Đau răng xảy ra khá thường xuyên ở mọi lứa tuổi do bệnh lý răng miệng, đặc biệt là sâu răng, mọc răng khôn, viêm nướu. Tình trạng này tạo cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến việc ăn uống, sinh hoạt, sức khỏe tổng thể. Nếu không xử lý từ sớm sẽ gây ra nhiều tác hại, thậm chí tăng nguy cơ mất răng. Thực tế có không ít trường hợp chưa có điều kiện đến nha khoa đã tìm các biện pháp tại nhà để khắc phục. Ở bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu 11 cách chữa đau răng nhanh nhất.
Top 11 cách chữa đau răng nhanh nhất
Các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, mọc răng khôn, chúng ta thường có cảm giác đau nhức vô cùng khó chịu. Lúc này khả năng ăn nhai bị hạn chế, đồng thời ảnh hưởng đến quá trình vệ sinh, sinh hoạt, sức khỏe tổng thể, tiềm ẩn nhiều nguy hại cho khoang miệng nếu không có biện pháp xử lý từ sớm. Nếu đang tìm cách chữa đau răng tại nhà nhanh nhất, bạn có thể tham khảo 11 gợi ý dưới đây:
Chườm lạnh
Chườm lạnh là một trong những cách giảm đau răng tạm thời được nhiều người áp dụng. Nhiệt độ thấp sẽ tác động trực tiếp đến vị trí đang bị đau, làm tê liệt các dây thần kinh cảm giác và giảm đau nhanh chóng. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp hạn chế máu lưu thông đến khu vực bị đau, giảm hiện tượng sưng, viêm cho những ai đang bị đau răng khôn.
Cách thực hiện:
- Cho ít đá viên vào túi chườm hoặc khăn mềm, đặt trực tiếp lên vùng má bên ngoài vị trí bị đau và giữ nguyên trong khoảng 15 – 20 phút.
- Không được dùng đá lạnh chườm lên má mà không có màng chắn vì điều này có thể khiến bạn bị bỏng lạnh.
Dùng tỏi
Tỏi không chỉ là loại gia vị để tăng thêm hương vị cho món ăn mà còn xuất hiện trong rất nhiều mẹo dân gian chữa bệnh, bao gồm đau răng. Tỏi có vị cay, tính ôn, có khả năng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, dùng để điều trị nhiều chứng bệnh như ho, chảy máu cam, viêm mũi dị ứng, viêm khớp,… Bên cạnh đó, các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng tỏi chứa hàm lượng lớn selen, germanium, hợp chất hữu cơ glycosides, sulfur có thể diệt khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch, loại bỏ độc tố, hạn chế những bệnh lý răng miệng, giảm đau răng nhanh chóng.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị 2 – 3 tép tỏi tươi, rửa sạch và bóc vỏ, sau đó đập dập hoặc xay nhuyễn và đắp trực tiếp lên vị trí bị sâu răng.
- Giữ tỏi trên răng trong khoảng 10 – 15 phút rồi súc miệng lại với nước sạch.
- Mỗi ngày nên thực hiện mẹo này từ 2 – 3 lần để đẩy lùi nhanh chóng những cơn đau nhức, khó chịu.
Gừng tươi giảm đau răng nhanh chóng
Gừng cũng là gia vị có tính kháng viêm, tương tự như tỏi, vì thế chúng thường được dùng trong trường hợp bị đau răng. Các hoạt chất trong gừng như gingerol, zingerone, cineol có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, ức chế sự phát triển và tấn công của khuẩn hại, giảm đau nhanh cũng như đẩy lùi các triệu chứng do sâu răng gây ra. Đặc biệt, áp dụng mẹo hay với gừng tươi cũng cho hiệu quả tốt trong việc cải thiện hôi miệng, chảy máu chân răng, viêm nướu,…
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị 1 củ gừng tươi, gọt vỏ và rửa sạch rồi cho vào cối giã nát. Sau khi súc miệng, lấy gừng đã giã đắp trực tiếp lên vị trí bị sâu răng, giữ khoảng 3 phút rồi súc miệng thật sạch với nước.
