Chăm sóc răng miệng đúng cách giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng và hạn chế những bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa, tim mạch,… Tuy nhiên, đại đa số mọi người vẫn thường quan niệm sai lầm về việc vệ sinh và chăm sóc răng miệng. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ phân tích rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng tham khảo.
Chăm sóc răng miệng đúng cách đem lại lợi ích gì?
Hầu hết người dân Việt Nam đều mắc các vấn đến về răng miệng, điển hình là sâu răng, viêm nướu, viêm lợi, do chế độ chăm sóc răng miệng không đúng tiêu chuẩn. Mọi người thường chủ quan cho rằng sức khỏe răng miệng không ảnh hưởng đến cơ thể.
Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định bệnh lý nha khoa là mối đe dọa lớn, tiềm ẩn rủi ro gây nên những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu, u nang xương hàm, thậm chí tử vong. Do đó, chăm sóc răng miệng đúng cách là biện pháp bảo vệ sức khỏe toàn cơ thể, một số lợi ích có thể kể đến như:
- Hỗ trợ quá trình ăn nhai tốt hơn, tránh tích tụ mảng bám và thức ăn thừa trong kẽ răng.
- Mang lại hàm răng trắng sáng với nụ cười tự tin, rạng rỡ để ghi điểm với người đối diện.
- Ngăn chặn mùi hôi miệng, giúp bạn thoải mái giao tiếp với những người xung quanh.
- Tránh tình trạng vi khuẩn xâm nhập và tấn công khoang miệng gây ra các bệnh lý nha khoa.
- Hạn chế mắc các bệnh lý nền liên quan đến tim mạch, dạ dày,….
- Đối với phụ nữ mang thai, việc chăm sóc răng miệng đúng cách sẽ làm giảm nguy cơ sảy thai, lưu thai.
Chăm sóc răng miệng đúng cách theo tiêu chuẩn Y khoa
Dưới đây là 10 tiêu chí chăm sóc răng miệng đúng cách mà bạn nhất định phải biết:
#1. Đảm bảo đánh răng 2 lần/ngày
Đánh răng 2 lần/ngày là biện pháp chăm sóc răng miệng cơ bản và quan trọng nhất. Việc vệ sinh răng miệng hằng ngày giúp loại bỏ cặn thức ăn thừa và mảng bám dính trong kẽ răng. Từ đó ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn gây sâu răng. Thói quen này cũng là bước đệm bảo vệ sức khỏe toàn diện.
#2. Chải răng đúng cách
Ngoài việc giữ thói quen đánh răng 2 lần/ngày, bạn cũng cần tuân thủ các nguyên tắc trong quá trình vệ sinh răng miệng, cụ thể như sau:
- Đặt bàn chải đánh răng nằm ngang với góc nghiêng 45 độ so với viền nướu, đảm bảo lực chải nhẹ nhàng theo chiều dọc từ trong ra ngoài. Đồng thời thực hiện thao tác xoay tròn sao cho lông bàn chải có thể len lỏi vào từng kẽ răng, từ đó lấy hết cặn thức ăn thừa.
- Tuyệt đối không chà răng quá mạnh gây xước hoặc hỏng men răng. Điều này khiến bệnh nhân bị ê buốt hoặc đau nhức khi ăn uống, đặc biệt là đồ ăn nóng hoặc lạnh.
- Di chuyển đầu bàn chải từ trong ra ngoài khoảng 10 lần để làm sạch hoàn toàn. Bên cạnh đó, bạn cần chải răng trong khoảng 2 – 3 phút để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây hại ra khỏi khoang miệng. Đây cũng là thời gian đánh răng tiêu chuẩn được các nha sĩ khuyến cáo.
Để bảo vệ sức khỏe răng miệng thì việc đánh răng thường xuyên là chưa đủ mà cần thực hiện đúng cách, đúng quy trình để tránh tích tụ mảng bám, vi khuẩn gây sâu răng, viêm nướu răng, viêm lợi. Nếu đánh răng quá mạnh sẽ vô tình bào mòn men răng khiến răng trở nên nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng bởi tác động bên ngoài. Ngoài ra, việc đánh răng không đúng kỹ thuật cũng làm tổn thương nướu răng và các mô mềm xung quanh, từ đó gây ra nhiều biến chứng khó lường.
