“Răng bị sâu có niềng răng được không?” là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Bởi đây là một trong những bệnh lý thường gặp ở nhiều đối tượng và do nhiều tác nhân khác nhau gây nên. Về bản chất, niềng răng có nhiệm vụ kéo các răng về đúng vị trí cũng như chức năng vốn có. Tuy nhiên, khi răng bị sâu sẽ có xu hướng yếu đi và dẫn đến tình trạng vỡ, mẻ do chịu lực tác động.
Răng bị sâu có niềng răng được không?
Niềng răng là một trong những kỹ thuật nắn chỉnh răng được thực hiện trong thời gian dài giúp răng di chuyển vào vị trí như mong muốn, bao gồm những chiếc răng bị sâu bằng cách sử dụng dây cung, mắc vài cũng được kết hợp dùng lực điều chỉnh từ nha sĩ.
Về vấn đề “Răng bị sâu có niềng răng được không?” các chuyên gia cho răng, những trường hợp bị sâu răng vẫn có thể thực hiện niềng răng. Tuy nhiên, để đạt được kết quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần điều trị răng sâu trước khi niềng. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương do sâu răng gây ra sẽ áp dụng những biện pháp chữa trị khác nhau.
Cụ thể, với những người bị sâu răng nhẹ có thể tiến hành trám răng, biện pháp này có thể ngăn ngừa tình trạng sâu răng lan rộng. Tuy nhiên, nếu sâu răng lan rộng đến tủy, lúc này nha sẽ sẽ tiến hành chữa tủy rồi mới áp dụng biện pháp niềng răng.
Đang niềng răng như bị sâu răng phải làm sao?
Với những trường hợp đang trong quá trình niềng răng như chăm sóc không đúng cách, lâu dần sẽ dẫn đến xuất hiện nhiều vết sâu. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng vì các nha sĩ sẽ căn cứ vào mức độ răng sâu và áp dụng những biện pháp phù hợp.
Thông thường, nha sẽ sẽ tiến hành trám lại lỗ sâu trong quá trình thực hiện niềng răng. Tuy nhiên, điều này thường gặp nhiều khó khăn vì vướng phải những khí cụ chỉnh nha. Chính vì vậy, việc điều trị sâu răng sẽ được tiến hành sau khi kết thúc niềng răng. Hoặc bác sĩ có thể tạm thời tháo mắc cài để trám răng nếu mức độ sâu nghiêm trọng. Sau đó sẽ gắn khí cụ lại.
Trong trường hợp sâu răng dẫn đến mất răng, tuy nhiên vẫn còn răng số 8. Lúc này, bác sĩ sẽ dời răng khô ra ngoài nhằm bù lại vị trí răng sâu đã mất đi. Tuy nhiên, thủ thuật này chỉ được thực hiện khi răng khôn không bị sâu và mọc thẳng.
Những phương pháp niềng răng cho người bị sâu răng
Theo các chuyên gia, những trường hợp niềng răng khi bị sâu răng có thể tham khảo những phương pháp như sau:
Niềng răng Invisalign
Với những trường hợp bị sâu răng như lại mong muốn niềng răng nhanh chóng, bạn có thể lựa chọn phương pháp niềng răng với khay Invisalign. Theo các chuyên gia đầu ngành, đây là một trong những giải pháp niềng răng tối ưu nhất, theo đó bạn có thể dễ dàng tháo lắp tại nhà, hỗ trợ quá trình vệ sinh răng miệng tốt nhất.
Nhờ vào ưu điểm vượt trội này mà nha sĩ có thể dễ dàng trong việc xử lý những vết sâu răng, ngay cả trong lúc mang niềng. Bên cạnh đó, niềng răng Invisalign còn làm giảm nguy cơ sâu răng hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này thường có chi phí khá cao, không phải phù hợp với mọi đối tượng.
Niềng răng mắc cài sứ/ mắc cài kim loại
Với những trường hợp không đủ kinh phí lựa chọn phương pháp niềng răng Invisalign, có thể tham khảo phương pháp niềng răng với mắc cài kim loại hoặc mắc cài sứ. Những thủ thuật này thường sẽ phức tạp hơn nếu bạn bị sâu răng trong quá trình niềng.
Bởi khi đó, nha sĩ sẽ tháo khí cụ ra để giải quyết tình trạng sâu răng. Tuy nhiên, với phương pháp niềng răng mắc cài kim loại/ mắc cài sứ sẽ mang lại hiệu quả tương đối cao và phù hợp với tình trạng răng lệch ở các mức độ khác nhau.
Các biện pháp chăm sóc răng trong quá trình niềng răng hiệu quả
Để hạn chế tình trạng sâu răng trong quá trình niềng răng, cũng như đảm bảo kết quả chỉnh nha được tốt nhất, bạn cần lưu ý trong việc áp dụng các biện pháp chăm sóc răng miệng. Cụ thể:
- Mỗi ngày đánh răng từ 2 – 3 lần vào sau bữa ăn và trước khi ngủ. Khi chải răng, bạn cần thao tác nhẹ nhàng nhằm tránh dẫn đến tổn thương mô nứu và răng. Bên cạnh đó, cần lưu ý làm sạch những răng ở vị trí khuất như răng số 8, số 7,…
- Trước khi đánh răng, bạn cần súc miệng với nước nhằm giúp những mảng bám được nới lỏng ra, hỗ trợ quá trình vệ sinh răng miệng dễ dàng hơn.
- Dùng chỉ nha khoa giúp loại bỏ những mảng bám dư thừa ở kẽ răng. Bạn nên sử dụng sau khi ăn, thói quen này sẽ giúp ngăn ngừa hình thành những mảng bám, đồng thời hạn chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn.
- Súc miệng với dung dịch súc miệng sát khuẩn hoặc nước muối ấm sau khi đánh răng. Nên áp dụng đều đặn từ 1 – 2 mỗi ngày sẽ giúp ngăn ngừa sâu răng cũng như các bệnh lý liên quan đến răng miệng hiệu quả.
- Bổ sung nhiều nước, nhai kẹo cao su thường xuyên giúp tăng tiết nước bọt. Bên cạnh tác dụng hỗ trợ làm mềm thức ăn, nước bọt có khả năng trung hòa lượng axit do vi khuẩn tiết ra. Từ đó, giúp ngăn ngừa tình trạng khử khoáng xuất hiện ở men răng, ngà răng.
- Bổ sung những nhóm thực phẩm lành mạnh, giàu canxi, tốt cho răng như cua, trứng, sò, nghêu, thịt, sữa chua, rau xanh, trái cây tươi,…
- Thường xuyên đến nha sĩ để kiểm tra răng miệng, nhằm đảm bảo không sâu răng trong quá trình niềng răng.
Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Răng bị sâu có niềng răng được không?” và một số vấn đề liên quan. Theo đó, tùy thuộc vào mức độ sâu răng sẽ áp dụng biện pháp chữa trị phù hợp, sau đó thực hiện phương pháp niềng răng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Con Sâu Răng Có Thật Không? Thông Tin Hữu Ích Nên Biết
Răng Sâu Bị Ăn Mòn Hết: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Xứ Lý
Bị sâu răng nên kiêng gì tốt nhất? (Ăn uống + Sinh hoạt)
Top 10 Thuốc Trị Sâu Răng Cho Bé An Toàn Mẹ Nên Biết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!