“Ổ mủ áp xe chân răng tự vỡ có nguy hiểm không?” là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi áp xe chân răng là một trong những vấn đề nha khoa thường gặp và khá nghiêm trọng nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời. Theo các chuyên gia đầu ngành, tình trạng vỡ áp xe răng có thể phát sinh các biến chứng nguy hiểm nếu không kiểm soát tốt.
Ổ mủ áp xe chân răng tự vỡ và dấu hiệu nhận biết
Áp xe chân răng là một trong những bệnh lý phổ biến liên quan đến nha khoa. Thuật ngữ chỉ hiện tượng chân răng, mô nướu bị viêm nhiễm và hình thành các túi mủ. Các triệu chứng bệnh lý nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể phát sinh các biến chứng nguy hiểm.
Đa số các trường hợp bị áp xe chân răng là hệ quả của viêm nha chu hay sâu răng trong thời gian dài không được xử lý đúng cách. Lúc này, vi khuẩn sẽ có xu hướng tấn công sâu vào chân răng, các mô nướu và hình thành những ổ viêm, túi mủ hay còn gọi là áp xe. Áp xe chân răng đặc trưng bởi tình trạng đau nhức, khó chịu, sưng viêm gây khó chịu.
Cụ thể, ổ mủ áp xe ở chân răng có tổ chức bao gồm mô hoại tử, dịch, vi khuẩn, bạch cầu. Thể loại bỏ ổ mủ này, bác sĩ thường tiến hành dẫn lưu áp xe nhằm hạn chế mức độ tổn thương, đồng thời cải thiện các triệu chứng, phòng ngừa biến chứng.
Tuy nhiên, những trường hợp không phát hiện bệnh lý kịp thời, ổ mủ ở chân răng phát triển lớn sẽ có xu hướng tự vỡ, chảy dịch mủ, tình trạng này nếu không được xử lý đúng cách có thể phát sinh biến chứng nặng nề.
Để nhận biết tình trạng vỡ ổ mủ áp xe chân răng, người bệnh có thể dựa vào những dấu hiệu sau:
- Đau nhức dữ dội: Khi ổ áp xe bị vỡ, dịch mủ sẽ được giải phóng đột ngột, điều này kích thích cơn đau bùng phát dữ dội. Không giống với những cơn đau thông thường, tình trạng đau nhức do bệnh lý gây ra thường bùng phát đột ngột và nghiêm trọng.
- Khoang miệng tiết dịch mủ: Sau khi ổ áp xe bị vỡ, dịch mủ bên trong áp xe sẽ chảy ra khoang miệng. Lúc này, người bệnh sẽ có cảm giác miệng có mùi tanh, khó chịu.
Ổ mủ áp xe chân răng tự vỡ có nguy hiểm không?
Áp xe chân răng là bệnh lý liên quan đến răng miệng có mức độ nghiêm trọng và có thể phát sinh biến chứng nếu không được thăm khám và điều trị nhanh chóng, nhất là tình trạng vỡ ổ mủ. Sau khi áp xe vỡ, cơn đau nhức chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn. Sau đó, cơn đau và những triệu chứng đi kèm sẽ có xu hướng tự thuyên giảm mà không cần can thiệp y tế.
Điều này khiến nhiều người bệnh chủ quan, lầm tưởng ổ áp xe đã được loại bỏ hoàn toàn. Trên thực tế, ổ áp xe chân răng bị vỡ là tình trạng khá nghiêm trọng, cần được can thiệp điều trị kịp thời. Vậy “Ổ mủ áp xe chân răng tự vỡ có nguy hiểm không?” theo các chuyên gia đầu ngành, việc ổ mủ áp xe ở chân răng vỡ có mức độ nguy hiểm cao, nếu không được xử lý kịp thời có thể phát sinh các biến chứng nguy hiểm như:
- Hoại tử sàn miệng: Biến chứng có thể khởi phát khi vi khuẩn nhiễm trùng có lan sâu xuống sàn miệng, vùng hàm và bên dưới lưỡi. Tình trạng này kéo dài có thể có thể làm tăng nguy cơ hoại tử ở sàn miệng, thậm chí gây tắc nghẽn đường hô hấp, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.