#3. Vệ sinh lưỡi
Theo các chuyên gia, lưỡi chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại. Chúng thường tích tụ giữa các gai lưỡi. Nếu không được vệ sinh và làm sạch thường xuyên, vi khuẩn sẽ bị màng nhầy lưỡi phủ lên làm xuất hiện mùi hôi khó chịu. Chính vì vậy, trong chu trình chăm sóc răng miệng không thể bỏ qua bước làm sạch lưỡi. Dưới đây là 3 cách làm sạch lưỡi thông dụng nhất hiện nay:
- Vệ sinh bằng dụng cụ cạo lưỡi: Đây là cách vệ sinh lưỡi được các chuyên gia khuyến khích thực hiện. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn dụng cụ đúng chuẩn và thực hiện đúng cách, tránh tình trạng rách lưỡi gây chảy máu. Thao tác làm sạch lưỡi 1 – 2 lần sau khi chải răng và vệ sinh dụng cụ bằng nước sạch để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập.
- Vệ sinh bằng bàn chải đánh răng: Cách làm này mang lại sự tiện lợi và an toàn hơn. Bạn chỉ cần chú ý lựa chọn bàn chải đánh răng lông mềm để tránh làm xước lưỡi. Thao tác cũng vô cùng đơn giản, đặt bàn chải đánh răng ở cuống lưỡi và chải với lực nhẹ nhàng đọc theo chiều lưỡi. Cuối cùng, súc miệng lại với nước sạch để loại bỏ hết nước bỏ thừa và cặn bẩn trong khoang miệng.
- Dùng nước súc miệng chuyên dụng: Sử dụng nước súc miệng để làm sạch lưỡi cũng là một trong những biện pháp được nhiều người áp dụng. Bạn nên lựa chọn nước súc miệng thảo mộc, được chiết xuất từ thành phần tự nhiên để giúp ngăn mùi khó chịu.
#4. Sử dụng kem đánh răng chứa khoáng chất fluoride
Fluoride là một khoáng chất tự nhiên giúp tăng cường men răng chắc khỏe. Chúng có khả năng ngăn ngừa vi khuẩn gây sâu răng và phục hồi tổn thương khi chưa hình thành lỗ sâu. Các nhà khoa học đã chứng minh, sử dụng kem đánh răng chứa Fluoride giúp giảm các bệnh lý nha khoa gấp 3 lần so với kem đánh răng thông thường. Tuy nhiên, bạn cần chú ý hàm lượng Fluoride trên mỗi sản phẩm, vì dùng lượng lớn khoáng chất này có thể gây mòn men răng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công khoang miệng.
#5. Dùng chỉ nha khoa hoặc đầu tư thêm máy tăm nước
Các nha sĩ khuyến khích bệnh nhân nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng trước khi đánh răng. Ngoài ra, bạn có thể đầu tư thêm máy tăm nước để tăng hiệu quả chăm sóc răng miệng. Áp lực nước từ đầu tăm giúp lấy đi những vụn thức ăn nhỏ. Thêm vào đó, máy tăm nước thiết lập nhiều chế độ tùy chỉnh khác nhau, vừa vệ sinh khoang miệng, vừa massage nướu hiệu quả. Nhờ đó giúp nâng cao sức khỏe răng miệng tối đa.
Tuyệt đối không dùng tăm xỉa răng bởi chúng dễ làm thưa kẽ răng, đồng thời gây tổn thương nướu và các mô mềm xung quanh. Ngoài ra, đầu tăm khá to, không thể làm sạch hoàn toàn cặn thức ăn trong kẽ răng.
#6. Súc miệng sau khi đánh răng
Súc miệng sau khi đánh răng là biện pháp chăm sóc răng miệng toàn diện. Chúng có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn gây hại và ngăn chặn các bệnh lý nha khoa nguy hiểm. Bạn có thể súc miệng bằng nước muối ấm hoặc nước súc miệng chuyên dụng được chiết xuất từ thành phần thiên nhiên.
Các sản phẩm này đều có công dụng tái tạo khoáng hóa cho răng và giảm lượng axit trong khoang miệng. Súc miệng hằng ngày trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy sẽ giúp răng chắc khỏe, đẩy lùi các vấn đề nha khoa.
