Chữa sâu răng bằng lá trầu không được lưu truyền khá rộng rãi nhờ ưu điểm lành tính, an toàn và dễ thực hiện. Dựa vào những nguyên liệu sẵn có, các mẹo chữa từ thảo dược này có thể ngăn chặn sâu răng tiến triển, hỗ trợ giảm đau nhức và ê buốt rõ rệt.
Lá trầu không và tác dụng chữa sâu răng
Lá trầu không là cây thuốc quý được trồng rộng rãi tại nhiều địa phương ở nước ta. Trầu không là cây thân leo, lá có hình tim, toàn cây chứa nhiều tinh dầu và có mùi thơm đặc trưng. Từ lâu, trầu không đã tận dụng để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý thường gặp, trong đó có bệnh sâu răng.
Theo kinh nghiệm, ăn trầu (sử dụng trầu + vôi + cau) có thể ngăn ngừa sâu răng ở người cao tuổi hiệu quả. Từ đó, dân gian bắt đầu sử dụng lá trầu để cải thiện tình trạng sâu răng, hỗ trợ giảm đau và chống ê buốt.
Theo y học cổ truyền, trầu không có vị cay nồng, tính ấm, tác dụng chỉ thống, hành khí, khu phong tán hàn có khả năng lợi nước bọt. Ngoài tác dụng làm mềm và hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, nước bọt còn có chức năng trung hòa các sản phẩm axit do vi khuẩn bài tiết – nguyên nhân trực tiếp gây hòa tan các tinh thể cứng của men răng và ngà răng.
Phân tích từ y học hiện đại cho thấy, lá trầu không chứa nhiều hợp chất tốt cho răng như Eugenol, Cineol, Chavicol,… Các hoạt chất trong lá trầu đã được chứng minh có tác dụng diệt virus và kháng khuẩn tốt. Do đó, sử dụng lá trầu không có thể ngăn chặn tiến triển của lỗ sâu răng, giảm nhanh cơn đau và cảm giác ê buốt do tác động từ thức ăn.
Ngoài ra, trầu không còn chứa nhiều phốt pho, iot, sắt, canxi và các loại vitamin nhóm B. Các khoáng chất có trong thảo dược này có thể đẩy nhanh quá trình tái khoáng, hỗ trợ lấp đầy các lỗ sâu li ti và tăng cường độ cứng chắc của men răng. Bên cạnh đó, các chất như terpene và phenol trong lá trầu còn giúp khử mùi hiệu quả. Áp dụng các mẹo chữa sâu răng bằng lá trầu thường xuyên không chỉ giảm đau nhức, ê buốt mà còn hỗ trợ cải thiện tình trạng hơi thở có mùi.
>>>> Đọc ngay: 10 loại Thuốc trị sâu răng hiệu quả tốt nhất
Hướng dẫn 3 mẹo chữa sâu răng bằng lá trầu không đơn giản
Dân gian lưu truyền nhiều cách dùng lá trầu không chữa sâu răng. Nếu đang có ý định áp dụng, bạn có thể tham khảo một số mẹo đơn giản sau:
1. Súc miệng với nước lá trầu không
Súc miệng với nước sắc từ lá trầu không là cách đơn giản để phòng ngừa và ngăn sâu răng tiến triển nặng. Tinh dầu từ thảo dược này đã được chứng minh có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn có thể gây sâu răng như Streptococcus mutans, Lactobacilli, Streptococci,…
Ngoài ra, súc miệng với nước sắc lá trầu thường xuyên còn giúp khử mùi hôi do vi khuẩn bài tiết, đồng thời giúp răng chắc khỏe và hỗ trợ phòng ngừa các bệnh lý nha khoa thường gặp như viêm nướu, viêm nha chu, viêm quanh chóp răng,…
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 10 lá trầu không tươi và 2 bát nước sạch
- Rửa sạch lá trầu với nước muối pha loãng để làm sạch hoàn toàn bụi bẩn và vi khuẩn
- Sau đó, chà xát nhẹ lá trầu và cho vào nồi đun sôi 3 – 5 phút
- Để nước nguội và chia thành nhiều lần súc miệng trong ngày
- Nên thực hiện liên tục trong 7 – 10 ngày để giảm đau nhức và ê buốt do sâu răng gây ra
Sau khi súc miệng với nước lá trầu không, nên súc miệng lại với nước sạch. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng mẹo đơn giản này 2 – 3 lần/ tuần để phòng ngừa sâu răng và các bệnh lý nha khoa thường gặp.
