Răng bị áp xe có nên nhổ không?

Răng bị áp xe có nên nhổ không là mối bận tâm hàng đầu của nhiều người bệnh. Trên thực tế, nhổ răng không phải là giải pháp được ưu tiên trong điều trị bệnh lý này. Tuy nhiên để phòng ngừa biến chứng, bác sĩ có thể xem xét nhổ bỏ răng trong một số trường hợp. 

răng đang bị áp xe có nhổ được không
Răng bị áp xe có nên nhổ không?

Răng bị áp xe có nên nhổ không?

Áp xe răng là bệnh nha khoa có mức độ nặng, đặc trưng bởi sự hình thành túi mủ ở chân răng (chóp răng) hoặc mô nha chu (thường là mô nướu). Bệnh lý này có thể gặp ở trẻ em và người lớn.

Khác với các vấn đề nha khoa thông thường, áp xe răng là bệnh lý có mức độ nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe răng miệng. Nếu không được điều trị sớm, áp xe răng có thể gây ra nhiều biến chứng hoặc thậm chí là đe dọa đến tính mạng.

Răng bị áp xe có nên nhổ không là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Theo các bác sĩ chuyên khoa Răng hàm mặt, nhổ răng không phải là phương pháp ưu tiên trong điều trị bệnh lý này. Tuy nhiên trong một số trường hợp, nhổ bỏ răng có thể được xem xét tùy theo mức độ tổn thương, vị trí răng,…

1. Khi nào nên nhổ răng áp xe?

Nhổ răng là phương pháp loại bỏ răng ra khỏi cung hàm. Sau khi nhổ bỏ, răng ở vị trí này sẽ mất hoàn toàn chức năng thẩm mỹ và sinh lý. Chính vì vậy, nhổ bỏ răng chỉ được xem xét trong những trường hợp sau đây:

– Áp xe răng nặng:

Áp xe răng có thể tiến triển nặng nếu không được thăm khám và điều trị sớm. Theo thời gian, vi khuẩn gây viêm nhiễm có thể phá hủy toàn bộ chân răng, dây chằng và các cơ quan xung quanh khiến răng lỏng lẻo, lung lay. Trường hợp răng tổn thương quá nặng và hoàn toàn không có khả năng hồi phục, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng để giải quyết ổ viêm nhiễm triệt để.

răng đang bị áp xe có nhổ được không
Nhổ răng được cân nhắc trong trường hợp răng bị áp xe nặng và bị phá hủy không thể hồi phục

Tuy nhiên, nhổ bỏ răng có thể gây ra hiện tượng tiêu xương hàm, ảnh hưởng đến các răng kế cận và tác động không nhỏ đến thẩm mỹ, ngoại hình. Vì vậy sau khi nhổ bỏ răng, bạn cần can thiệp các biện pháp phục hình răng như trồng răng giả.

Áp xe răng khôn:

Răng khôn (răng số 8) là răng nằm ở vị trí cuối cung hàm và mọc trong giai đoạn trưởng thành (từ 17 – 25 tuổi). Mỗi người có 4 răng khôn bao gồm 2 răng hàm trên và 2 răng hàm dưới. Tuy nhiên trên thực tế, có một số người hoàn toàn không mọc răng khôn hoặc mọc ít hơn 4 chiếc.

Răng khôn không giữ vai trò quan trọng đối với hoạt động ăn nhai, giao tiếp và thẩm mỹ. Do đó khi răng ở vị trí này gặp phải các vấn đề nghiêm trọng như viêm tủy răng, áp xe răng, sâu răng nặng,… lựa chọn ưu tiên là nhổ bỏ răng. Hơn nữa, nhổ răng số 8 còn giúp phòng ngừa sâu răng số 7 và nhiều vấn đề nha khoa thường gặp khác.

