Nhổ răng khôn, còn được gọi là răng số 8, thường gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Dưới đây là thông tin liên quan: Tác dụng của răng khôn: Răng khôn mọc bình thường không gây kẹt nướu hoặc viêm nướu, không lệch răng, không gây nhiễm trùng mới nên giữ lại [1]. Khi nào nên nhổ răng khôn: Nhổ răng khôn cần thiết khi gây ra đau đớn, viêm nhiễm, hoặc đẩy các răng khác lệch, làm hỏng sức khỏe nướu hoặc xương [2]. Nguy hiểm khi nhổ răng khôn: Nếu không được thực hiện đúng quy trình, việc nhổ răng khôn có thể gây ra nguy cơ nhiễm trùng và đau đớn, nhưng khi được thực hiện bởi chuyên gia nha khoa, rủi ro này giảm thiểu [3]. Lưu ý khi nhổ răng khôn: Đề xuất thảo luận với nha sĩ về quy trình, lợi ích và rủi ro trước khi quyết định nhổ răng khôn [4]. Nhớ luôn thảo luận với chuyên gia nha khoa để đánh giá tình hình riêng của bạn.

Bị đau răng uống thuốc giảm đau nhưng không đỡ phải làm sao?

Đau răng uống thuốc giảm đau nhưng không đỡ có thể xảy ra do dùng thuốc không đúng liều lượng hoặc sử dụng loại thuốc không phù hợp. Ngoài ra, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo biến chứng sau khi thực hiện các thủ thuật nha khoa, chấn thương nặng, các bệnh nha khoa nghiêm trọng,…

đau răng uống thuốc giảm đau không đỡ
Trong một số trường hợp, dùng thuốc giảm đau nhưng tình trạng đau nhức răng vẫn không thuyên giảm

Vì sao bị đau răng nhưng uống thuốc giảm đau không đỡ?

Đau răng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như chấn thương, mọc răng khôn, ảnh hưởng của các bệnh răng miệng và sau khi thực hiện các thủ thuật nha khoa. Trong đó, sử dụng thuốc giảm đau là cách kiểm soát đau nhức răng hiệu quả.

Tuy nhiên trong một số trường hợp, uống thuốc giảm đau nhức răng nhưng cơn đau vẫn không đỡ. Tình trạng này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân sau:

  • Dùng không đúng liều lượng: Các loại thuốc giảm đau đều có liều lượng riêng dành cho từng đối tượng và mức độ cơn đau. Vì vậy, việc cơn đau không thuyên giảm sau khi dùng thuốc có thể xảy ra do dùng không đủ liều lượng được chỉ định. Sử dụng liều thấp hơn chỉ định có thể khiến hiệu quả giảm đau của thuốc giảm đi đáng kể.
  • Dùng thuốc không đúng cách: Hiệu quả giảm đau của một số loại thuốc có thể giảm đi đáng kể nếu xảy ra tương tác với một số loại đồ uống, viên uống bổ sung và các loại thuốc điều trị khác. Nếu nhận thấy cơn đau không thuyên giảm, bạn nên thông báo với bác sĩ các loại thuốc đang dùng phối hợp và một số loại thức uống vừa mới sử dụng để được xem xét về khả năng này.
  • Sử dụng loại thuốc không phù hợp: Có rất nhiều loại thuốc giảm đau nhức răng được sử dụng như Paracetamol, corticoid và thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Với những cơn đau nhẹ, bạn có thể dùng Paracetamol để cải thiện. Tuy nhiên nếu răng đau nhức nhiều kèm theo sưng viêm mô nướu, cần dùng NSAID hoặc corticoid để giảm đau, phù nề. Vì vậy nếu dùng Paracetamol trong trường hợp này, tình trạng đau nhức răng có thể không thuyên giảm.
  • Mắc các bệnh nha khoa nghiêm trọng/ chấn thương nặng: Hầu hết các loại thuốc giảm đau không kê toa đều chỉ có tác dụng giảm cơn đau nhẹ đến trung bình. Vì vậy nếu bị chấn thương nặng hoặc mắc các bệnh nha khoa nghiêm trọng, tình trạng đau nhức răng có thể không thuyên giảm sau khi dùng các loại thuốc giảm đau thông thường.
  • Cảnh báo biến chứng: Đau nhức răng có thể xảy ra sau khi thực hiện các thủ thuật nha khoa như nhổ răng khôn, bọc răng sứ, cấy ghép Implant,… Để giảm đau, bác sĩ thường chỉ định dùng Paracetamol và NSAID. Tuy nhiên nếu xảy ra biến chứng viêm nhiễm, răng có thể bị đau nhức nghiêm trọng và cơn đau không thuyên giảm ngay cả khi dùng thuốc.

Đau răng uống thuốc giảm đau nhưng không đỡ là tình trạng cảnh báo nhiều vấn đề bất thường. Vì vậy nếu gặp phải tình trạng này, bạn nên xem xét nguyên nhân để tìm gặp bác sĩ khi cần thiết.

Nhổ răng khôn có thể đau tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Dưới đây là một số điều bạn cần biết: Vị trí mọc: Răng khôn mọc ở vị trí nào có thể ảnh hưởng đến cảm giác đau khi nhổ [1]. Tiểu phẫu răng khôn: Nếu cần tiểu phẫu, có thể có đau nhưng thường được kiểm soát bằng thuốc giảm đau [2]. Thời gian hồi phục: Cảm giác đau thường giảm sau 2-3 ngày, và vết thương sẽ lành sau 1-2 tuần [3]. Trong một số trường hợp, nhổ răng khôn gây đau nhiều cần liên hệ ngay với bác sĩ nha khoa của bạn để biết thông tin và cách hỗ trợ chính xác nhất [4].

