Làm thế nào để phân biệt răng sữa và răng vĩnh viễn là thắc mắc của nhiều người. Theo các chuyên gia, mỗi chiếc răng sẽ có đặc điểm nhận diện khác nhau. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết về hai loại răng này.
Tổng quan về răng sữa và răng vĩnh viễn
Trước khi tìm hiểu cách phân biệt răng sữa và răng vĩnh viễn, hãy cùng điểm qua những thông tin cơ bản về 2 loại răng này.
Răng sữa
Răng sữa là những chiếc răng đầu tiên mọc trên cung hàm, xuất hiện ở giai đoạn trẻ từ 4 – 24 tháng tuổi. Những chiếc răng này sẽ giúp bé tập ăn, tập nhai trong những năm tháng đầu tiên của cuộc đời, tạo nền tảng phát triển xương hàm về sau.
Được biết, răng sữa đã bắt đầu hình thành từ khi bé còn trong bào thai, sau đó nhú dần lên trên cung hàm và hoàn thiện khi bé đủ 26 – 30 tháng tuổi. Chúng có chức năng định hình, kích thích mầm răng vĩnh viễn mọc đúng thời gian, đúng vị trí, tránh tình trạng răng mọc chen chúc, xô đẩy, chèn ép nhau.
Theo các chuyên gia, trẻ em có tổng cộng khoảng 20 chiếc răng sữa bao gồm 10 răng sữa hàm trên và 10 răng sữa hàm dưới. Tùy thể trạng và sức khỏe của bé mà thời gian mọc sẽ khác nhau, thường thì khoảng 2 – 3 tuổi trẻ sẽ mọc đầy đủ hàm răng sữa.
Răng sữa có vai trò quan trọng đối với cơ thể con người. Thực tế, các nhà khoa học đã chứng minh hiện tượng trẻ chậm nói, nói ngọng là do răng sữa chậm phát triển hoặc không mọc đầy đủ. Nếu trẻ bị thiếu răng sữa phía trước thì tỷ lệ nói ngọng hoặc phát âm không rõ là rất cao.
Răng vĩnh viễn
Răng vĩnh viễn là những chiếc răng mọc thay thế cho răng sữa khi trẻ đủ 7 tuổi. Những chiếc răng này đảm nhận chức năng ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ cho khuôn mặt. Một bộ răng khỏe mạnh có vai trò lớn đối với sự tồn tại và phát triển của con người.
Người bình thường sẽ có tối thiểu 28 răng và tối đa 32 răng vĩnh viễn trên cung hàm bao gồm 4 răng cửa giữa, 4 răng cửa bên trên, 4 răng nanh, 16 răng hàm và 4 răng khôn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ số lượng răng tiêu chuẩn. Nhiệm vụ chính của từng nhóm răng vĩnh viễn như sau:
- Răng cửa: Dùng để cắn và xé thức ăn thành từng miếng nhỏ ngay khi đưa vào khoang miệng.
- Răng nanh: Đảm nhiệm chức năng xé và nghiền nát thức ăn.
- Răng hàm: Nhóm răng hàm có nhiệm vụ nhai và nghiền nát thức ăn giúp dạ dày tiêu hóa dễ dàng hơn.
Các chuyên gia nhận định, răng vĩnh viễn không thể mọc lại và không thể thay thế bằng bất kỳ chiếc răng nào trên cung hàm. Chính vì vậy, nếu răng bị mất hoặc phải nhổ bỏ sẽ để lại nhiều biến chứng khó lường, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe toàn cơ thể.
Mối liên hệ giữa răng vĩnh viễn và răng sữa
Theo các chuyên gia, nguyên nhân răng sữa rụng là do áp lực từ răng vĩnh viễn khiến chân răng dần tiêu biến, lung lay và gãy rụng. Sau đó, những chiếc răng này sẽ chồi lên trên cung hàm ngay tại vị trí răng sữa đã mất. Chính vì thế, răng sữa và răng hàm có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Tuy nhiên, trong trường hợp răng vĩnh viễn ở quá xa so với răng sữa, chúng sẽ tự mọc mà không cần đợi răng sữa rụng. Thêm vào đó, nếu đến tuổi thay răng mà răng không rụng thì răng vĩnh viễn cũng tự động mọc lên. Khi đó, hướng mọc của răng sẽ bị lệch so với quy chuẩn gây nên tình trạng xô đẩy, chen chúc, khấp khểnh.
Phân biệt răng sữa và răng vĩnh viễn bằng cách nào?
Dưới đây là những tiêu chí quan trọng giúp phân biệt răng sữa và răng vĩnh viễn:
Tiêu chí |
Răng sữa |
Răng vĩnh viễn |
Màu sắc |
Do thành phần vô cơ ít nên răng sữa có màu trắng đục. |
Răng sữa vĩnh viễn có màu vàng và trong hơn. |
Cấu trúc răng |
Cấu trúc men răng và ngà răng trong suốt. Lớp men răng sữa khá mỏng, chỉ khoảng 1mm. Đồng thời buồng tủy lớn và không có dây thần kinh cảm giác. |
Men răng và ngà răng có độ cứng chắc nhất định. Men răng khoảng 2 – 3mm, dày hơn so với răng sữa. |
Hình dáng |
Thân răng sữa ngắn hơn so với răng vĩnh viễn. |
Thân răng cao hơn so với răng sữa. |
Chân răng |
Răng sữa có nhiều chân dang rộng. |
Chân răng vĩnh viễn ngắn và dày hơn so với răng sữa. |
Đối với răng sữa, tế bào ngà răng có độ cứng thấp hơn men răng. Chính vì thế, tỷ lệ sâu răng ở trẻ em thường cao hơn so với người lớn. Phụ huynh nên theo dõi và kiểm soát sức khỏe răng miệng của bé. Hướng dẫn trẻ chăm sóc răng miệng theo đúng tiêu chuẩn y khoa. Đồng thời, hạn chế cho bé con ăn các loại thực phẩm độc hại như: Bánh kẹo ngọt, đồ ăn nhanh,…
Trên đây là những cách phân biệt răng sữa và răng vĩnh viễn dễ dàng nhất. Răng sữa chính là nền tảng cho sự phát triển của răng vĩnh viễn về sau. Do đó, bố mẹ cần cho bé tập làm quen với việc vệ sinh răng miệng hằng ngày.
Bài viết liên quan
Vì Sao Răng Lấy Tủy Bị Vỡ? Cách Chữa Trị Hiệu Quả Nhất
Công dụng của fluor trong việc phòng ngừa và trị sâu răng
Bị đau răng có ăn trứng được không?
Bị Viêm Tủy Răng Có Mủ Có Nguy Hiểm Không? Phải Làm Sao?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!