Viêm khớp thái dương hàm là một trong những vấn đề xương khớp phổ biến và đang có xu hướng tăng cao do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng đau nhức, cứng khớp, ảnh hưởng đến chức năng nhai,… Viêm khớp thái dương hàm nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nặng nề.
Viêm khớp thái dương hàm là gì?
Khớp thái dương hàm còn được gọi là khớp cắn kết nối giữa xương hàm và xương hộp sọ. Khớp bao gồm diện khớp xương thái dương, xương hàm dưới và những cơ quan khác như dây chằng khớp, đĩa khớp, bao khớp,… Đây được xem là một trong những cơ quan quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình ăn uống, hoạt động nói. Khớp thái dương hàm có chức năng chính là đóng, mở giúp hoạt động nuốt, nhau, ăn uống và nói chuyện hàng ngày.
Viêm khớp thái dương hàm là một trong những trường hợp phổ biến của bệnh viêm khớp. Bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng rối loạn khớp thái dương và cơ mặt xung quanh. Từ đó có thể gây ra những cơn đau nhức, cứng khớp, co thắt theo chu kỳ. Đồng thời gây mất cân bằng của khớp nối từ xương sọ đến xương hàm. Lâu dần sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoạt động cũng như chức năng của khớp thái dương.
Theo các chuyên gia đầu ngành, viêm khớp thái dương hàm có thể khởi phát ở mọi đối tượng và độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, trong quá trình tiếp nhận và điều trị, nhận thấy bệnh lý xuất hiện nhiều ở nữ giới trong giai đoạn tiền mãn kinh, tuổi dậy thì cao hơn so với các nhóm đối tượng khác.
Nguyên nhân dẫn đến viêm khớp thái dương hàm
Theo số liệu thống kê cho thấy, nguyên nhân khởi phát viêm khớp thái dương hàm được chia thành 2 nhóm chính là không do bệnh lý và do bệnh lý. Cụ thể:
Nguyên nhân không phải bệnh lý
- Khớp thái dương hàm hoạt động quá mức: Những chuyển động như cắn móng tay, nhai kẹo cao su, nghiến răng, nhai một bên,… trong thời gian dài có thể tạo áp lực lớn lên khớp thái dương hàm, khiến cơ khớp này bị quá tải. Từ đó làm tăng nguy cơ rối loạn và viêm khớp khớp thái dương hàm.
- Chấn thương: Bị ngã, tai nạn giao thông, va chạm mạnh có thể gây tổn thương ở khớp thái dương hàm, dẫn đến sưng đau và viêm nhiễm.
- Há miệng rộng đột ngột: Hành động này có thể dẫn đến đau nhức trong vài ngày và tự thuyên giảm. Tuy nhiên, trường hợp trật khớp thái dương hàm sẽ gây khó khăn trong quá trình điều trị. Khi đó, người bệnh có thể mất khoảng vài tháng để có thể phục hồi chức năng hoạt động của khớp.
- Sau khi nhổ răng: Đây được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng viêm khớp thái dương hàm. Theo đó, khi nhổ răng số 7 hoặc 8 hoặc răng mọc chen chúc, mọc lệch, sau khớp thái dương hàm sẽ làm tăng nguy cơ viêm khớp này.
- Yếu tố cảm xúc: Trường hợp căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ trong thời gian dài có thể tác động làm căng cơ hàm và dẫn đến đau đau dương hàm mãn tính.
Nguyên nhân bệnh lý
Các dấu hiệu bệnh viêm khớp thái dương làm cũng có thể là hệ quả cũng những bệnh lý liên quan đến xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, nhiễm khuẩn khớp,… Theo đó, có đến 50% trường hợp bị viêm khớp thái dương hàm do bệnh viêm khớp dạng thấp gây ra.
Theo các chuyên gia đầu ngành, khớp thái dương hàm bị tổn thương, ảnh hưởng từ thoái hóa khớp sau khi mắc phải những bệnh như viêm khớp bàn chân, cổ tay, bàn tay,…
Với những trường hợp khởi phát các triệu chứng bệnh lý do thoái hóa khớp gây ra thường xuất hiện chủ yếu ở đối tượng trung niên, người cao tuổi bước sang giai đoạn xương khớp dần suy yếu, lão hóa.
