Chữa hôi miệng bằng lá bạc hà – Mẹo hay dễ làm

Cách chữa hôi miệng bằng lá bạc hà là mẹo đơn giản, dễ làm nhưng mang lại hiệu quả khá rõ rệt. Với hàm lượng tinh dầu cao, bạc hà giúp khử mùi hôi do hại khuẩn sản sinh và mang lại hơi thở the mát.

chữa hôi miệng bằng lá bạc hà
Với hàm lượng tinh dầu cao, lá bạc hà được tận dụng để chữa hôi miệng và mang lại hơi thở thơm mát

Chữa hôi miệng bằng lá bạc hà có hiệu quả không?

Bạc hà là loại rau gia vị quen thuộc có vị cay the, hơi đắng, mùi thơm mát đặc trưng. Bạc hà thường được dùng để ăn kèm với các loại thực phẩm có mùi tanh để tăng hương vị cho món ăn và hạn chế tình trạng lạnh bụng. Ngoài ra với công năng thanh nhiệt, tiêu đờm, kháng khuẩn và chỉ khái, thảo dược này còn được sử dụng để giảm hôi miệng, điều trị cảm lạnh, ho khan, ho có đờm,…

Bạc hà là thảo dược có hàm lượng tinh dầu cao nên có thể khử mùi hôi trong khoang miệng và ức chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn, nấm men có hại. Đặc biệt, thảo dược này còn chứa Methol – hoạt chất có tác dụng làm mát, tiêu viêm, khử mùi hôi và giảm đau. Vì vậy ngoài hiệu quả giảm hôi miệng, bạc hà còn giúp giảm sưng nướu, chảy máu và đau nhức răng.

Hiện nay, bạc hà thường được bổ sung vào công thức của các loại kem đánh răng và nước súc miệng để khử mùi, kháng khuẩn và mang lại hơi thở thơm mát. Nếu hôi miệng có mức độ không quá nghiêm trọng, bạn có thể tận dụng bạc hà để cải thiện hơi thở có mùi và một số biểu hiện đi kèm.

5 Mẹo chữa hôi miệng bằng lá bạc hà dễ làm, an toàn

Bạc hà là thảo dược có mùi thơm đặc trưng bởi hiệu quả khử mùi và kháng khuẩn mạnh. Nếu áp dụng các công thức trị hôi miệng từ thảo dược này thường xuyên, tình trạng hơi thở có mùi sẽ thuyên giảm rõ rệt. Ngoài ra để tăng hiệu quả, bạn cũng có thể kết hợp bạc hà cùng với nhiều nguyên liệu khác.

1. Nhai trực tiếp lá bạc hà tươi

Nhai trực tiếp lá bạc hà là cách trị hôi miệng tại nhà đơn giản, an toàn và mang lại hiệu quả rõ rệt. Lá bạc hà chứa hàm lượng tinh dầu cao cùng với nhiều chất xơ. Nhờ vậy, mùi hôi do hại khuẩn sinh ra trong khoang miệng sẽ được loại bỏ hoàn toàn, đồng thời mang lại hơi thở thơm mát và tự tin.

Ngoài ra, khi nhai lá bạc hà, lượng nước bọt trong khoang miệng sẽ tiết ra nhiều hơn giúp làm sạch thức ăn thừa và mảng bám. Bên cạnh đó, nước bọt còn giúp trung hòa axit từ vi khuẩn bài tiết, tái khoáng và bù lấp những lỗ sâu li ti trên bề mặt răng. Đối với cách này, bạn có thể áp dụng nhiều lần trong ngày, đặc biệt là sau khi dùng thức ăn có mùi nồng.

chữa hôi miệng bằng lá bạc hà
Nhai trực tiếp lá bạc hà giúp khử mùi trong khoang miệng và hỗ trợ làm sạch thức ăn, mảng bám tích tụ

Hướng dẫn thực hiện:

  • Rửa sạch vài lá bạc hà và để ráo nước
  • Súc miệng để làm sạch thức ăn thừa
  • Sau đó, nhai trực tiếp vài lá bạc hà nhằm loại bỏ mùi hôi và mảng bám tích tụ