- Nhiễm trùng xoang hàm: Xoang hàm là cơ quan nằm ở gần cung hàm. Do đó, khi ổ mủ áp xe ở chân răng bị vỡ, vi khuẩn gây nhiễm trùng có thể lan rộng đến xoang hàm, từ đó dẫn đến nhiễm trùng cơ quan này.
- Tăng nguy cơ mất răng: Trường hợp ổ áp xe tiến triển, có kích thước lớn, các vi khuẩn có thể gây hại cho tủy răng và chân răng. Điều này có thể khiến tổ chức răng lung lay, tăng nguy cơ mất răng. Nếu người không kiểm soát kịp thời có thể khiến chân răng lìa khỏi cung hàm và rơi ra ngoài.
- Áp xe não: Áp xe não là một trong những biến chứng khá nghiêm trọng khi ổ mủ áp xe chân răng bị vỡ. Biến chứng này có thể khởi phát khi vi khuẩn tấn công vào hệ thống dây thần kinh, di chuyển đến não bộ và gây nhiễm trùng, hình thành ổ mủ áp xe.
Các biện pháp xử lý khi ổ mủ áp xe chân răng tự vỡ
Trên thực tế, sau khi áp xe chân răng bị vỡ, dịch mủ chảy ra ngoài các triệu chứng đau nhức, khó chịu thuyên giảm rõ rệt. Tuy nhiên, các vi khuẩn gây viêm nhiễm vẫn chưa được loại bỏ hoàn toàn. Do đó, khi nhận thấy ổ mủ áp xe bị vỡ, người bệnh cần chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và xử lý đúng cách.
Dưới đây là một số biện áp thường được áp dụng trong xử lý ổ mủ áp xe chân bị vỡ:
1. Điều trị khẩn cấp
Việc điều trị khẩn cấp với những trường hợp ổ mủ áp xe nhằm làm sạch, loại bỏ hoàn toàn ổ viêm nhiễm, bảo vệ chân răng, đồng thời tránh phát sinh các biến chứng nguy hiểm.
- Làm sạch ổ áp xe: Để kiểm soát tình trạng sót mủ trong chân răng hoặc mô nha chu, bác sĩ tiến hành làm sạch ổ áp xe bằng cách để người bệnh súc miệng với dung dịch sát khuẩn. Kế đến kiểm tra ổ mủ và làm sạch hoàn dịch áp xe.
- Dùng các loại thuốc kháng sinh: Hiện tượng ổ áp xe bị vỡ có thể tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tấn công và gây nhiễm trùng đến những khu vực xung quanh. Để tiêu trừ vi khuẩn hoàn toàn nhằm hạn chế phát sinh biến chứng, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định một số loại thuốc kháng sinh đường uống trong vòng 7 – 15 ngày.
- Kết hợp các loại thuốc giúp cải thiện triệu chứng: Với những trường hợp ổ mủ áp xe răng bị vỡ gây đau nhức, khó chịu, sốt,… Bác sĩ nha khoa có thể kê đơn một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm như Ibuprofen, Naproxen, Paracetamol, Diclofenac,…
2. Điều trị nguyên nhân
Theo số liệu thống kê cho thấy, áp xe chân răng thường là hệ quả của bệnh nha chu, sâu răng, chấn thương tiến triển nghiêm trọng. Do đó, sau khi kiểm soát tình trạng viêm nhiễm, bác sĩ chuyên khoa sẽ chẩn đoán nguyên nhân khởi phát, từ đó áp dụng phương pháp điều trị căn nguyên tận gốc. Cụ thể:
- Bọc răng: Trường hợp răng bị áp xe hư hại nghiêm trọng hoặc do trám răng quá nhiều lần răng. Lúc này, bác sĩ có thể đề nghị bọc răng nhằm phục hồi chức năng nhai cũng như đảm bảo thẩm mỹ. Bọc răng được tiến hành bằng cách mài nhỏ răng thật rồi dùng răng giả bọc bên ngoài.