Dấu hiệu nhận biết bệnh lý
Các biểu hiện của bệnh viêm khớp thái dương hàm thường rất dễ nhầm lẫn với những vấn đề liên quan đến nha khoa như sưng lợi, đau nhức răng,… Do đó, bạn nhận biết cụ thể các triệu chứng bệnh lý chính xác. Điều này giúp hỗ trợ quá trình thăm khám và điều trị đạt được kết quả tốt nhất.
- Triệu chứng điển hình của bệnh viêm khớp thái dương hàm là tình trạng đau nhức 1 hoặc 2 bên mặt. Giai đoạn đầu, người bệnh có cảm giác đau nhức nhẹ và cơn đau có thể tự thuyên giảm mà không cần can thiệp y tế.
- Đến khi bệnh lý chuyển biến nặng nề, cơn đau nhức xuất hiện với tần suất cao và trở nên nghiêm trọng hơn. Tình trạng này có thể kéo dài liên tục và trở nên dữ dội hơn khi nhai, ăn.
- Cơn đau có xu hướng lan rộng đến bên trong hàm và xung quanh tai. Khi đó, người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc mở hàm. Khi nhai hoặc mở miệng có thể nghe thấy âm thanh ở khớp.
- Những trường hợp bị viêm khớp thái dương hàm thường phải ngậm miệng lệch 1 bên. Tình trạng này lâu dần dẫn đến sai khớp cắn, mỏi hàm.
- Ngoài những biểu hiện phổ biến trên, người bệnh còn có thể cảm nhận những triệu chứng khác như mỏi cổ, đau nhức tai, đau cổ, chóng mặt, nổi hạch, phì đại cơ nhai, cơ thể mệt mỏi,…
Viêm khớp thái dương hàm có nguy hiểm không?
Các triệu chứng bệnh viêm khớp thái dương hàm được đánh giá có mức độ nguy hiểm cao nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời. Bệnh lý tiến triển nặng nề có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng nói và chức năng nhai của người bệnh.
Bên cạnh đó, tình trạng dính khớp, trật khớp có thể xảy ra khi các khớp giãn ra. Bởi ở giai đoạn này, đầu khớp bị thoái hóa có thể dẫn đến dinh các đĩa khớp và đầu xương. Trường hợp bệnh lý nghiêm trọng có thể gây ra biến chứng thủng đĩa khớp, phá hủy đầu xương. Từ đó làm tăng nguy cơ bị xơ cứng khớp gây khó khăn trong việc há miệng.
Các phương pháp điều trị viêm khớp thái dương hàm
Dựa vào nguyên nhân khởi phát cũng như mức độ các triệu của bệnh lý cũng như đối tượng mà bác sĩ chuyên khoa sẽ áp dụng những phương pháp điều trị cũng như hướng dẫn chăm sóc đúng cách.
Dưới đây là những biện pháp điều trị bệnh viêm khớp thái dương hàm:
1. Sử dụng thuốc Tây chữa trị
Sử dụng thuốc Tây điều trị là một trong những biện pháp được áp dụng phổ biến trong điều trị viêm khớp thái dương hàm. Những thành phần hoạt chất trong thuốc có tác dụng cải thiện tình trạng sưng viêm, đau nhức khó chịu. Bên cạnh đó, những thành phần hoạt chất trong thuốc còn có tác dụng kháng viêm, hỗ trợ giãn cơ và phòng ngừa phát sinh biến chứng.
Thuốc điều trị bệnh lý do nhiễm khuẩn
- Các loại thuốc kháng sinh: Cephalosporin thế hệ 1, 2, 3, Oxacillin, Penicillin G,… thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định trong điều trị bệnh lý. Thuốc có tác dụng ức chế hoạt động của các vi khuẩn gây bệnh.