2. Dùng lá trầu không ngâm rượu trị sâu răng
Ngoài cách dùng trầu không sắc lấy nước súc miệng, dân gian còn lưu truyền cách chữa sâu răng bằng cách dùng lá trầu không ngâm rượu. Theo kinh nghiệm dân gian, rượu ngâm từ trầu không có tác dụng kháng khuẩn mạnh nên thích hợp với những trường hợp sâu răng nặng gây đau nhức và ê buốt nhiều.
Tuy nhiên, cồn trong rượu có thể gây hư hại men răng. Do đó, chỉ nên sử dụng lá trầu không ngâm rượu trong một thời gian ngắn để tránh tình trạng men răng bị mài mòn dẫn đến hiện tượng răng ê buốt, nhạy cảm.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 200ml rượu trắng, 1 ít muối biển và 4 nắm lá trầu không
- Ngâm rửa lá trầu không với nước muối pha loãng, để ráo và giã nát
- Trộn lá trầu không với muối và rượu trắng
- Ngâm trong 1 – 2 tiếng, sau đó chắt lấy phần nước cho vào chai để dùng dần
- Mỗi lần dùng khoảng 30ml súc miệng trong vòng 30 – 60 giây, thực hiện đều đặn 2 lần/ ngày trong khoảng vài ngày
- Sau đó, súc miệng lại với nước sạch
3. Kết hợp lá trầu với búp bàng non
Tương tự như lá trầu không, búp bàng non cũng có tác dụng sát khuẩn và chống viêm. Lá bàng thường được tận dụng để nấu nước tắm trị viêm da cơ địa, nổi mề đay, phát ban, dị ứng thời tiết,… Ngoài ra, kết hợp lá bàng với lá trầu không cũng có thể giảm nhanh cơn đau và các triệu chứng khó chịu do bệnh sâu răng gây ra.
So với các mẹo dùng lá trầu không đơn lẻ, kết hợp lá trầu cùng với búp bàng non và một số nguyên liệu có thể giúp gia tăng hiệu quả. Áp dụng cách chữa này đều đặn 3 – 5 ngày có thể giảm nhanh cảm giác ê buốt, đau nhức khi ăn uống và hỗ trợ cải thiện tình trạng sâu răng gây hôi miệng.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 10 lá trầu không tươi, 5 búp bàng non, 1 củ nghệ và 1 ít rượu trắng
- Đem ngâm rửa các nguyên liệu, sau đó để ráo và giã nhỏ đem ngâm với rượu
- Bảo quản trong bình thủy tinh để dùng dần
- Mỗi lần sử dụng 1 ít rượu, sau đó dùng tăm bông thấm vào và bôi lên chỗ răng bị đau nhức để trong 5 phút. Cuối cùng, súc miệng lại với nước sạch.
Chữa sâu răng bằng lá trầu không có hiệu quả không?
Chữa sâu răng bằng lá trầu không là mẹo dân gian được áp dụng khá phổ biến. Có thể thấy, hầu hết các cách chữa từ lá trầu đều tận dụng nguyên liệu tự nhiên sẵn có nên chi phí thấp, an toàn và dễ thực hiện. Tác dụng dược lý của lá trầu không chỉ được lưu truyền trong dân gian mà đã được khoa học nghiên cứu và công nhận. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể cân nhắc áp dụng các mẹo chữa từ thảo dược này để cải thiện chứng sâu răng.
