Về nguyên lý, niềng răng hoàn toàn không ảnh hưởng đến thần kinh. Tuy nhiên nếu can thiệp nhổ răng khi chỉnh nha hoặc niềng răng sai kỹ thuật, các dây thần kinh ở chân răng có thể bị chèn ép dẫn đến các triệu chứng như răng đau nhức, ê buốt, thay đổi vị giác,…
Niềng răng có ảnh hưởng đến thần kinh không?
Niềng răng (chỉnh nha) là phương pháp nắn chỉnh răng về đúng vị trí bằng cách sử dụng mắc cài hoặc khay niềng. Phương pháp này có thể khắc phục khớp cắn sai lệch, răng hô vẩu, móm, răng thưa, răng lệch lạc và khấp khểnh. Với khả năng cải thiện các khuyết điểm của răng, niềng răng còn góp phần tạo sự cân đối và hài hòa cho khuôn mặt.
Mặc dù mang đến nhiều lợi ích nhưng chỉnh nha cũng tiềm ẩn không ít rủi ro. Nhiều người lo ngại niềng răng có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh do tác động của lực siết hàm. Tuy nhiên trên thực tế, phương pháp này chỉ sử dụng các khí cụ chuyên dụng tạo ra lực siết nhẹ để nắn chỉnh răng từ từ. Do đó, các răng trên cung hàm sẽ dần dịch chuyển về đúng vị trí và hoàn toàn không gây tổn thương dây thần kinh.
Trước khi niềng, bác sĩ sẽ chụp X-Quang để đánh giá cấu trúc răng và xương hàm. Sau đó, dựa vào dữ liệu để lên phác đồ niềng răng phù hợp với từng trường hợp. Vì vậy nếu niềng răng đúng kỹ thuật, phương pháp này hoàn toàn không ảnh hưởng đến thần kinh.
Tuy nhiên, tác động từ lực siết hàm phần nào có thể kích thích một số dây thần kinh xung quanh chân răng gây ra cảm giác đau nhức và khó chịu. Những triệu chứng này xảy ra chủ yếu trong giai đoạn đầu mới niềng răng và sau mỗi lần điều chỉnh lực siết hàm. Nếu chăm sóc đúng cách, các triệu chứng khó chịu sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau vài ngày đến vài tuần.
Một số tác động lên dây thần kinh có thể gặp phải khi niềng răng – chỉnh nha
Khi niềng răng – chỉnh nha, tác động từ lực siết hàm có thể kích thích dây thần kinh ở chân răng gây ra một số triệu chứng khó chịu. Một số triệu chứng có thể xảy ra trong quá trình niềng răng bao gồm:
1. Răng đau nhức, ê buốt
Đau nhức, ê buốt là tình trạng thường gặp trong quá trình chỉnh nha. Các triệu chứng này thường xảy ra do lực siết hàm kích thích vào chân răng, mô nướu và các dây thần kinh lân cận. Do đó khi mới gắn mắc cài và sau mỗi lần siết răng, bạn có thể gặp các triệu chứng kể trên.
Tùy theo cơ địa của từng người, tình trạng răng đau nhức và ê buốt có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Thông thường, các triệu chứng này sẽ tự thuyên giảm sau khi răng và xương hàm đã quen dần với tác động từ lực siết hàm. Bạn cũng có thể đẩy nhanh tốc độ phục hồi bằng cách ăn uống hợp lý và vệ sinh răng miệng đúng cách.
2. Ảnh hưởng đến vị giác
Khi niềng răng, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng khôn (răng số 8) và một số răng thừa (thường là răng số 4 hoặc số 5) để tạo khoảng trống nhằm giúp các răng trên cung hàm dễ dàng dịch chuyển. Nhổ bỏ răng sẽ kích thích mô nướu và ảnh hưởng đến các dây thần kinh vị giác. Do đó, một số trường hợp niềng răng có thể bị giảm và mất vị giác trong thời gian ngắn.
Các khí cụ chỉnh nha được gắn cố định trên cung hàm cũng phần nào gây ra khó khăn trong quá trình ăn uống và làm giảm khẩu vị. Tình trạng thường gặp trong giai đoạn đầu mới niềng răng và dần thuyên giảm sau khi đã quen với khí cụ chỉnh nha.
3. Đau đầu
Ở một số trường hợp, niềng răng – chỉnh nha có thể gây đau đầu kéo dài do lực siết hàm tác động đến một số dây thần kinh trong xương hàm. Các dây thần kinh ở chân răng liên kết với nhiều dây thần kinh ở vùng mặt và não bộ. Do đó, hiện tượng chèn ép dây thần kinh ở chân răng trong quá trình chỉnh nha có thể gây đau đầu âm ỉ trong thời gian dài.
Tình trạng chủ yếu gặp ở những trường hợp niềng răng sai kỹ thuật. Nếu thực hiện đúng kỹ thuật, bác sĩ sẽ điều chỉnh lực siết hàm phù hợp để hạn chế chèn ép lên dây thần kinh ở chân răng.
Về cơ bản, niềng răng không ảnh hưởng đến dây thần kinh. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn có thể gây chèn ép các dây thần kinh ở chân răng nếu niềng răng sai kỹ thuật và can thiệp nhổ răng khi chỉnh nha. Để hạn chế tối đa những rủi ro phát sinh, bạn nên lựa chọn địa chỉ đáng tin cậy nếu có ý định niềng răng.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Sáp Nha Khoa Là Gì? Cách Sử Dụng, Các Loại Và Lưu Ý
Cách Chăm Sóc Răng Miệng Khi Đang Niềng Răng
Bị Hô Hàm Trên Nhẹ Có Nên Niềng Không? Chi Phí Bao Nhiêu?
Niềng răng hỏng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!