- Nhóm thuốc chống viêm không steroid: Meloxicam, Diclofenac, Aspirin,…
- Thuốc giảm đau: Để cải thiện tình trạng đau nhức khó chịu do bệnh lý gây ra, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc như Codein, Paracetamol,…
Thuốc điều trị do chấn thương
- Các loại thuốc giảm đau: Paracetamol, Codeine,…
- Nhóm thuốc chống viêm không steroid: Trường hợp bị viêm khớp thái dương hàm do chấn thương, sau khi nhổ răng khôn,… bác sĩ có thể tiến hành kê các loại thuốc có tác dụng chống viêm không steroid. Dựa vào mức độ tổn thương, viêm nhiễm có thể chỉ định thuốc ở dạng đường uống, đường tiêm hoặc bôi ngoài da.
Thuốc điều trị do những bệnh lý xương khớp
- Nhóm thuốc chống viêm không steroid: Diclofenac, Aspirin,… thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị bệnh viêm khớp thái dương hàm do viêm khớp dạng thấp gây ra.
- Thuốc giảm đau: Trường hợp tình trạng đau nhức ở mức độ nhẹ, bác sĩ có thể sử dụng một số loại thuốc không kê đơn như Paracetamol để cải thiện.
- Thuốc kháng viêm chứa corticoid: Prednisolon, Hydrocortison có tác dụng kháng viêm ở mức độ nặng và được bác sĩ chỉ định trong trường hợp bệnh lý khởi phát do viêm khớp dạng thấp gây ra.
Lưu ý: Những loại thuốc điều trị bệnh viêm khớp thái dương hàm có thể gây ra một số tác dụng phụ. Do đó, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa đề liều lượng cũng như tần suất. Việc tự ý tăng/ giảm liều dùng có thể ảnh hưởng đến kết quả chữa trị.
2. Can thiệp ngoại khoa
Điều trị ngoại khoa, cụ thể là phẫu thuật được xem là phương pháp chữa trị sau cùng khi các biện pháp điều trị bệnh lý còn lại không đáp ứng. Tuy nhiên, phẫu thuật khớp thái dương hàm thường ít xảy ra. Mục đích của việc can thiệp ngoại khoa là giúp người bệnh thay thế phần khớp bị tổn thương hoặc sữa chữa khớp, từ đó cải thiện các chức năng của khớp thái dương.
Những trường hợp bệnh lý mới khởi phát ở mức độ nhẹ thường đáp ứng tốt các biện pháp chữa trị bảo tồn, triệu chứng sẽ thuyên giảm sau vài ngày. Tuy nhiên, với những trường hợp bệnh viêm khớp thái dương hàm tiến triển nặng nề, người bệnh có thể mất vài năm hoặc thậm chí sống chung với căn bệnh này về sau. Do đó, việc phát hiện bệnh lý sớm và chủ động điều trị sẽ hạn chế những rủi ro phát sinh.
3. Điều trị không dùng thuốc
Bên cạnh tuân thủ các biện pháp điều trị y tế theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng đau nhức, khó chịu, đồng thời cải thiện chức năng nhai tại nhà. Cụ thể:
- Chườm nóng/ chườm lạnh: Người bệnh có thể cải thiện tình trạng đau nhức, sưng viêm ở vùng khớp thái dương bằng cách chườm lạnh hoặc nóng. Dưới sự tác động nhiệt sẽ làm tê liệt dây thần kinh tạm thời, thúc đẩy tuần hoàn máu giúp giảm đau nhanh chóng, đồng thời hỗ trợ phục hồi những khu vực thương tổn.
- Chọc rửa khớp: Nhờ vào thủ thuật này sẽ giúp người bệnh loại bỏ các mảnh vụn bị tổn thương tại khớp thái dương hàm. Để tiến hành chọc rửa khớp, bác sĩ sẽ sử dụng chất lỏng, chèn kim vào khớp giúp loại bỏ những tác nhân gây sưng viêm, đau nhức.
- Xoa bóp: Thực hiện massage hoặc xoa bóp nhẹ nhàng tại vùng bị đau nhức, sưng viêm sẽ giúp tăng hoạt động tuần hoàn máu, làm dịu cơn đau, làm ấm cơ thể. Ngoài ra, liệu pháp này còn giúp người bệnh thả lỏng cơ thể, thư giãn, làm dịu thần kinh.
