Mất răng lâu năm có trồng răng được không? Giải đáp chi tiết

Trường hợp mất răng lâu năm sẽ phải đối mặt với hiện tượng tiêu xương hàm và nhiều hậu quả nghiêm trọng. Do đó, không ít người băn khoăn mất răng lâu năm có trồng răng được không? Bài viết sau sẽ giúp bạn đọc giải đáp chi tiết và tìm ra giải pháp tối ưu nhất trong trường hợp này.

Mất răng lâu năm có trồng răng được không?

Mất răng là tình trạng răng bị rụng hoặc phải nhổ bỏ vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi mất răng, chức năng ăn nhai và thẩm mỹ sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng với những răng không quan trọng thì không nhất thiết phải trồng lại. Ngoài ra, cũng có nhiều trường hợp chưa có đủ tài chính để phục hình sau khi mất răng.

Vì nhiều lý do, không ít người để tình trạng mất răng kéo dài trong nhiều năm dẫn đến tình trạng tiêu xương răng, cấu trúc xương bị biến đổi và lệch lạc. Do đó, khá nhiều người băn khoăn “Mất răng lâu năm có trồng lại được không?”.

mất răng lâu năm có trồng được không
Mất răng lâu năm có trồng răng được không là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm từ bạn đọc

Mất răng lâu năm đồng nghĩa với việc xương hàm bị tiêu hủy nghiêm trọng, giảm mật độ và thể tích xương rõ rệt. Lúc này, bạn vẫn có thể trồng răng nhưng không có nhiều lựa chọn như trước. Do đã xuất hiện tình trạng tiêu xương hàm và cấu trúc xương lệch lạc nên cách duy nhất có thể áp dụng là trồng răng Implant.

Những phương pháp khác như làm cầu răng sứ hay hàm giả tháo lắp truyền thống đều không thể áp dụng do xương hàm đã bị biến dạng. Nếu thực hiện những phương pháp này, răng giả thường không ổn định, dễ lung lay khi ăn uống. Ngoài ra, làm cầu răng sứ hay răng giả tháo lắp đều bị hạn chế về hiệu quả. Tuy nhiên, với những trường hợp chống chỉ định với phương pháp trồng răng Implant, bác sĩ có thể xem xét làm cầu răng sứ và làm hàm giả tháo lắp.

Giải pháp trồng răng cho người bị mất răng lâu năm

Giải pháp tối ưu cho những người bị mất răng lâu năm là trồng răng Implant. Phương pháp này có thể phục hình cả thân răng và chân răng. Trụ Implant sẽ được cấy ghép vào bên trong xương hàm để thay thế cho chân răng. Với thiết kế dạng dài, có các đường vặn xoắn và chất liệu Titanium có độ tương thích cao, xương hàm sẽ tiếp tục phát triển vào bên trong trụ giúp tăng sự ổn định và chắc chắn.

Quá trình tích hợp chân răng sẽ mất khoảng 3 – 6 tháng, sau đó bác sĩ sẽ phục hình răng sứ lên trên thông qua khớp nối. Răng Implant sử dụng những vật liệu cao cấp nên có khả năng chịu lực tốt và mang lại cảm giác ăn nhai không thua kém răng thật. Trụ Implant không chỉ giúp răng chắc chắn hơn trên cung hàm mà còn truyền lực xuống xương hàm, kích thích các tế bào xương tái tạo và sản sinh liên tục.

mất răng lâu năm có trồng implant được không
Trồng răng Implant là giải pháp tối ưu cho những trường hợp mất răng lâu năm

Trồng răng Implant có thể áp dụng cho trường hợp mất một răng, mất răng toàn hàm, mất nhiều răng liên tục hoặc mất nhiều răng xen kẽ. Ngoài hiệu quả cao, phương pháp này còn được đánh giá có độ bền ưu việt. Răng Implant thường sử dụng được ít nhất 20 năm và có thể dùng trọn đời nếu biết cách chăm sóc.