- Thêm một cách chữa đau răng với gừng đó là lấy 2 – 3 củ gừng tươi cạo vỏ, rửa sạch rồi thái lát mỏng. Sau đó bạn cho vào bình thủy tinh, đổ nửa lít rượu trắng để ngâm trong 3 – 4 ngày. Mỗi lần dùng lấy một lượng vừa đủ ngậm trong miệng khoảng 2 phút rồi nhổ ra và súc miệng thật sạch với nước, thực hiện 2 – 4 lần trong ngày.
Cách chữa đau răng tại nhà với lá ổi
Dùng lá ổi chữa đau răng là biện pháp được rất nhiều người áp dụng bởi nguyên liệu này có chứa thành phần hoạt chất như flavonoid, alpha-limonene, beta-sitosterol giảm đau nhức, ê buốt, sưng viêm. Ngoài ra, hàm lượng tanin, astringents trong lá ổi cũng cho khả năng kháng viêm, ức chế hoạt động của vi khuẩn gây hại, tăng độ bám chữa giữa mô nướu và răng. Sử dụng lá ổi đúng cách còn ngăn ngừa được tình trạng hơi thở có mùi hôi khó chịu.
Cách thực hiện:
- Bạn lấy vài lá ổi non, rửa sạch rồi ngâm cùng nước muối pha loãng trong 15 phút, sau đó để ráo.
- Tiếp đến cho lá ổi vào miệng nhai cùng một ít muối, dùng lưỡi đẩy phần bã đến vị trí răng bị sâu, giữ trong vài phút.
- Mỗi ngày thực hiện từ 2 – 3 lần để giảm cảm giác đau nhức khó chịu do sâu răng.
Ngoài ra, bạn có thể áp dụng mẹo sau:
- Chuẩn bị 1 nắm lá ổi tươi, rửa sạch và ngâm cùng nước muối pha loãng rồi để ráo.
- Tiếp đến bạn cho lá ổi vào nồi, thêm 500ml nước để đun sôi cho đến khi còn khoảng 300ml thì tắt bếp.
- Bạn lấy nước này để súc miệng mỗi ngày 2 – 3 lần, đặc biệt sau khi chải răng.
Nước muối
Dùng nước muối để vệ sinh răng miệng là mẹo hay được các chuyên gia khuyến khích áp dụng, vừa đơn giản, vừa hiệu quả cao. Nước muối với các thành phần có lợi với khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây hại, sát trùng vết thương, loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa, phục hồi tổn thương niêm mạc và giảm đau nhanh chóng. Ngoài ra, sử dụng nước muối còn giúp giảm hôi miệng, ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, chảy máu chân răng, viêm nhiễm.
Cách thực hiện:
- Bạn có thể pha 5 – 10g muối hạt cùng 300ml nước ấm, dùng để ngậm trong khoảng 3 – 5 phút, thực hiện vài lần, kết hợp súc miệng để làm sạch tốt hơn.
- Có thể lấy nửa thìa muối pha cùng 5 – 10ml nước ấm và thêm lượng kem đánh răng vừa đủ, trộn đều thành hỗn hợp đồng nhất rồi dùng để đánh răng như bình thường. Sau đó bạn tiếp tục dùng nước muối pha loãng để ngâm, súc miệng, thực hiện mỗi tuần 4 – 5 lần.
Sử dụng đinh hương
Sử dụng dầu đinh hương chính là cách chữa hết đau răng đơn giản, nhanh chóng bạn không nên bỏ qua. Loại dầu này có chứa hoạt chất eugenol với khả năng gây tê, làm dịu cơn đau nhức, khó chịu do sâu răng, bên cạnh đó, dầu đinh hương cũng có đặc tính sát trùng, khử khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm và những vấn đề nha khoa. Sử dụng dầu đinh hương trong thời gian dài còn cải thiện chứng hôi miệng, giúp bạn có được hơi thở thơm mát.
Cách thực hiện:
- Trước hết bạn chuẩn bị dầu đinh hương và bông gòn.
- Dùng bông gòn thấm vào tinh dầu rồi chấm trực tiếp lên vị trí răng bị đau nhức.
- Lưu tinh dầu trên răng khoảng 20 phút, cuối cùng súc miệng lại với nước muối ấm.
- Nên dùng dầu đinh hương mỗi ngày 2 – 3 lần, đặc biệt khi cơn đau xuất hiện.