2. Súc miệng với nước bạc hà

Lá bạc hà có vị cay the nên có thể không thích hợp với trẻ nhỏ và một số người có nướu răng nhạy cảm. Thay vì nhai trực tiếp lá bạc hà tươi, bạn có thể súc miệng với nước lá bạc hà. Với hàm lượng tinh dầu cao, nước bạc hà giúp làm sạch vi khuẩn trong khoang miệng, loại bỏ mùi hôi và mang lại hơi thở the mát.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm bạc hà tươi, rửa sạch và để ráo nước
  • Đun sôi khoảng 150ml nước và cho lá bạc hà vào đun trong 1 phút rồi tắt bếp
  • Để nước nguội, chia thành 2 phần bằng nhau và súc miệng kỹ sau khi chải răng
  • Áp dụng cách này đều đặn trong 1 – 2 tuần sẽ nhận thấy tình trạng hơi thở có mùi giảm đi rõ rệt

3. Đánh răng với bạc hà và baking soda

Trong trường hợp hôi miệng lâu năm do các bệnh lý nha khoa mãn tính, bạn có thể áp dụng công thức từ bạc hà và baking soda. Baking soda có tính tẩy mạnh, hiệu quả kháng khuẩn và khử mùi. Do đó, kết hợp hai nguyên liệu này vừa có thể loại bỏ mùi hôi vừa giúp làm sạch răng miệng và tẩy trắng răng hiệu quả.

Tuy nhiên, baking soda có độ pH kiềm nên dễ gây mòn men và ê buốt răng nếu áp dụng thường xuyên. Với công thức này, bạn chỉ nên áp dụng 2 – 3 lần/ tuần trong 2 tháng. Sau đó, nên ngưng một thời gian và thực hiện lại đến khi răng trắng sáng như mong muốn. Nếu bị tụt lợi và mòn men, bạn không nên áp dụng công thức này.

bạc hà trị hôi miệng
Công thức trị hôi miệng bằng lá bạc hà và baking soda có thể khử mùi, làm sạch răng miệng và hỗ trợ làm trắng răng

Cách dùng bạc hà và baking soda chữa hôi miệng tại nhà:

  • Chuẩn bị 1/2 thìa baking soda và vài lá bạc hà
  • Rửa sạch lá bạc hà, giã nát và trộn với baking soda
  • Sau đó, súc miệng và dùng hỗn hợp trên chải răng để làm sạch mảng bám, thức ăn thừa và khử mùi hôi khó chịu

Baking soda có dạng hạt nên dễ ma sát với răng, nướu gây ê buốt và chảy máu. Vì vậy khi chải răng, bạn nên thao tác nhẹ nhàng và đánh răng theo chiều dọc để giảm ma sát lên nướu.

4. Chữa hôi miệng bằng tinh dầu lá bạc hà

Nếu không có sẵn lá bạc hà tươi, bạn có thể dùng tinh dầu lá bạc hà để cải thiện tình trạng hôi miệng. Tinh dầu bạc hà chứa một lượng lớn Menthol có hiệu quả kháng khuẩn và khử mùi. Do đó, cách này sẽ thích hợp với người bị sâu răng, viêm lợi và viêm tủy răng gây hôi miệng.

Ngoài tác dụng khử mùi, tinh dầu lá bạc hà giúp giảm đau và sưng nướu răng. Nếu áp dụng đúng cách, tình trạng hôi miệng và các triệu chứng đi kèm sẽ thuyên giảm rõ rệt sau khoảng vài ngày.

Cách thực hiện:

  • Cho khoảng vài giọt tinh dầu bạc hà vào 100ml nước
  • Khuấy đều cho tinh dầu hòa vào nước
  • Đánh răng và dùng nước tinh dầu bạc hà pha loãng súc miệng thật kỹ
  • Nhổ bỏ và có thể súc miệng lại với nước sạch để tránh tình trạng cay the
  • Áp dụng đều đặn 2 lần/ ngày

Nếu dùng tinh dầu bạc hà, bạn cần chọn các sản phẩm an toàn có thể ngậm và súc miệng được. Tránh dùng tinh dầu bạc hà chuyên dùng cho máy khuếch tán tinh dầu.

