Dù ra đời từ rất lâu nhưng niềng răng mắc cài kim loại vẫn là phương pháp chỉnh nha được ưa chuộng nhất. Nếu có ý định thực hiện phương pháp này, bạn đọc nên tham khảo thông tin giải đáp Đối tượng nào nên chọn niềng răng mắc cài kim loại? trong bài viết sau.
Đối tượng nào nên lựa chọn niềng răng mắc cài kim loại?
Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp chỉnh nha sử dụng hệ thống mắc cài được làm từ hợp kim Niken – Titanium để dịch chuyển và nắn chỉnh răng về vị trí mong muốn. Đây là khí cụ chỉnh nha truyền thống được sử dụng rất rộng rãi. Ưu điểm của khí cụ này là có độ cứng chắc cao, độ bền tốt , phân bố lực đều và ổn định.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp niềng răng mới ra đời nhưng niềng răng mắc cài kim loại vẫn là phương pháp được ưa chuộng nhất. Vậy đối tượng nào nên chọn niềng răng mắc cài kim loại?
Theo các chuyên gia Răng hàm mặt, niềng răng mắc cài kim loại phù hợp với hầu hết các trường hợp có chỉ định chỉnh nha. Khí cụ này có thể khắc phục triệt để các khuyết điểm của răng như răng hô vẩu, răng móm, răng thưa, răng khấp khểnh, sai khớp cắn và chen chúc. Trong đó, niềng răng mắc cài kim loại đặc biệt thích hợp với những trường hợp sau:
1. Trường hợp răng bị sai lệch nghiêm trọng
Mỗi phương pháp niềng răng đều có những ưu điểm và hạn chế. Với niềng răng mắc cài kim loại, phương pháp này có ưu điểm độ bền cao, chắc chắn, khả năng phân bố lực đều và ổn định. Chính vì vậy, niềng răng mắc cài kim loại thích hợp với những trường hợp răng bị sai lệch nặng như hô vẩu nghiêm trọng, răng móm nặng, sai lệch khớp cắn,…
Những trường hợp này thường mất nhiều thời gian niềng mới có thể điều chỉnh răng về đúng vị trí. Hơn nữa, lực siết hàm cũng phải mạnh hơn so với các trường hợp răng hô vẩu, thưa và móm nhẹ. Do đó, bác sĩ thường yêu cầu niềng răng bằng mắc cài kim loại để hạn chế tình trạng bung súc dây cung, rơi mắc cài,… Ngoài ra, bạn cũng nên lựa chọn mắc cài tự buộc thay vì mắc cài kim loại thường để hạn chế tình trạng giãn đứt dây chun.
Nếu áp dụng các kỹ thuật chỉnh nha khác, thời gian niềng sẽ kéo dài từ 3 – 4 năm và dễ gặp phải các rủi ro như nứt, mẻ, súc khí cụ. Đây cũng chính là lý do vì sao niềng răng mắc cài kim loại vẫn là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất dù đã ra đời từ lâu.
2. Người muốn rút ngắn thời gian niềng răng
Nhờ có đặc tính bền chắc, khả năng phân bố lực đồng đều và ổn định, niềng răng mắc cài kim loại được đánh giá là phương pháp có thời gian niềng ngắn nhất – đặc biệt là niềng răng bằng mắc cài kim loại tự buộc. So với niềng răng mắc cài sứ, phương pháp này có thể rút ngắn thời gian niềng từ 3 – 6 tháng tùy theo từng trường hợp cụ thể. Chính vì vậy, mắc cài kim loại là lựa chọn thích hợp với những người muốn giảm thời gian niềng răng – chỉnh nha.
3. Đối tượng muốn tiết kiệm chi phí chỉnh nha
Trong tất cả các phương pháp chỉnh nha, niềng răng mắc cài kim loại là kỹ thuật có chi phí thấp nhất (dao động từ 20 – 30 triệu đồng/ mắc cài thường và 30 – 40 triệu đồng/ mắc cài tự buộc). Trong khi mắc cài sứ thường và tự buộc có giá từ 30 – 60 triệu đồng, mắc cài mặt trong có giá 70 – 100 triệu đồng và niềng răng trong suốt có giá khoảng 80 – 140 triệu đồng.
