Các cách làm răng sâu nhanh rụng có thể khiến chân răng lỏng lẻo, răng tự gãy khi có tác động nhẹ mà không cần phải đến phòng khám để nhổ bỏ. Các biện pháp này thường được áp dụng trong trường hợp răng sâu nặng, cấu trúc bị hư hại nghiêm trọng và không còn có khả năng hồi phục.
Cách làm răng sâu nhanh rụng tại nhà
Sâu răng là một trong những bệnh lý nha khoa phổ biến. Bệnh lý này đặc trưng bởi sự xuất hiện các đốm nâu đen và lỗ sâu lởm chởm trên bề mặt, kẽ răng và mặt nhai. Sâu răng thực chất là tình trạng mất các mô cứng của răng do quá trình hủy khoáng gây ra bởi vi khuẩn Streptococcus mutans.
Sâu răng có tiến triển chậm và không có triệu chứng rõ rệt ở giai đoạn đầu. Vi khuẩn bắt đầu hòa tan mô cứng ở men răng, sau đó tấn công vào ngà răng và tủy răng. Nếu không được thăm khám và điều trị sớm, vi khuẩn có thể phá hủy cấu trúc răng khiến răng lung lay, lỏng lẻo và buộc phải nhổ bỏ.
Để răng nhanh rụng và tránh phải đến phòng khám để nhổ răng, nhiều người tự thực hiện một số cách làm răng sâu nhanh rụng ngay tại nhà. Dưới đây là 3 cách được nhiều người áp dụng để làm lỏng chân răng giúp răng tự rụng thay vì phải nhổ bỏ:
1. Sử dụng tay lay răng thường xuyên
Sử dụng tay lay răng thường xuyên là cách đơn giản để làm răng sâu nhanh rụng tại nhà. Thực hiện liên tục khiến chân răng dần lỏng lẻo và tự gãy, rụng khi có tác động trong quá trình răng uống. Tương tự như khi thay răng sữa, việc lay răng sẽ giúp răng nhanh rụng mà không phải đến nha khoa để nhổ bỏ.
Ngoài dùng tay, bạn cũng có thể sử dụng lưỡi đẩy vào răng sâu lung lay liên tục để làm lỏng chân răng. Tuy nhiên với những răng vĩnh viễn, chân răng khá sâu và chắc nên quá trình này sẽ mất nhiều thời gian hơn so với răng sữa. Khi thực hiện, nên chú ý vệ sinh tay để tránh viêm nhiễm răng miệng.
2. Dùng thức ăn cứng, giòn
Trong quá trình ăn uống, răng đều phải chịu áp lực nhất định. Áp lực có thể tăng lên nếu sử dụng thức ăn cứng, giòn và dai. Để làm răng sâu nhanh rụng tại nhà, bạn có thể dùng các loại thức uống cứng, giòn như ổi, cà rốt, táo, gân bò,… Thường xuyên sử dụng các loại thức ăn này có thể khiến răng nhanh lỏng lẻo và tự rụng mà không cần đến phòng khám nha khoa nhổ bỏ.
3. Đánh răng thường xuyên
Đánh răng thường xuyên cũng là cách làm răng sâu nhanh rụng tại nhà. Tác động từ việc chải răng sẽ khiến chân răng lỏng lẻo, giảm độ bám dính với xương ổ răng và mô nướu. Theo thời gian, chân răng trở nên lung lay và có thể tự gãy, rụng chỉ với tác động nhỏ.
Có nên làm răng sâu nhanh rụng tại nhà?
Các cách làm răng sâu nhanh rụng tại nhà thường được áp dụng trong trường hợp sâu răng nặng và sâu răng sữa (đặc biệt là trong đang giai đoạn thay răng). Các biện pháp này có thể khiến chân răng lỏng lẻo và tự rụng thay vì phải đến phòng khám để nhổ bỏ.
Tuy nhiên, các cách làm răng sâu nhanh rụng tại nhà không được khuyến cáo thực hiện do mất nhiều thời gian và tạo điều kiện để sâu răng tiến triển nặng hơn. Trên thực tế, một số trường hợp răng sâu bị lung lay vẫn có thể bảo tồn bằng một số biện pháp điều trị.
