Phác đồ điều trị bệnh viêm khớp thái dương hàm

Thăm khám và điều trị bệnh viêm khớp thái dương hàm theo phác đồ có thể kiểm soát nhanh các triệu chứng đau nhức, cứng khớp, khớp phát ra âm thanh khi ăn uống,… Sau khi các triệu chứng được kiểm soát, cần điều trị nguyên nhân và phục hồi chức năng để ổn định hoạt động của ổ khớp.

phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm
Cần điều trị viêm khớp thái dương hàm theo phác đồ để đạt kết quả tốt nhất

Phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm

Viêm khớp thái dương hàm là tình trạng khớp thái dương hàm bị viêm dẫn đến tình trạng khớp đau, sưng nóng và hạn chế vận động (khó há miệng, khó khăn khi giao tiếp, ăn uống) xảy ra ở một hoặc hai bên hàm. Bệnh gặp chủ yếu ở phụ nữ từ 30 – 40 tuổi, ít gặp ở trẻ nhỏ và nam giới.

Theo số liệu thống kê, bệnh lý ảnh hưởng đến khoảng 12% dân số, trong đó có 25% trường hợp xuất hiện các triệu chứng nặng. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh như tăng hoạt động của cơ (điều trị nha khoa lâu dẫn đến phải há miệng trong thời gian dài, nghiến răng, nhai thức ăn cứng, cắn bút,…), do stress, mất ngủ, trầm cảm,…

Chẩn đoán bệnh

– Khám lâm sàng:

  • Khai thác tiền sử bệnh lý (bao gồm sức khỏe toàn thân và sức khỏe răng hàm mặt). Kết hợp với khám ngoại mặt, khám mô mềm, răng và xương hàm.
  • Khám cơ mặt và cổ (quan sát các nhóm cơ hạ hàm, nâng hàm)
  • Khám vận động hàm ở nhiều tư thế khác nhau như sang bên trái, bên phải, đưa hàm ra trước,…

– Cận lâm sàng:

  • Hình ảnh: X-Quang toàn cảnh và X-Quang sọ nghiêng để đánh giá cấu trúc răng và sự đối xứng của xương hàm. Hình ảnh từ X-Quang còn giúp bác sĩ đánh giá cấu trúc của khớp thái dương hàm
  • CT: Chụp CT ở tư thế ngậm, há miệng để phát hiện các dấu hiệu bất thường. Tuy nhiên, chụp CT ít được chỉ định trên lâm sàng và chủ yếu được thực hiện trong một số trường hợp cần thiết.
  • Siêu âm: Siêu âm để khảo sát tiếng khớp kêu lục cục trong quá trình ăn nhai.

Điều trị viêm khớp thái dương hàm

Viêm khớp thái dương hàm xảy ra do rất nhiều nguyên nhân. Do đó, phác đồ điều trị sẽ được cá nhân hóa tùy theo từng trường hợp cụ thể.

phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm
Phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm theo hướng dẫn của Bộ y tế

– Điều trị tức thì:

Điều trị tức thì có thể được thực hiện trước khi có kết quả chẩn đoán dành cho trường hợp người bệnh đau nhiều, đau cơ, cơ co cứng dẫn đến không thể ăn uống và gặp nhiều khó khăn trong quá trình giao tiếp. Mục tiêu của các biện pháp điều trị tức thì là giảm đau nhức và giúp khớp dễ dàng thực hiện các hoạt động ăn uống, giao tiếp.

  • Chườm ấm, xoa bóp và nghỉ ngơi để làm dịu cơn đau.
  • Không cắn vật cứng, dùng thức ăn mềm và hạn chế há miệng to để giảm áp lực lên khớp thái dương hàm
  • Sử dụng máng đeo để giãn cơ và giảm áp lực lên khớp thái dương hàm.
  • Nếu cần thiết, có thể sử dụng thuốc giảm đau và giãn cơ. Trong trường hợp viêm khớp thái dương hàm xảy ra do stress, có thể dùng thuốc an thần nếu cần thiết.

– Điều trị nhằm ổn định khớp, răng và cơ:

  • Sử dụng máng nhai toàn phần để ổn định khớp và cơ bao quang khớp thái dương hàm. Mang nhai cần phải được đeo tối thiểu 10 giờ/ ngày
  • Trám sâu răng răng, nhổ các chân răng còn sót lại, điều trị nha chu,…

– Điều trị nguyên nhân:

  • Điều trị nguyên nhân được thực hiện khi xương, khớp và cơ đã ổn định (chuyển động hàm thuận lợi và khớp không còn đau nhức, sưng viêm,…)
  • Tùy theo nguyên nhân, có thể xem xét chỉnh hình răng mặt, phục hồi răng và mài chỉnh khớp cắn
  • Nếu không thực hiện các phương pháp trên, bệnh nhân có thể tiếp tục sử dụng máng nhai khi ngủ

– Điều trị duy trì:

  • Đeo máng nhai để bảo vệ răng, khớp và cơ

– Phục hồi chức năng khớp thái dương hàm:

  • Với những trường hợp khớp thái dương hàm bị rối loạn dẫn đến giảm chức năng, cần phục hồi chức năng sau khi thực hiện các phương pháp điều trị trên
  • Các biện pháp phục hồi chức năng bao gồm chườm nóng – chườm lạnh, kéo nắn khớp hàm, siêu âm, sử dụng sóng ngắn, tia hồng ngoại và điện phân

Viêm khớp thái dương hàm là bệnh lý phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi từ 30 – 40 tuổi. Bệnh ảnh hưởng nhiều chức năng ăn nhai, giao tiếp và tác động không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Nếu thăm khám và điều trị theo phác đồ, phần lớn các trường hợp đều có đáp ứng tốt, ít gặp phải ảnh hưởng và biến chứng nặng nề.

Tham khảo thêm:

5/5 - (2 bình chọn)

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!