Khác với các phương pháp chỉnh nha thông thường, niềng răng trong suốt sử dụng khay niềng thay cho mắc cài truyền thống. Với cấu tạo đặc biệt, nhiều người băn khoăn Liệu niềng răng trong suốt có phải nhổ răng không?.
Niềng răng trong suốt có phải nhổ răng không?
Niềng răng trong suốt (niềng răng không mắc cài) là phương pháp chỉnh nha được ưa chuộng trong thời gian gần đây. Phương pháp này không sử dụng mắc cài truyền thống mà dùng khay niềng để nắn chỉnh răng về đúng vị trí. Ưu điểm của niềng răng trong suốt là khay niềng không màu và ôm sát với răng nên không bị “lộ” như mắc cài.
Niềng răng trong suốt hầu như không ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và quá trình ăn uống, giao tiếp. Hơn nữa, khay niềng có thể tháo gỡ dễ dàng nên rất thuận tiện cho việc vệ sinh răng miệng. Chính vì những ưu điểm này, niềng răng không mắc cài được nhiều người lựa chọn thay vì các phương pháp truyền thống.
Hạn chế của niềng răng trong suốt là chi phí rất cao và không có hiệu quả với những trường hợp răng lệch lạc, chen chúc nặng. Ngoài những băn khoăn về quy trình, chi phí và lưu ý khi thực hiện, Niềng răng trong suốt có phải nhổ răng không cũng là vấn đề được các bạn đọc quan tâm.
Trong quá trình chỉnh nha, bác sĩ có thể chỉ định nhổ bỏ một vài răng để đảm bảo các răng trên cung hàm dễ dàng dịch chuyển đến đúng vị trí. Tuy nhiên, nhổ răng thường gây đau nhiều và ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống. Do đó, nhiều người muốn niềng răng trong suốt để hạn chế nguy cơ phải nhổ bỏ răng.
Trên thực tế, nhổ răng được chỉ định trong tất cả các phương pháp chỉnh nha. Với niềng răng trong suốt, một số trường hợp sẽ phải nhổ răng để đảm bảo hiệu quả.
1. Những trường hợp cần nhổ răng
Niềng răng trong suốt là phương pháp chỉnh nha có nhiều ưu điểm. Để đạt hiệu quả cao khi thực hiện, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng trong một số trường hợp sau:
- Răng khôn mọc lệch: Ngay cả khi không niềng răng, tất cả các răng khôn mọc lệch, mọc ngầm đều phải nhổ bỏ để phòng tránh các vấn đề nha khoa. Ngoài ra, nhổ bỏ răng mọc lệch còn giúp các răng trên cung hàm có đủ không gian để dịch chuyển, tránh trường hợp răng bị chèn ép gây lệch lạc và chen chúc.
- Cung hàm có nhiều răng thừa: Những trường hợp cung hàm có nhiều răng thừa cũng được chỉ định nhổ bỏ răng để quá trình chỉnh nha diễn ra thuận lợi và mang lại hiệu quả cao. Tùy theo cấu trúc răng, bác sĩ sẽ xem xét và chỉ định nhổ bỏ số lượng răng thích hợp. Nếu không nhổ răng thừa, niềng răng trong suốt sẽ không mang lại kết quả như mong đợi.
- Cung hàm hẹp: Cung hàm hẹp là tình trạng cấu trúc hàm nhỏ khiến các răng mọc chen chúc, lệch lạc gây sai khớp cắn. Ngay cả khi không bị thừa răng, những trường hợp này vẫn phải nhổ bỏ răng khi niềng răng trong suốt để đảm bảo hiệu quả. Răng nhổ bỏ thường nằm ở những vị trí không giữ các chức năng quan trọng như răng số 4, 5 và răng số 8 (răng khôn).
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định nhổ răng trong một số trường hợp khác. Nhổ răng đồng nghĩa với việc răng mất hoàn toàn chức năng ăn nhai và thẩm mỹ. Tuy nhiên với tác động của khay niềng, các răng trên cung hàm sẽ dịch chuyển về vị trí của răng bị nhổ bỏ nhằm tạo ra hàm răng đều, cân đối và điều chỉnh khớp cắn về đúng vị trí.