#7. Chế độ ăn uống
Bên cạnh việc vệ sinh răng miệng đúng tiêu chuẩn, bạn cũng cần thiết lập cho mình một chế độ ăn uống khoa học để đảm bảo sức khỏe toàn diện, cụ thể như sau:
- Hạn chế đồ ăn chứa nhiều đường để ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn gây hại. Ngoài ra, thực phẩm chứa lượng đường cao cũng là nguyên nhân gây khô miệng, giảm tiết nước bọt, từ đó tại điều kiện thuận lợi cho các tế bào vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
- Rượu bia, thuốc là đều là những sản phẩm không tốt cho cơ thể mà bạn cần hạn chế tối đa. Chúng chứa nhiều thành phần độc hại gây bào mòn men răng, kích thích mô nướu dẫn đến viêm loét, nhiễm trùng.
- Bổ sung đầy đủ các chất dưỡng cho cơ thể bao gồm các loại hạt, sản phẩm được chế biến từ sữa, vitamin, khoáng chất có trong thịt, cá. Những thực phẩm này hỗ trợ chuyển hóa năng lượng, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây hại.
- Ăn nhiều rau xanh giúp ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến răng miệng, hệ tiêu hóa và tim mạch. Một số loại rau sạch có chứa canxi và khoáng chất cần thiết giúp răng chắc khỏe.
- Nước ép trái cây, sinh tố là một thức uống không thể thiếu trong chế độ ăn nhai hằng ngày. Bạn nên hạn chế sử dụng các loại trái cây có vị chua để tránh làm hỏng men răng. Ưu tiên lựa chọn những hoa quả chứa nhiều vitamin như cam sành, táo, bơ để tái tạo men răng và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Uống đủ nước cũng là một biện pháp chăm sóc răng miệng cơ bản mà ai cũng có thể thực hiện được. Nước không chỉ giúp thanh lọc cơ thể mà còn giảm tình trạng khô miệng, tăng cường tiết nước bọt, từ đó phòng ngừa các vấn đề nha khoa.
#8. Dùng dụng cụ bảo vệ răng
Để tránh va đập hoặc chấn thương khi chơi thể thao, bạn nên sử dụng dụng cụ bảo vệ răng chuyên dụng. Chúng sẽ tạo hàng rào bảo vệ hàm răng của bạn khỏi tác động từ môi trường bên ngoài, tránh tình trạng sứt, mẻ răng. Bên cạnh đó, việc sử dụng dụng cụ bảo vệ răng cũng giúp bảo vệ các mô mềm bên trong khoang miệng, phòng ngừa hiện tượng mô, má bị cắn rách gây chảy máu, nhất là những người đang quá quá trình chỉnh nha.
Trên thị trường hiện nay bày bán rất nhiều loại dụng cụ bảo vệ răng khác nhau với mẫu mã và kích thước đa dạng. Bạn nên lựa chọn sản phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ được làm từ nhựa dẻo cao cấp, đảm bảo an toàn và lành tính đối với con người. Tốt nhất, bệnh nhân nên đến cơ sở nha khoa để đặt làm mẫu bảo vệ răng riêng theo khuôn răng của chính mình. Dụng cụ bảo vệ răng được thiết kế riêng sẽ ôm khít khoang miệng, tránh tình trạng rơi, tuột gây nên chấn thương không đáng có.
#9. Khám răng định kỳ
Khám răng định kỳ giúp bác sĩ phát hiện sớm mầm bệnh, từ đó lên kế hoạch điều trị kịp thời, tránh biến chứng xảy ra. Ngoài ra, bạn nên cạo vôi răng khoảng 2 lần/năm để tăng cường sức khỏe răng miệng, tránh mảng bám tích tụ quá dày đặc gây nên những bệnh lý nguy hiểm như viêm nướu, tụt lợi, viêm nha chu, chảy máu chân răng,…
#10. Xử lý triệt để vấn đề nha khoa
Nếu thấy đau nhức răng, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở nha khoa để được hỗ trợ. Trong trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh lý nha khoa cần tuân thủ phác đồ điều trị của nha sĩ để xử lý triệt để mầm bệnh. Lưu ý: Lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín trang bị đầy đủ trang thiết bị, máy móc hiện đại để giúp quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng, thuận lợi và ít rủi ro hơn.