Sâu răng là bệnh nha khoa thường gặp, xảy ra do vi khuẩn phát triển quá mức gây phá hủy các mô cứng của men răng và ngà răng. Khi bệnh tiến triển, răng bắt đầu bị đau nhức và ê buốt – nhất là khi ăn uống. Áp dụng đều đặn mẹo chữa từ lá trầu không có thể giảm các triệu chứng khó chịu và phục hồi các lỗ sâu li ti trên bề mặt.
Tuy nhiên, cách chữa này hoàn toàn không thể chữa bệnh sâu răng dứt điểm mà chỉ có tác dụng hỗ trợ. Do đó, bạn nên áp dụng đồng thời với các phương pháp y tế theo hướng dẫn của bác sĩ. Phụ thuộc vào các mẹo dân gian nói chung và mẹo chữa từ lá trầu không nói riêng có thể khiến sâu răng tiến triển, men răng và ngà răng bị tổn thương nghiêm trọng. Trong một số trường hợp, sâu răng không được kiểm soát còn có thể gây viêm tủy răng và áp xe quanh chóp răng.
>>>> Đọc thêm: Dấu hiệu & cách chữa tình trạng sâu răng nhẹ để đạt hiệu quả từ sớm
Lưu ý khi chữa sâu răng bằng lá trầu không
Sử dụng lá trầu không chữa sâu răng là mẹo chữa đơn giản được lưu truyền khá rộng rãi. Mẹo chữa này có nhiều ưu điểm như dễ thực hiện, an toàn, lành tính, nguyên liệu sẵn có nên chi phí thấp. Tuy nhiên khi áp dụng mẹo chữa sâu răng bằng lá trầu không, bạn nên lưu ý một số vấn đề như:
- Cách chữa sâu răng bằng lá trầu không chỉ có tác dụng hỗ trợ, hoàn toàn không thể thay thế các phương pháp y tế như bổ sung fluor, hàn trám răng,… Để kiểm soát chứng sâu răng dứt điểm, nên chủ động thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Nên áp dụng mẹo chữa sâu răng bằng lá trầu không đều đặn trong khoảng vài ngày để nhận thấy hiệu quả tốt. Đối với cách súc miệng bằng lá trầu, bạn có thể áp dụng thường xuyên để làm sạch khoang miệng và hỗ trợ phòng ngừa các bệnh nha khoa thường gặp.
- Nếu có tiền sử dị ứng lá trầu không và các nguyên liệu dùng kèm, không nên áp dụng mẹo chữa này.
- Ngoài dùng lá trầu không chữa sâu răng, bạn cũng có thể sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên khác như nghệ, nha đam, mật ong, dầu dừa, đinh hương,… Điểm chung của các mẹo chữa từ thảo dược là độ an toàn cao, lành tính và chi phí thấp.
- Bên cạnh các phương pháp điều trị, cần chải răng thường xuyên, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch răng miệng hằng ngày. Ngoài ra, cần hạn chế lượng đường trong chế độ ăn để ngăn ngừa sâu răng và các bệnh nha khoa tiến triển.
Bài viết đã tổng hợp thông tin có liên quan đến cách chữa sâu răng bằng lá trầu không. Mẹo chữa này tương đối đơn giản, an toàn và lành tính. Vì vậy bên cạnh các phương pháp y tế, bạn cũng có thể cân nhắc áp dụng để bảo vệ sức khỏe răng miệng và hỗ trợ quá trình điều trị.
>>>> Xem thêm về các loại xịt chống sâu răng tốt nhất cho bé: https://wikinhakhoa.com/xit-chong-sau-rang-cho-be.html
Bài viết liên quan
Răng sâu bị lung lay có nên nhổ không?
Sâu răng nên nhổ hay trám?
Các Giai Đoạn Phát Triển Của Sâu Răng: Cách xác định và điều trị
Dấu hiệu răng sâu vào tủy và cách chữa trị an toàn
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!