Nên làm răng giả tháo lắp hay cố định sẽ tốt hơn?

Răng giả tháo lắp và cố định đều có thể khôi phục hình thể, chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của răng. Vậy nên làm răng giả tháo lắp hay cố định? Nếu đang băn khoăn về vấn đề này, bạn có thể tham khảo thông tin giải đáp trong bài viết sau.

nên làm răng giả tháo lắp hay cố định
Bị mất răng nên làm răng giả tháo lắp hay cố định?

Tìm hiểu về răng giả tháo lắp và răng giả cố định

Trồng răng giả có nhiều phương pháp khác nhau, trong đó được chia thành 2 loại chính bao gồm răng giả tháo lắp và răng giả cố định (làm cầu răng sứ, cấy ghép Implant/ trồng răng Implant). Các phương pháp này đều được thực hiện để khôi phục hình thể và chức năng vốn có của răng.

Răng giả tháo lắp là kỹ thuật phục hình ra đời đầu tiên và đã được sử dụng hơn 100 năm. Như tên gọi, loại răng giả này có khả năng tháo lắp dễ dàng và thường được làm từ nhựa dẻo, nhựa cứng kèm theo khung kim loại.

Ngược lại với răng giả tháo lắp là răng giả cố định (cấy ghép Implant và làm cầu răng sứ). Phương pháp này dùng trụ Implant + mão răng hoặc dùng cầu răng bao gồm từ 3 mão răng trở lên để phục hồi hình thể của răng bị mất. Như tên gọi, răng Implant và răng sứ được gắn cố định lên răng và không thể tháo gỡ như hàm giả tháo lắp.

Vì được gắn cố định nên răng giả có tính ổn định cao, không bị xê dịch và bung tuột khi ăn uống như răng giả tháo lắp. Hơn nữa, răng giả cố định được làm từ chất liệu sứ có độ cứng chắc cao, khả năng chịu lực tốt và không bị mài mòn nên độ bền cao hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, so với răng cố định, răng giả tháo lắp có chi phí thấp hơn và dễ dàng tháo gỡ để vệ sinh. Cũng chính vì vậy mà phương pháp này ít gặp phải tình trạng hôi miệng và tích tụ mảng bám, cao răng như các phương pháp trồng giả khác.

Nên làm răng giả tháo lắp hay cố định?

Có thể thấy, răng giả tháo lắp và răng giả cố định đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Do đó, không thể đưa ra câu trả lời chính xác cho thắc mắc “Nên làm răng giả tháo lắp hay răng giả cố định?”. Thay vào đó, bạn đọc nên xem xét về khả năng tài chính, nhu cầu, sở thích và tình trạng răng miệng cụ thể để lựa chọn phương pháp thích hợp nhất.

1. Trường hợp nên làm răng giả tháo lắp

Răng giả tháo lắp sử dụng răng giả được làm từ nhựa, sứ có thể kèm theo khung kim loại để tăng tính ổn định và tránh xê dịch răng khi ăn uống. Phương pháp này dùng răng giả đeo trực tiếp lên hàm nên không xâm lấn vào mô nướu, răng hay xương hàm. Chính vì vậy, làm răng giả tháo lắp có thể áp dụng trong nhiều trường hợp khác nhau.

nên làm răng giả tháo lắp hay cố định
Hàm giả tháo lắp có thể sử dụng để phục hình trường hợp mất 1 răng, vài răng hoặc toàn bộ răng trên cung hàm

Các trường hợp nên làm răng giả tháo lắp:

  • Trường hợp mất 1 răng, nhiều răng và mất toàn bộ răng trên cung hàm đều có thể làm răng giả tháo lắp
  • Vì không xâm lấn nên răng giả tháo lắp có thể thay thế cho các phương pháp trồng răng cố định đối với người cao tuổi có sức khỏe kém.
  • Người mắc các bệnh lý nội khoa như tiểu đường, rối loạn đông máu, ung thư,… cũng có thể làm răng giả tháo lắp để hạn chế rủi ro khi trồng răng giả cố định.
  • Người muốn phục hình răng nhưng eo hẹp về tài chính cũng có thể lựa chọn trồng răng giả tháo lắp để tiết kiệm chi phí.

Nhìn chung, làm răng giả tháo lắp có thể phục hồi được chức năng ăn nhai khoảng 60%. Phương pháp này không xâm lấn nên quy trình thực hiện nhanh, an toàn, phù hợp với hầu hết các đối tượng và chi phí thấp. Tuy nhiên, răng giả tháo lắp có độ bền kém, khả năng chịu lực không cao và dễ bung tuột, lỏng khi ăn nhai đồ cứng.

2. Trường hợp nên trồng răng cố định

Trồng răng cố định bao gồm 2 phương pháp là cấy ghép Implant và làm cầu răng sứ. Trong đó, cấy ghép Implant dùng trụ Implant được làm từ Titanium nguyên chất cấy vào xương hàm để thay thế cho chân răng, sau đó dùng mão răng phục hình ở phía trên.

Làm cầu răng sứ chế tác từ 3 mão răng trở lên và dùng để gắn trực tiếp lên 2 răng bên cạnh răng bị mất để khôi phục hình dáng, chức năng ăn nhai của răng. Phương pháp này không xâm lấn vào mô nướu và xương hàm nhưng phải mài răng thật nên ít nhiều cũng sẽ gây ra cảm giác đau nhức, ê buốt.

nên làm răng giả tháo lắp hay cố định
Trồng răng cố định thích hợp với những người có sức khỏe tốt mong muốn tìm kiếm giải pháp làm răng giả có độ bền cao

Tương tự như làm răng giả tháo lắp, răng giả cố định cũng có thể áp dụng trong hầu hết các trường hợp mất răng như:

  • Cấy ghép Implant có thể phục hình cho những trường hợp mất 1 răng, vài răng và nhiều răng. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được thực hiện khi đủ điều kiện sức khỏe và có đủ khả năng tài chính (mỗi răng Implant có giá ít nhất 12 – 15 triệu đồng và cao nhất khoảng 30 – 33 triệu đồng).
  • Làm cầu răng sứ chỉ phục hình được trong trường hợp mất 1 hoặc vài răng liền kề, xen kẽ. Điều kiện để phục hình là phải có 2 răng trụ khỏe, chắc chắn, không bị lung lay và lỏng lẻo.

Về phạm vi chỉ định, cả trồng răng Implant và làm răng giả tháo lắp có thể áp dụng được trong tất cả các trường hợp mất răng. Làm cầu răng sứ cần phải có trụ nâng đỡ nên phạm vi chỉ định hạn chế hơn.

Mặc dù có độ ổn định cao hơn nhưng răng giả cố định phải xâm lấn vào mô nướu và xương hàm nên chỉ được thực hiện cho những người có sức khỏe tốt. Người cao tuổi và người bị rối loạn đông máu, tiểu đường,… thường không được chỉ định do nhiều rủi ro tiềm ẩn. Hơn nữa, chi phí làm răng giả cố định cao hơn rất nhiều so với răng giả tháo lắp.

Hy vọng qua những thông tin trên, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về vấn đề “Nên làm răng giả tháo lắp hay răng giả cố định?” và dễ dàng lựa chọn giải pháp phục hình răng phù hợp với nhu cầu, tình trạng răng miệng,… Nếu có bất cứ thắc mắc nào, nên trao đổi với bác sĩ để được cho lời khuyên hữu ích.

Tham khảo thêm:

5/5 - (2 bình chọn)

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!