- Lấy tủy răng: Đa số trường hợp bị áp xe răng khởi phát do tủy răng viêm nhiễm hoặc hoại tử. Trường hợp viêm tủy răng bác sĩ sẽ cân nhắc khoan lỗ trên bề mặt răng, sau đó vùng tủy bị viêm nhiễm, sát khuẩn và trám lại lỗ hổng với vật liệu nhân tạo.
- Nhổ răng: Trường hợp tổn thương do áp xe chân răng gây ra hư hại nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định nhổ răng. Thủ thuật này giúp ngăn ngừa áp xe tái phát, đồng thời phòng ngừa nhiễm trùng lan rộng.
- Những biện pháp khác: Thực tế, việc áp dụng phương pháp điều trị áp xe chân răng phụ thuộc vào nguyên nhân khởi phát, mức độ tổn thương ở mỗi trường hợp cụ thể. Lúc này, bác sĩ có thể đề xuất các biện pháp chữa trị khác như ghép lợi, trám răng, phẫu thuật túi nha chu,…
Các biện pháp chăm sóc khi áp xe chân răng tự vỡ hiệu quả
Áp xe chân răng bị vỡ là tình trạng nha khoa nghiêm trọng, cần được thăm khám và điều trị kịp thời tránh phát sinh biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh tuân thủ chỉ định bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần chủ động áp dụng các biện pháp chăm sóc giúp ngăn ngừa viêm nhiễm cũng như tái phát trong thời gian dài.
- Mỗi ngày đánh răng ít nhất 2 lần với kem đánh răng chứa fluoride. Bạn nên sử dụng loại bàn chải có mặt chải lưỡi giúp vệ sinh sạch vùng má trong và lưỡi dễ dàng hơn.
- Sử dụng nước súc miệng chứa các thành phần sát khuẩn cùng những khoáng chất cần thiết cho răng như canxi, fluoride,…
- Cần dùng chỉ nha khoa mỗi khi vệ sinh răng miệng nhằm làm sạch các mảng bám ở những kẽ răng, ngăn ngừa tình trạng sâu răng hiệu quả.
- Người bệnh có thể bổ sung nước uống chứa hàm lượng khoáng chất cao giúp kích thích hoạt động tái khoáng, đồng thời làm giảm nguy cơ mắc những vấn đề liên quan đến nha khoa.
- Duy trì thói quen thay bàn chải đánh răng định kỳ sau 2 – 3 tháng hoặc ngay khi lông bàn chải bị sờn.
- Chú ý cân bằng lượng đạm, tinh bột, gia vị, chất béo và hàm lượng chất xơ trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Đồng thời nên hạn chế tiêu thụ các thức ăn, đồ uống chứa lượng acid, đường cao.
- Người bệnh nên cạo vôi răng định kỳ 6 tháng 1 lần giúp bảo vệ hàm răng trắng sáng, đồng thời phòng ngừa các vấn đề nha khoa.
- Thăm khám nha khoa định kỳ, điều này sẽ giúp bạn dễ dàng trong việc phát hiện các vấn đề bất thường liên quan đến răng miệng và can thiệp điều trị sớm nhất.
Tình trạng ổ mủ áp xe chân răng bị vỡ có thể được khắc phục hoàn toàn nếu người bệnh can thiệp y tế và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, những trường hợp chủ quan, không điều trị có thể khiến tình trạng viêm nhiễm lan rộng, tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng nguy hiểm.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Áp Xe Chân Răng Nên Uống Thuốc Gì? TOP 3 Loại Tốt Nhất
Phẫu thuật áp xe chân răng và cách chăm sóc
Áp Xe Quanh Chân Răng Có Ổ: Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị
Áp Xe Chân Răng Có Nguy Hiểm Không? Gây Biến Chứng Gì?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!