Do đó nếu nhận thấy răng sâu có dấu hiệu lung lay, lỏng lẻo, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và can thiệp các phương pháp điều trị phù hợp. Tuyệt đối không tự ý thực hiện các cách làm răng sâu nhanh rụng tại nhà. Các biện pháp này có thể khiến răng tự rụng nhưng tác động tiêu cực đến toàn bộ sức khỏe răng miệng và tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề nha khoa khác như viêm nướu răng (viêm lợi), răng ê buốt, viêm tủy răng, viêm quanh chân răng, viêm nha chu, áp xe răng,…
Hơn nữa, tình trạng răng sâu tự rụng không thể giải quyết triệt để ổ viêm nhiễm. Ngay khi cả khi răng đã rụng hoàn toàn, vi khuẩn vẫn trú ngụ bên trong mô nha chu, tiếp tục phát triển và lây lan sang các cơ quan lân cận. Do đó khi nhận thấy răng sâu bị hư hại nặng, bạn vẫn nên đến phòng khám để được bác sĩ nhổ bỏ răng và chỉ định dùng thuốc để giải quyết triệt để ổ viêm nhiễm.
Cần làm gì khi bị sâu răng?
Sâu răng là bệnh nha khoa có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn. Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh lý này, bạn cần phải thực hiện các biện pháp chăm sóc và điều trị phù hợp để bảo tồn răng, hạn chế nguy cơ phải nhổ bỏ răng. Bởi mất răng đồng nghĩa với việc răng mất hoàn toàn chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.
Sau một thời gian mất răng, xương ổ răng sẽ xuất hiện tình trạng hủy cốt bào dẫn đến tiêu xương răng gây sụp lún và xô lệch các răng khác trên cung hàm. Đa phần các trường hợp nhổ răng vĩnh viễn đều phải trồng lại răng mới để bảo vệ răng miệng và phục hồi chức năng ăn nhai.
Vì vậy để hạn chế nguy cơ phải nhổ bỏ răng sâu, bạn nên:
- Tìm gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh sâu răng. Nếu được thăm khám và điều trị sớm, bệnh sẽ được kiểm soát hoàn toàn, hạn chế tình trạng răng lung lay, lỏng lẻo và răng tổn thương nặng buộc phải nhổ bỏ.
- Có thể bổ sung fluor bằng cách dùng kem đánh răng, nước súc miệng chứa khoáng chất này. Fluor đã được chứng minh có hiệu quả tái khoáng men răng và bù lấp các lỗ sâu li ti trên bề mặt.
- Chải răng 2 – 3 lần/ ngày và cần chải răng đúng cách để làm sạch thức ăn thừa, ngăn ngừa hình thành mảng bám. Giữ vệ sinh răng miệng tốt là cách đơn giản giúp kiểm soát và phòng ngừa sâu răng tái phát.
- Để tăng hiệu quả làm sạch khoang miệng, bạn nên sử dụng thêm chỉ nha khoa và dùng súc miệng sát khuẩn, tiêu viêm. Chải răng 2 – 3 lần/ ngày không thể làm sạch hết mảng bám và tiêu diệt hại khuẩn bên trong khoang miệng.
- Thức ăn và đồ uống chứa đường là nguồn dinh dưỡng ưa thích của vi khuẩn. Vì vậy khi bị sâu răng, bạn nên hạn chế lượng đường trong chế độ ăn. Ngoài ra, nên tránh dùng rượu bia và hạn chế các loại thức ăn cứng, khô để bảo vệ răng bị sâu, tránh tình trạng răng lung lay, lỏng lẻo.
- Nếu chưa có thời gian đến phòng khám, có thể áp dụng một số cách ngăn chặn sâu răng phát triển như giữ vệ sinh răng miệng, sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên có đặc tính kháng khuẩn để súc miệng (nước muối, nước nha đam, tinh dầu đinh hương, dầu dừa,…)
Các cách làm răng sâu nhanh rụng tại nhà không được khuyến cáo vì có thể gây ra nhiều tình huống rủi ro và biến chứng nặng nề. Để bảo tồn răng, bạn nên thăm khám ngay khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh sâu răng như răng đau nhức, ê buốt, bề mặt xuất hiện nhiều đốm và lỗ sâu lởm chởm.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Sâu răng hàm ở trẻ ảnh hưởng như thế nào?
Hội chứng sâu răng do bú bình và cách phòng ngừa
Răng Sâu Bị Vỡ Chỉ Còn Chân Răng: Cách Điều Trị Đúng
Trẻ Bị Sâu Răng Vào Tuỷ Là Do Đâu? Cách Điều Trị Hiệu Quả
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!