Chăm sóc răng miệng không chỉ liên quan đến việc đánh răng hay súc miệng hằng ngày mà còn phụ thuộc bởi các tác động từ bên trong. Ăn uống lành mạnh đúng khoa học sẽ giúp răng chắc khỏe hơn, ngăn chặn vi khuẩn tấn công và phá hủy cấu trúc răng. Chăm sóc răng miệng đúng cách là việc kết hợp giữa chế độ ăn uống và vệ sinh đúng tiêu chuẩn.
Chăm sóc răng miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như thế nào?
Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như sau:
- Đối với trẻ sơ sinh chưa mọc răng, mẹ lưu ý vệ sinh cho bé bằng cách sử dụng một miếng gạc hoặc vải mềm nhúng vào nước ấm sạch hoặc nước muối sinh lý, chà nhẹ nhàng lên nướu 1 lần/ngày.
- Khi trẻ bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên mẹ cũng thực hiện tương tự như trên. Chú ý dùng lực nhẹ, tránh làm đau nướu răng của bé.
- Khi bé lớn hơn, mẹ có thể sử dụng bàn chải mềm gắn vào đầu ngón tay và một chiếc khăn sạch để chăm sóc răng miệng cho bé. Đầu tiên, mẹ nhúng đầu bàn chải vào nước muối sinh lý chải đều lên mặt trong và mặt ngoài của răng. Cuối cùng là dùng khăn làm sạch lại khoang miệng cho bé.
- Đối với trẻ nhỏ từ 2 tuổi trở lên, mẹ nên giáo dục kiến thức về sức khỏe răng miệng giúp trẻ hiểu được tầm quan trọng của việc chăm sóc răng miệng đúng cách. Đồng thời bố mẹ cũng nên để trẻ tự đánh răng dưới sự quan sát của người lớn để bé tập làm quen dần với việc vệ sinh răng miệng hằng ngày.
- Khi mới tập làm quen, trẻ thường không thích kem đánh răng và hay nuốt kem đánh răng. Do đó, mẹ nên lựa chọn các loại kem đánh răng chiết xuất từ nguyên liệu tự nhiên, an toàn cho bé và có thể nuốt được. Tuy nhiên, mẹ cũng cần nhắc nhở để tình trạng này không lặp lại ở lần tiếp theo.
- Mẹ chỉ sử dụng một lượng nhỏ kem đánh răng chứa Fluoride cho bé, tránh xuất hiện đốm trắng trên thân răng.
- Hạn chế cho trẻ ăn các loại đồ ăn chứa nhiều đường như bánh quy, kẹo dẻo để ngăn ngừa sâu răng. Phụ huynh có thể làm các món tráng miệng cho trẻ từ các nguyên liệu tự nhiên có sẵn tại nhà và kiểm soát lượng đường bé nạp vào cơ thể.
- Dạy trẻ không mút tay hoặc cắn các vật cứng gây tác động mạnh lên răng khiến răng bị sứt mẻ, gãy, vỡ.
- Các chuyên gia khuyến cáo phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở nha khoa khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra sức khỏe răng miệng của bé, đồng thời có biện pháp chỉnh nha sớm trong trường hợp răng mọc lệch, khấp khẩn nặng.
Trên đây là 10 tiêu chuẩn chăm sóc răng miệng đúng cách được các bác sĩ khuyến khích thực hiện. Nhìn chung, bạn chỉ cần tuân thủ việc đánh răng hằng ngày và xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Bên cạnh đó, hạn chế đồ uống độc hại và thực phẩm chứa nhiều đường là một trong những biện pháp ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn gây hại, Hy vọng, qua bài viết bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích, từ đó thiết lập chế độ chăm sóc răng miệng đúng chuẩn Y khoa.
Bài viết liên quan
Mọc răng khôn nên uống thuốc gì giảm đau?
Viêm tủy răng cấp: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Gợi Ý 11 Cách Chữa Đau Răng Nhanh Nhất Đừng Bỏ Lỡ
Chuyên Gia Giải Đáp: Sâu Răng Có Mủ Phải Xử Lý Như Thế Nào?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!