Do đó, niềng răng mắc cài kim loại rất thích hợp với những trường hợp muốn tiết kiệm chi phí – đặc biệt là học sinh và sinh viên. Để giảm áp lực tài chính, bạn có thể lựa chọn các bệnh viện/ phòng khám có chính sách niềng răng trả góp theo từng giai đoạn.
Những đối tượng không nên chọn niềng răng mắc cài kim loại?
Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp chỉnh nha được ưa chuộng nhất hiện nay nhờ có chi phí hợp lý, hiệu quả chỉnh nha tốt và phù hợp với hầu hết những trường hợp có chỉ định niềng răng. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi thực hiện phương pháp này nếu thuộc những đối tượng sau:
1. Dị ứng Niken
Dị ứng Niken là một dạng dị ứng kim loại thường gặp ở người có cơ địa mẫn cảm. Niken là thành phần chính của mắc cài kim loại (hợp kim Niken-Titanium). Do đó nếu có tiền sử dị ứng với kim loại này, bạn nên thông báo trước với bác sĩ để được tư vấn phương pháp chỉnh nha phù hợp.
Ở những người bị dị ứng với Niken, hệ miễn dịch sẽ xác định Niken là dị nguyên và phản ứng lại bằng cách sản sinh kháng thể, hoạt hóa và giải phóng các chất trung gian. Dù ít khi đe dọa đến sức khỏe nhưng phản ứng dị ứng gây ra không ít triệu chứng khó chịu như nướu sưng đỏ, ngứa ngáy, khó chịu,…
2. Trường hợp nền răng yếu
Những người có nền răng yếu thường dễ bị đau nhức, ê buốt răng và thậm chí là răng lung lay, lỏng lẻo trong quá trình chỉnh nha. Với lực siết mạnh, mắc cài kim loại có thể khiến răng bị đau nhức nhiều và ma sát với niêm mạc dẫn đến loét, chảy máu. Do đó trong những trường hợp này, bạn nên xem xét niềng răng mắc cài sứ hoặc pha lê để hạn chế những triệu chứng kể trên.
3. Người làm những công việc đòi hỏi cao về ngoại hình
Hạn chế lớn nhất của mắc cài kim loại là ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ do mắc cài có màu bạc xám nên “lộ” rõ trên nền răng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự tự tin và thoải mái trong quá trình ăn uống, sinh hoạt. Do đó, niềng răng mắc cài kim loại thường không phù hợp với những người làm các công việc đòi hỏi cao về ngoại hình. Trong trường hợp này, bạn có thể cân nhắc niềng răng trong suốt, niềng răng mắc cài sứ hoặc mắc cài pha lê.
Thực tế, niềng răng mắc cài kim loại được áp dụng cho hầu hết các trường hợp có chỉ định chỉnh nha như răng khấp khểnh, răng móm, răng lệch lạc, răng thưa, răng hô vẩu, khớp cắn hở, ngược và sâu. Để lựa chọn được phương pháp phù hợp, bạn nên xem xét cơ địa, nhu cầu thẩm mỹ và khả năng tài chính để lựa chọn được kỹ thuật phù hợp nhất.
Trên đây là những thông tin về vấn đề “Đối tượng nào nên chọn niềng răng mắc cài kim loại?”. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã hiểu hơn những trường hợp nên/ không nên áp dụng kỹ thuật chỉnh nha này. Trước khi can thiệp niềng răng, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn về ưu điểm – hạn chế của từng phương pháp.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Niềng răng Invisalign là gì? Hiệu quả không? Quy trình và giá
Niềng Răng Xong Bị Lệch Mặt: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý
5 Loại Thực Phẩm Bạn Nên Tránh Khi Đang Niềng Răng
Niềng Răng Không Mắc Cài eCligner Có Tốt Không? Giá Bao Nhiêu?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!