Các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa bệnh lý hiệu quả
Các triệu chứng bệnh lý không chỉ gây sưng viêm, đau nhức hàm, trật khớp cắn, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng nhai, nói mà còn có thể gây ra những biến chứng nặng nề nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, người bệnh cần chủ động trong việc kiểm soát các triệu chứng cũng như phòng ngừa tái phát.
- Người bệnh có thể xoa bóp nhẹ nhàng ở vùng dưới hàm giúp cải thiện các triệu chứng do bệnh lý gây ra.
- Người bệnh nên ưu tiên những thực phẩm có kết cấu mềm, dễ nuốt như cháo, canh, súp,… Tránh sử dụng những thức ăn cứng, dai và cay nóng vì có thể kích thích khiến cơn đau nhức trở nên nặng nề hơn, tổn thương xương hàm.
- Loại bỏ những thói quen xấu tác động đến xương hàm như ngủ cắn răng, nghiến răng. Ngoài ra, người bệnh hạn chế chống cằm, cắn móng tay.
- Với những trường hợp răng mọc chen chúc, mọc lệch, mất răng, lệch khớp cắn cần tiến hành niềng răng chỉnh nha.
- Bên cạnh đó, người bệnh cần lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện thăm khám răng định kỳ, phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm.
- Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, cân chỉnh thời gian làm việc, tránh căng thẳng thần kinh, lo âu, áp lực,… Bởi những tác nhân này có thể khiến tình trạng bệnh lý trở nên nặng nề hơn.
- Chủ động điều trị dứt điểm những bệnh lý liên quan đến xương khớp như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, nhiễm khuẩn khớp,… để ngăn ngừa phát sinh biến chứng viêm khớp thái dương hàm.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh. Điều này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại tác nhân gây bệnh mà còn làm giảm áp lực lên khớp thái dương hàm hiệu. Theo đó, người bệnh cần bổ sung những nhóm thực phẩm sau:
- Các loại thực phẩm có tác dụng chống viêm: Cá thu, quả mọng, cá hồi, bông cải xanh,… đều là những thực phẩm có tác dụng kháng viêm, hỗ trợ điều trị cũng như phòng ngừa bệnh lý hiệu quả.
- Thực phẩm chứa hàm lượng magie cao: Thiếu hụt magie là một trong những nguyên nhân dẫn đến sưng viêm, đau nhức khớp. Để cải thiện tình trạng này, bạn cần bổ sung những thực phẩm như yến mạch, cần tây, khoai tây, bí ngô, rau cải xoăn,… vào thực đơn hàng ngày.
- Nhóm thực phẩm giàu canxi: Canxi đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể nói chung và hệ thống xương khớp nói riêng. Việc bổ sung đủ canxi sẽ góp phần phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp và một số vấn đề liên quan đến xương khớp. Một số thực phẩm chứa hàm lượng canxi dồi dào như tôm, sữa tươi, bông cải xanh, cua,…
Ngoài ra, người bệnh nên lưu ý kiêng và hạn chế sử dụng những nhóm thực phẩm bất lợi trong quá trình chữa trị, phòng ngừa bệnh viêm khớp thái dương như:
- Các loại thực phẩm chứa nhiều gia vị cay nóng, đồ chiên xào, món ăn có kết cấu cứng, dai.
- Thức ăn đóng hộp, chế biến sẵn
- Các loại thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo bão hòa
- Thuốc lá, bia rượu, nước có gas, những chất kích thích khác.
Bệnh viêm khớp thái dương hàm thường đáp ứng tốt các biện pháp điều trị và chăm sóc đúng cách ở giai đoạn đầu, các triệu chứng mức độ nhẹ. Do đó, khi nhận thấy biểu hiện bệnh lý, người bệnh cần chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị đúng cách.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Trị viêm khớp thái dương hàm hết bao nhiêu? Chi phí cụ thể
Cách chữa viêm khớp thái dương hàm tại nhà
Đau Quai Hàm Gần Tai Bên Trái: 6 Vấn đề có thể gặp
Viêm khớp thái dương hàm có tự khỏi không? Bao lâu thì khỏi?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!