Lá bạc hà
Một trong những cách chữa đau răng an toàn và hiệu quả cao cho tất cả các đối tượng đó là dùng lá bạc hà. Trong nguyên liệu này có chứa hoạt chất tanin giúp kháng khuẩn, chống viêm, loại bỏ vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. Ngoài ra, người ta cũng tìm thấy rất nhiều thành phần khác trong lá bạc hà hỗ trợ gây tê vết thương tạm thời, cải thiện tình trạng đau nhức hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Bạn dùng lá bạc hà khô ngâm cùng nước sôi trong khoảng 20 phút, sau đó dùng nước bạc hà để súc miệng hàng ngày.
- Sử dụng túi trà bạc hà ẩm để áp ra ngoài má tại vị trí bị đau răng, giữ nguyên trong khoảng 10 – 15 phút để làm dịu cảm giác đau đớn nhanh chóng.
Dùng trà xanh – Cách giảm đau răng nhanh nhất
Trà xanh là nguyên liệu rất giàu flavonoid có khả năng chống ung thư, ngăn ngừa tình trạng oxy hóa và loại bỏ gốc tự do. Những thành phần khác của trà xanh cũng ức chế sự hình thành, tấn công của vi khuẩn gây hại, giảm nồng độ axit của nước bọt và mảng bám trên răng. Công dụng kháng viêm của nguyên liệu này có thể tăng cường sức khỏe nướu răng, đẩy lùi cảm giác đau nhức, khó chịu, đặc biệt ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng và mang đến cho bạn hơi thở thơm mát cả ngày dài.
Cách thực hiện:
- Bạn lấy 1 nắm lá trà xanh mang rửa thật sạch để loại bỏ vi khuẩn, tạp chất.
- Tiếp đến vò nát lá trà, cho vào ấm, thêm 600ml nước và đun sôi trên lửa nhỏ cho đến khi còn một nửa lượng nước thì tắt bếp.
- Lấy nước trà xanh uống hàng ngày hoặc ngậm trong thời gian 3 – 5 phút, kết hợp súc miệng để loại bỏ cơn đau khó chịu và chăm sóc răng miệng tốt hơn.
Lá trầu không
Lá trầu không đã không còn xa lạ với người Việt, thường được sử dụng trong các mẹo dân gian chữa bệnh đau răng, viêm chân răng, đau bụng, ghẻ ngứa, viêm nhiễm,… Các nghiên cứu hiện đại cho biết nguyên liệu này có chứa hoạt chất cineol hơi cay, không tan trong nước với khả năng giảm đau, kháng viêm, tăng cường tuần hoàn máu lưu thông, đồng thời giảm sưng viêm, đau nhức nhanh chóng. Bên cạnh đó, lá trầu không cũng giúp hạ sốt, chống oxy hóa, khử trùng tại chỗ và bảo vệ hệ thần kinh. Do vậy sử dụng lá trầu không là cách chữa đau răng hiệu quả bạn không nên bỏ qua.
Cách thực hiện:
- Bạn lấy 1 nắm lá trầu không mang rửa sạch, để ráo, sau đó vò nát và cho vào ấm để đun cùng 2 bát nước. Đến khi cạn còn 1 bát nước thì tắt bếp, dùng để súc miệng 2 – 3 lần trong ngày. Nên thực hiện cách này liên tục từ 7 – 10 ngày sẽ đẩy lùi cơn đau nhức tốt hơn.
- Có thể chuẩn bị 3 nắm lá trầu không rửa sạch, ngâm cùng nước muối pha loãng trong vòng 5 phút rồi vớt ra để ráo. Tiếp đó bạn cho lá trầu vào cối giã nát cùng ít hạt muối rồi tiếp tục bỏ vào lọ thủy tinh sạch, thêm 200ml rượu trắng ngâm trong thời gian 1 – 2 tiếng. Cuối cùng chắt lấy nước và dùng để ngậm trong 5 phút, nhổ ra rồi súc miệng lại với nước sạch.
Hành tây
Nếu chưa biết cách chữa trị đau răng như thế nào an toàn và hiệu quả, bạn có thể tham khảo cách sử dụng hành tây. Đây là nguyên liệu có chứa các thành phần kháng khuẩn, chống viêm với khả năng loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng rất tốt. Ngoài ra, hành tây cũng có hợp chất lưu huỳnh sẽ tạo thành axit sunfuric khi tiếp xúc với nước bọt, mang đến công dụng gây tê, giảm đau răng nhanh chóng. Theo các chuyên gia, dùng hành tây đúng cách sẽ ngăn ngừa viêm nhiễm ở nướu răng, hạn chế tình trạng chảy máu chân răng.