Trồng răng Implant phải xâm lấn vào xương hàm và đòi hỏi khả năng tích hợp xương tốt. Do đó, phương pháp này không được chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Người dưới 16 tuổi do cấu trúc xương hàm chưa ổn định và đang còn phát triển.
  • Phụ nữ mang thai
  • Người bị rối loạn tâm thần nặng không thể kiểm soát
  • Nghiện rượu nặng
  • Mắc các bệnh mãn tính như rối loạn đông máu (chứng máu khó đông), các bệnh tim mạch, tiểu đường nặng không thể kiểm soát,…
  • Tiền sử hoặc đang điều trị bằng hóa xạ trị

Ngoài ra, trồng răng Implant còn có chống chỉ định tương đối với những đối tượng sau:

  • Đang mắc các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm quanh chân răng, viêm nha chu hoặc đang bị viêm nhiễm trong khoang miệng.
  • Cao huyết áp và tiểu đường đơn thuần
  • Thói quen hút thuốc lá lâu năm
  • Có thói quen nghiến răng

Với những trường hợp chống chỉ định tương đối, bác sĩ sẽ tư vấn các biện pháp kiểm soát trước khi tiến hành trồng răng Implant để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Một số lưu ý khi trồng răng cho trường hợp mất răng lâu năm

Những người bị mất răng lâu năm sẽ phải đối mặt với hiện tượng tiêu xương hàm. Do đó, bác sĩ không thể trồng răng Implant trực tiếp như những trường hợp mới bị mất răng. Nếu có ý định trồng răng Implant trong trường hợp mất răng lâu năm, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Đa phần những người bị mất răng lâu năm đều phải nâng xoang trước khi trồng răng Implant. Phương pháp này được áp dụng cho những người mất răng hàm trên. Nâng xoang được thực hiện nhằm tăng thể tích xương, từ đó giúp trụ Implant ổn định và chắc chắn sau khi cấy ghép.
  • Một số trường hợp phải can thiệp ghép xương trong cấy ghép Implant do mật độ và thể tích xương hàm bị suy giảm đáng kể. Ghép xương thường được chỉ định cho người bị mất xương lâu năm, gãy xương hàm do chấn thương, xương hàm mỏng yếu bẩm sinh. Sau khi ghép xương, bác sĩ sẽ cấy ghép Implant và đợi một thời gian để chân răng tích hợp xương.
  • Những trường hợp mất răng lâu năm thường sẽ có tốc độ tích hợp xương kém hơn so với những người trồng răng ngay sau khi mất răng. Do đó, sau khi cấy trụ Implant, cần tránh những thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia, căng thẳng,… Bên cạnh đó, nên bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh để nâng cao sức khỏe và thúc đẩy tốc độ phục hồi, tái tạo xương.
  • Trồng răng Implant là phương pháp khá mất thời gian và chi phí. Để đảm bảo hiệu quả, bạn nên lựa chọn địa chỉ uy tín. Ngoài ra, nên tái khám ít nhất 1 lần/ tháng trong thời gian chờ xương tích hợp để bác sĩ kịp thời phát hiện và xử trí những vấn đề bất thường.
  • Trồng răng cho những trường hợp mất răng lâu năm sẽ tốn kém nhiều chi phí do phải phẫu thuật nâng xoang và ghép xương. Do đó, bạn nên trồng răng ngay sau khi mất răng để tiết kiệm tài chính. Can thiệp sớm các phương pháp phục hình còn giúp ngăn ngừa những hậu quả do mất răng như tiêu xương hàm, răng thưa, lệch lạc, lệch khớp cắn, hóp má,…

Bài viết đã tổng hợp những thông tin giải đáp “Mất răng lâu năm có trồng răng được không?” và tư vấn giải pháp tối ưu nhất trong trường hợp này. Để được tư vấn cụ thể, bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa Răng hàm mặt trong thời gian sớm nhất.

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

GỢI Ý DỊCH VỤ TRỒNG RĂNG:

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!