– Lưu ý trước khi nhổ răng bị áp xe:

Áp xe răng là tình trạng nhiễm khuẩn cấp cần được xử trí sớm. Tuy nhiên, nhổ răng không được chỉ định trong giai đoạn cấp tính vì có thể làm tăng nguy cơ vi khuẩn lây lan sang các cơ quan kế cận và những cơ quan xa.

Vì vậy trước khi nhổ bỏ răng, bạn phải can thiệp các phương pháp như:

  • Chích rạch áp xe để loại bỏ ổ mủ, ngăn không cho vi khuẩn lây lan sang mô nướu và các răng lân cận
  • Sử dụng kháng sinh và thuốc giảm đau, chống viêm trong 5 – 7 ngày để kiểm soát nhiễm trùng, giảm đau nhức và ê buốt

Sau khi thực hiện các biện pháp này, bạn cần quay lại nha khoa tái khám để được đánh giá mức độ tổn thương của răng. Trong trường hợp răng bị tổn thương nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ để ngăn ngừa tái phát và giải quyết triệt để ổ viêm nhiễm.

2. Trường hợp không nên nhổ răng áp xe

Như đã đề cập, nhổ răng làm mất hoàn toàn chức năng sinh lý và thẩm mỹ của răng nên chỉ được xem xét trong những trường hợp thật sự cần thiết. Đối với trường hợp răng tổn thương không quá nặng, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội nha (chữa tủy).

răng đang bị áp xe có nhổ được không
Trường hợp áp xe răng có mức độ nhẹ đến trung bình, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội nha thay vì nhổ bỏ

Phương pháp này giúp bảo tồn chức năng và hình dáng của răng. Chữa tủy được thực hiện bằng cách bộc lộ khoang tủy bằng dụng cụ chuyên dụng, sau đó tiến hành làm sạch phần tủy bị hoại tủy, sát khuẩn và trám bít bằng vật liệu nhân tạo. Sau khi chữa tủy, ổ viêm nhiễm sẽ được giải quyết triệt để, đồng thời răng vẫn duy trì được chứng năng nhai và thẩm mỹ.

Đối với những trường hợp răng sâu vào tủy gây áp xe, bác sĩ có thể kết hợp điều trị tủy + hàn trám lỗ sâu để ngăn ngừa tái phát. Nếu lỗ sâu quá lớn, bạn có thể can thiệp các phương pháp phục hình chuyên sâu như Inlay/ Onlay hoặc bọc răng sứ.

Lời khuyên cho người bị áp xe răng

Áp xe răng là vấn đề răng miệng có mức động nặng, tiến triển nhanh chóng hơn so với các bệnh nha khoa thường gặp. Chính vì vậy khi mắc bệnh lý này, bạn nên chú ý một số vấn đề sau:

  • Tìm gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy các dấu hiệu áp xe răng như răng đau nhức, ê buốt, hình thành túi mủ lớn (mô nướu nổi cục), chảy máu chân răng, sưng hạch góc hàm, sốt,… Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khiến các triệu chứng của bệnh bị che lấp, gây khó khăn trong quá trình chẩn đoán và điều trị.
  • Song song với các biện pháp điều trị được bác sĩ chỉ định, cần vệ sinh răng miệng đúng cách để ngăn ngừa vi khuẩn và đảm bảo quá trình lành thương của răng bị tổn thương.
  • Dùng thức ăn mềm, nguội, ít gia vị trong thời gian điều trị áp xe răng để giảm đau nhức và ê buốt. Ngoài ra, bạn nên tránh hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, thức ăn khô cứng và nhiều gia vị.
  • Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc để nâng đỡ thể trạng, tạo điều kiện cho răng bị áp xe nhanh hồi phục, giảm đau nhức và phù nề.

Trên đây là những thông tin giải đáp “Bị áp xe răng có nên nhổ không?”. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về những trường hợp nên, không nên nhổ răng bị áp xe. Để được tư vấn cụ thể hơn, vui lòng tìm gặp và trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa Răng hàm mặt.

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!