Đau răng uống thuốc giảm đau nhưng không đỡ phải làm sao?

Đau răng uống thuốc giảm đau nhưng không đỡ có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy theo nguyên nhân cụ thể, bạn có thể áp dụng một số biện pháp xử lý như:

1. Điều chỉnh liều lượng

Nếu nhận thấy cơn đau không thuyên giảm sau khi dùng thuốc, bạn nên xem lại liều lượng trên toa của bác sĩ. Trong trường hợp dùng thuốc không kê toa, nên đọc kỹ hướng dẫn in trên bao bì để sử dụng đúng liều lượng. Khi dùng đúng liều lượng của thuốc, cơn đau sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau thời gian ngắn.

đau răng uống thuốc giảm đau không đỡ
Nếu do sử dụng thuốc không đúng liều lượng, tình trạng đau răng sẽ nhanh chóng thuyên giảm nếu được điều chỉnh liều

Nếu đã dùng đúng liều lượng thuốc được bác sĩ chỉ định nhưng cơn đau không thuyên giảm, bạn nên thông báo với bác sĩ để được xem xét tăng liều. Tuyệt đối không tự ý tăng liều lượng khi chưa có chỉ định. Tình trạng này có thể gây ra không ít rủi ro và tác dụng ngoại ý. Ngoài ra, bác sĩ có thể đề nghị ngưng một số loại thuốc đang sử dụng để tránh hiện tượng tương tác dẫn đến giảm hiệu quả giảm đau nhức răng.

2. Thay đổi loại thuốc

Tình trạng bị đau răng nhưng uống thuốc giảm đau không đỡ có thể do sử dụng loại thuốc không thích hợp. Vì vậy, bạn nên thông báo với dược sĩ/ bác sĩ tình trạng này để được thay thế loại thuốc khác.

Bác sĩ có thể xem xét cho dùng thêm thuốc chống viêm không steroid (NSAID), corticoid và các loại thuốc giảm đau tại chỗ để kiểm soát cơn đau hoàn toàn. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định dùng opioids (thuốc giảm đau gây nghiện) nếu cơn đau có mức độ quá nghiêm trọng.

3. Các thủ thuật nha khoa

Đau nhức răng nhưng uống thuốc không đỡ có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề răng miệng có mức độ nghiêm trọng. Vì vậy, bạn nên tìm gặp nha sĩ sớm nếu nhận thấy cơn đau kéo dài, mức độ nặng và đi kèm với các triệu chứng bất thường.

đau răng uống thuốc giảm đau không đỡ
Trong trường hợp cần thiết, bạn cần đến nha khoa để thực hiện các biện pháp chuyên sâu nhằm kiểm soát cơn đau hiệu quả

Bác sĩ sẽ khám răng miệng, chụp X-Quang để chẩn đoán bệnh lý mà bạn gặp phải. Sau đó xem xét áp dụng các phương pháp điều trị như:

  • Nhổ răng khôn
  • Chích rạch mủ
  • Phẫu thuật nạo túi nha chu
  • Phẫu thuật ghép xương, ghép nướu
  • Nắn chỉnh khớp cắn
  • Một số phương pháp khác

Một số vấn đề cần lưu ý

Bị đau nhức răng nhưng uống thuốc giảm đau không thuyên giảm là vấn đề cần được chú ý và khắc phục sớm. Bởi đây có thể là dấu hiệu của các bệnh nha khoa nghiêm trọng, chấn thương nặng và cảnh báo biến chứng sau khi thực hiện các thủ thuật nha khoa.

Khi gặp phải tình trạng này, bạn nên chú ý một số vấn đề quan trọng như:

  • Tuyệt đối không tự ý tăng liều cao hơn liều lượng được bác sĩ chỉ định và liều khuyến cáo của nhà sản xuất. Ngoài ra, không tùy tiện ngưng thuốc và thay đổi loại thuốc nếu chưa tham vấn y khoa.
  • Nếu sử dụng thuốc không kê toa, chỉ nên dùng tối đa trong 3 – 5 ngày. Trong trường hợp cơn đau không thuyên giảm hoàn toàn, bạn nên sắp xếp thời gian đến phòng khám sớm để được can thiệp các biện pháp khắc phục kịp thời.
  • Ngoài sử dụng thuốc, nên áp dụng thêm với một số biện pháp giảm đau nhức răng tại nhà như chườm đá, ngậm nước muối ấm, súc miệng với nước lá bạc hà, dùng dầu dừa, tinh dầu đinh hương,…
  • Tình trạng đau nhức răng có thể bùng phát và nặng hơn nếu sử dụng thức ăn cay nóng, món ăn chứa nhiều gia vị và có kết cấu cứng, dai, khô,… Thay vào đó, nên dùng món ăn mềm và lỏng để giảm áp lực lên răng bị đau nhức.
  • Trong trường hợp cơn đau có mức độ nặng, đau buốt nhói, lan lên răng và đầu đi kèm với tình trạng sốt, ớn lạnh và sưng hạch góc hàm, nên đến ngay bệnh viện để tránh các biến chứng nặng nề.

Tình trạng đau răng uống thuốc giảm đau nhưng không đỡ là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề bất thường. Để đảm bảo an toàn, bạn nên sắp xếp thời gian thăm khám sớm. Tuyệt đối không tự ý tăng liều và kết hợp nhiều loại thuốc giảm đau nếu chưa tham vấn y khoa.

Tham khảo thêm:

5/5 - (3 bình chọn)

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!