2. Các trường hợp không phải nhổ răng
Trên thực tế, không phải trường hợp nào cũng có chỉ định nhổ răng khi niềng. Niềng răng trong suốt có thể không phải nhổ răng trong những trường hợp sau:
- Niềng răng trước 16 tuổi: Đa phần những trường hợp niềng răng trước 16 tuổi đều không phải nhổ răng. Bởi trong giai đoạn này, răng, nướu và xương hàm đang phát triển nên có thể điều chỉnh dễ dàng bằng khí cụ chỉnh nha. Hơn nữa, trẻ dưới 16 tuổi chưa mọc răng khôn (răng khôn thường mọc trong giai đoạn từ 17 – 27 tuổi).
- Niềng răng thưa: Với những trường hợp răng thưa, cung hàm có sẵn khoảng trống nên không cần nhổ bỏ răng khi niềng. Răng thưa thường chỉ cần điều chỉnh lực siết theo chiều ngang nên rất thích hợp với phương pháp niềng răng trong suốt. Tuy nhiên trong trường hợp này, bạn cần phải dùng hàm duy trì sau khi tháo khay niềng để tránh tình trạng răng chạy về vị trí cũ.
- Cung hàm rộng: Cung hàm rộng có đủ không gian để răng dịch chuyển nên thường không phải nhổ răng. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ thiết kế khay niềng phù hợp để dàn đều răng và tiến hành nắn chỉnh răng về đúng vị trí.
Để hạn chế nguy cơ phải nhổ răng, bác sĩ cũng có thể thực hiện thêm kỹ thuật đánh lún răng.
Một số lưu ý khi niềng răng trong suốt
Niềng răng trong suốt là phương pháp chỉnh nha tiên tiến với nhiều ưu điểm vượt trội. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này hạn chế hơn so với các phương pháp chỉnh nha truyền thống. Hơn nữa, niềng răng trong suốt còn có chi phí khá cao nên không phù hợp với tất cả mọi người.
Khi niềng răng trong suốt, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Niềng răng trong suốt là phương pháp chỉnh nha tiên tiến đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của máy móc và thiết bị hiện đại. Do đó nếu có ý định thực hiện phương pháp này, bạn nên lựa chọn nha khoa/ bệnh viện uy tín để đảm bảo hiệu quả.
- Niềng răng bằng khay trong suốt không có hiệu quả tốt trong trường hợp răng lệch lạc và khấp khểnh nặng. Chính vì vậy, bạn nên xem xét thêm một số kỹ thuật chỉnh nha khác như niềng răng mắc cài thường, mắc cài sứ, pha lê, mắc cài tự buộc và mắc cài mặt trong.
- Mỗi khay niềng trong suốt chỉ được sử dụng trong 14 ngày. Sau thời gian này, bạn cần đến nha khoa để lắp khay niềng mới. Hoặc có thể đặt khay niềng giao đến nhà/ văn phòng làm việc để tiết kiệm thời gian.
- Để đảm bảo hiệu quả, cần sử dụng khay niềng trong suốt từ 20 – 22 giờ mỗi ngày. Dùng ít hơn thời gian quy định có thể giảm hiệu quả chỉnh nha và kéo dài thời gian niềng.
- Mỗi ngày, nên vệ sinh khay niềng ít nhất 1 lần bằng nước sạch và bàn chải có lông mềm, mảnh. Không sử dụng nước nóng và chất tẩy rửa mạnh để làm sạch vì có thể ảnh hưởng đến độ bền và hình dáng của khí cụ.
- Khay niềng trong suốt có thể tháo lắp dễ dàng. Vào những cuộc gặp gỡ quan trọng, bạn có thể tháo khay niềng để thoải mái hơn khi giao tiếp.
- Niềng răng trong suốt có chi phí cao hơn rất nhiều so với các phương pháp chỉnh nha khác. Chính vì vậy, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng về khả năng tài chính trước khi quyết định thực hiện.
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc “Niềng răng trong suốt có phải nhổ răng không?”. Tuy nhiên, thông tin trong bài viết chỉ có tính chất tham khảo. Trước khi áp dụng bất cứ biện pháp nào, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ Răng hàm mặt để được giải đáp và cho lời khuyên hữu ích.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Niềng Răng Invisalign Tại Nha Khoa ViDental Có Tốt Không?
Mắc Cài là gì? Các loại Mắc Cài Niềng Răng phổ biến hiện nay
Cách Tự Niềng Răng Tại Nhà & Những điều cần lưu ý
7 Trường Hợp Không Nên Niềng Răng Bạn Cần Lưu Ý
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!