Cách thực hiện:
- Bạn lấy củ hành tây cắt lát, cho vào miệng và nhai từ từ để hoạt chất được tiết ra, chú ý đẩy hoạt chất vào vị trí bị đau để tăng hiệu quả.
- Bên cạnh đó, có thể mang hành tây đi ép nước, sau đó dùng tăm bông thấm vào dung dịch để chấm lên vị trí bị đau nhức, giữ nguyên trong khoảng 5 phút rồi súc miệng lại với nước ấm.
Dùng thuốc – Cách giảm đau răng hiệu quả
Trong trường hợp áp dụng các mẹo kể trên nhưng không có hiệu quả hoặc đau răng mức độ nặng, đau do mọc răng khôn, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc tân dược. Cách giảm đau răng khôn bằng thuốc thường cho hiệu quả nhanh chóng, tuy nhiên lại có khả năng gây ra tác dụng phụ, do vậy bạn cần hết sức thận trọng và tuân thủ đúng chỉ định từ bác sĩ.
- Thuốc giảm đau không chứa steroid: Bao gồm Diclofenac, Etoricoxib, Ibuprofen, Meloxicam,… thường được dùng trong trường hợp cơn đau dữ dội kèm theo cảm giác ê buốt, sưng to.
- Thuốc giảm đau không kháng viêm: Có khả năng giảm đau nhanh chóng chỉ từ 15 – 30 phút và cho hiệu quả kéo dài từ 4 – 6 giờ. Nhóm thuốc này phổ biến là Paracetamol, tuy nhiên không nên lạm dụng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Thuốc gây tê: Có thể kể đến như Lidocaine, Benzocaine, Tetracaine, Prilocaine thường được điều chế ở dạng dung dịch hoặc gel, cũng giảm đau răng nhanh chóng. Tuy nhiên nhóm thuốc này cho hiệu quả rất ngắn, chỉ mang tính chất tạm thời, không giải quyết triệt để cơn đau kéo dài.
Những lưu ý quan trọng khi chữa đau răng tại nhà
Khi áp dụng các biện pháp chữa đau răng tại nhà, nếu muốn đạt được hiệu quả cao và đảm bảo an toàn, bạn cần chú ý một số vấn đề như:
- Sử dụng nguyên liệu tự nhiên thường thích hợp cho đối tượng bị đau răng mức độ nhẹ, cơn đau không quá dữ dội, trường hợp bệnh nặng cần tham khảo bác sĩ để dùng thuốc.
- Cách chữa đau răng tại nhà chỉ mang tính chất hỗ trợ cải thiện, không thể điều trị dứt điểm bệnh. Do đó nếu đang bị sâu răng, mọc răng khôn lệch, viêm nướu, tốt nhất bạn nên đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và tìm cách xử lý.
- Lựa chọn nguyên liệu sạch, không chứa chất độc hại, đặc biệt bạn nên ngâm rửa bằng nước muối loãng để loại bỏ hoàn toàn tạp chất, vi khuẩn gây hại.
- Nếu có ý định dùng thuốc, phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, nếu tự ý mua về sử dụng có thể gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
- Ngoài việc áp dụng cách chữa đau răng, bạn cần chú ý vệ sinh răng miệng mỗi ngày 2 lần với bàn chải lông mềm, dùng thêm máy tăm nước, chỉ nha khoa để làm sạch tốt hơn.
- Có chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây để tăng cường sức khỏe răng miệng.
Trên đây là gợi ý 11 cách chữa đau răng tại nhà an toàn, hiệu quả nhanh cho những trường hợp bị sâu răng, răng khôn mọc lệch hay mắc bệnh lý liên quan đến răng miệng, bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng. Tuy nhiên tốt nhất vẫn nên tìm đến nha khoa để bác sĩ thăm khám, có kế hoạch điều trị dứt điểm và loại bỏ tình trạng đau nhức, sưng viêm hoàn toàn.
Bài viết liên quan
Răng Không Sâu Nhưng Bị Đau Nguyên Nhân Do Đâu?
Mẹo xoa bóp bấm huyệt giảm đau răng bạn nên thử
Bị đau răng dữ dội không bớt phải làm sao?
Bị đau răng uống thuốc giảm đau nhưng không đỡ phải làm sao?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!