàm mặt, bạn có thể ăn uống ngay sau khi phục hình răng. Tuy nhiên, lúc này răng còn khá ê buốt nên quá trình ăn nhai có thể gây ra cảm giác khó chịu. Trung bình sau khi bọc răng sứ, chức năng ăn nhai có thể ổn định sau 24 – 48 giờ đồng hồ. Trong thời gian này, bạn có thể uống sữa lạnh và sinh tố để tránh hoạt động ăn nhai cho đến khi răng sứ ổn định hoàn toàn.
Sau 48 giờ, răng sứ sẽ hoàn thiện được chức năng ăn nhai nên bạn có thể thưởng thức các món ăn và thức uống theo sở thích. Tuy nhiên theo khuyến cáo của các chuyên gia Răng hàm mặt, nên dùng thức ăn mềm, lỏng và nguội trong vài ngày đều để răng và cơ hàm dần quen với lực nhai. Việc dùng thức ăn cứng, khô ngay sau khi phục hình răng sứ có thể khiến răng bị đau nhức, nứt, gãy.
Thông thường, sau 48 giờ đồng hồ răng sứ sẽ ổn định và có thể ăn nhai như bình thường. Tuy nhiên trên thực tế, thời gian phục hồi còn phụ thuộc vào những yếu tố sau:
- Tay nghề của bác sĩ: Tay nghề của bác sĩ là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sau khi làm răng sứ. Ngoài ra, đây cũng yếu tố chi phối thời gian hồi phục sau khi thực hiện kỹ thuật phục hình này. Với những trường hợp bác sĩ mài răng quá nhiều, lắp mão sứ hở và chênh cộm, răng sứ cần rất nhiều thời gian để ổn định chức năng ăn nhai.
- Cơ địa: Ngoài tay nghề của bác sĩ, cơ địa cũng là yếu tố ảnh hưởng đến thời gian phục hồi sau khi làm răng sứ. Một số người có cơ địa nhạy cảm, nền răng yếu có thể mất từ 5 – 7 ngày mới có thể ăn nhai như bình thường. Trong khi đa phần những người cơ địa bình thường chỉ mất khoảng 1 – 2 ngày để hồi phục hoàn toàn.
- Chế độ chăm sóc: Chế độ chăm sóc ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ hồi phục sau khi bọc răng sứ. Nếu chăm sóc đúng cách, răng sẽ nhanh chóng hồi phục và khôi phục chức năng ăn nhai chỉ sau 1 – 3 ngày. Tuy nhiên nếu thường xuyên dùng thức ăn cứng, khô, ít uống nước và vệ sinh răng miệng kém, răng có thể bị đau nhức, ê buốt và chức năng ăn nhai cũng bị ảnh hưởng đáng kể.
Một số lưu ý khi ăn uống sau khi bọc răng sứ
Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của răng sứ và sức khỏe của răng miệng. Do đó sau khi phục hình răng, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Nên dùng thức ăn lỏng, mềm và nguội trong 2 – 3 ngày đầu tiên để cơ hàm và răng sứ dần quen với áp lực trong quá trình ăn nhai. Nếu răng còn đau nhức và ê buốt, bạn nên tránh nhai trực tiếp lên răng vừa mới phục hình.
- Sau khi răng đã ổn định, có thể ăn uống như bình thường. Tuy nhiên, cần hạn chế dùng đồ cứng, khô và dai. Áp lực trong quá trình ăn nhai các loại thực phẩm này có thể gây mòn men răng, hư hại mão răng sứ và gia tăng nguy cơ bị viêm khớp thái dương hàm.
- Hạn chế đồ uống, thực phẩm chứa axit và các món ăn sẫm màu. Các thói quen ăn uống này đều có thể gây mòn men răng và khiến răng sứ ngả màu.
- Các loại răng sứ hầu như không bị vi khuẩn trong khoang miệng tấn công. Tuy nhiên nếu không vệ sinh răng miệng tốt, vi khuẩn có thể gây hư hại cùi răng thật khiến mão răng trở nên lỏng lẻo, lung lay và hư hại chỉ sau một thời gian ngắn. Do đó, bạn nên thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh răng miệng để kéo dài tuổi thọ của răng sứ.
- Sau khi bọc răng sứ, nên chú ý các biểu hiện bất thường và tìm gặp bác sĩ trong trường hợp cần thiết. Nếu để kéo dài, mão răng sứ có thể gây hư hại mô nướu, chân răng và làm phát sinh nhiều biến chứng nặng nề khác.
- Răng sứ có thể bị hư hại và giảm tuổi thọ nếu tiếp tục duy trì các thói quen xấu. Do đó để kéo dài thời gian sử dụng của răng sứ, bạn nên thay đổi các thói quen xấu như hút thuốc lá, nghiến răng, dùng răng cắn cạy các vật cứng,…
Trên đây là những thông tin giải đáp “Bọc răng sứ xong bao lâu thì ăn được?”. Như đã đề cập, thời gian hồi phục phụ thuộc vào cơ địa, tay nghề của bác sĩ và chế độ chăm sóc của từng người. Vì vậy để có thể ăn uống trở lại ngay sau khi bọc răng sứ, bạn nên lựa chọn địa chỉ uy tín để thực hiện và chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Có Nên Bọc Răng Sứ Nguyên Hàm? Bọc 1 Hàm, 2 Hàm Giá Bao Nhiêu?
Bọc Răng Sứ Không Mài Răng Có Được Không?
Chuyên Gia Cảnh Báo: 8 Hậu Quả Bọc Răng Sứ Kém Chất Lượng
Giải Đáp Sự Thật Bọc Răng Sứ Có Bị Hôi Miệng Không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!