5. Dùng trà bạc hà giảm hôi miệng do trào ngược

Hôi miệng không chỉ xảy ra do các bệnh nha khoa mà còn có liên quan đến chứng trào ngược dạ dày. Khi thức ăn trào ngược lên, khoang miệng sẽ tiết ra mùi hôi rất khó chịu khiến hơi thở có mùi khi giao tiếp. Trà bạc hà không chỉ giúp cuốn sạch mùi của thức ăn mà còn giúp giảm buồn nôn, thúc đẩy chức năng tiêu hóa của dạ dày và đường ruột. Nhờ vậy, tình trạng trớ thức ăn, ợ nóng và ợ chua sẽ giảm đi rõ rệt.

chữa hôi miệng bằng lá bạc hà
Uống trà bạc hà là mẹo giảm hôi miệng do chứng trào ngược dạ dày thực quản

Cách pha trà bạc hà giảm hôi miệng do trào ngược dạ dày thực quản:

  • Cách 1: Dùng trà túi lọc hãm với 200ml nước sôi trong 5 – 7 phút. Sau đó, uống trà trực tiếp hoặc thêm vào một ít đường phèn. Nên dùng trà bạc hà 1 – 2 lần/ ngày sau các bữa ăn để giảm trào ngược và cải thiện tình trạng hôi miệng.
  • Cách 2: Rửa sạch 1 nắm lá bạc hà và để ráo nước. Giã nát lá bạc hà, cho vào tách và đổ vào 150 – 200ml nước sôi hãm trong 10 phút. Dùng trà bạc hà uống khi còn ấm để làm dịu cổ họng, giảm buồn nôn và khử mùi hôi khó chịu trong khoang miệng.

Bạc hà chứa Menthol có thể gây co bóp tử cung. Do đó, phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng trà bạc hà hoặc chỉ dùng khi đã tham khảo ý kiến bác sĩ.

Một số lưu ý khi dùng lá bạc hà trị hôi miệng

Dùng lá bạc hà trị hôi miệng là mẹo đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà. Nhờ hàm lượng tinh dầu cao và hoạt chất Menthol dồi dào, bạc hà có thể khử mùi hôi trong khoang miệng và mang lại hơi thở the mát.

chữa hôi miệng bằng lá bạc hà
Ngoài mẹo chữa hôi miệng bằng lá bạc hà, cần thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh răng miệng

Để đạt hiệu quả cao khi áp dụng cách chữa hôi miệng bằng lá bạc hà, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Cách chữa hôi miệng bằng lá bạc hà và các nguyên liệu tự nhiên chỉ mang lại hiệu quả với trường hợp nhẹ. Với những người bị hôi miệng lâu năm, các biện pháp này chỉ mang lại tác dụng hạn chế.
  • Ngoài các mẹo cải thiện từ thảo dược tự nhiên, bạn cần thay đổi những thói quen xấu gây hơi thở có mùi như hút thuốc lá, ít uống nước, dùng thức ăn, đồ uống có mùi nồng, vệ sinh răng miệng kém, thở bằng miệng,…
  • Chải răng 2 – 3 lần/ ngày và sử dụng nước súc miệng thường xuyên để giảm mùi hôi trong khoang miệng. Các biện pháp này không chỉ loại bỏ mùi hôi hiệu quả mà còn giúp cải thiện và phòng ngừa các vấn đề nha khoa.
  • Nếu bị hôi miệng do trào ngược, nên thay đổi thói quen ăn uống, tránh dùng cà phê, trà đặc, rượu bia và thức ăn chứa nhiều gia vị cay nóng. Bên cạnh đó, nên hạn chế nằm sau khi ăn và tăng cường tập thể dục thể thao. Khi tình trạng trào ngược được cải thiện, hiện tượng hơi thở có mùi sẽ thuyên giảm rõ rệt.
  • Ngoài các biện pháp tại nhà, bạn nên đến nha khoa để được kiểm tra và điều trị dứt điểm các vấn đề răng miệng. Các bệnh nha khoa mãn tính không chỉ gây ra hơi thở có mùi mà còn ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và khiến răng lung lay, suy yếu dần theo thời gian.

Chữa hôi miệng bằng lá bạc hà là công thức khá đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên để khắc phục tình trạng hơi thở có mùi triệt để, bạn cần thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh răng miệng, thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt không hợp lý. Nếu cần thiết, nên đến nha khoa để được thăm khám và can thiệp các phương pháp điều trị.

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!