Răng sâu đau nhức nên ngậm gì cho đỡ đau?

Sâu răng gây đau nhức nên ngậm gì là thắc mắc của nhiều bạn đọc. Bởi cảm giác đau nhức và ê buốt do sâu răng có thể làm gián đoạn giấc ngủ, ảnh hưởng nhiều đến quá trình học tập – lao động và ăn uống. Nếu chưa có thời gian đến phòng khám, bạn có thể tận dụng một số nguyên liệu tự nhiên để cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh lý này gây ra.

đau răng sâu nên ngậm gì
Răng sâu gây đau nhức nên ngậm gì để giảm nhanh triệu chứng?

Răng sâu bị đau nhức nên ngậm gì để giảm nhanh triệu chứng?

Sâu răng thường không gây ra các triệu chứng khó chịu trong giai đoạn đầu (sâu men). Tuy nhiên khi vi khuẩn phát triển và phá hủy phần ngà răng, răng bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như đau nhức, ê buốt và khó chịu – đặc biệt là trong quá trình ăn uống.

Răng chứa nhiều dây thần kinh bên trong khoang tủy. Các dây thần kinh này nối liền với não bộ nên tình trạng đau nhức răng có thể gây ra cảm giác vô cùng khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ và hiệu suất học tập – lao động. Hơn nữa, triệu chứng ê buốt và đau nhức do sâu răng cũng gây ra không ít phiền toái trong quá trình ăn uống và sinh hoạt.

Răng sâu gây đau nhức nên ngậm gì để giảm đau nhanh là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi triệu chứng đau có thể bùng phát đột ngột gây mất ngủ và mệt mỏi. Để cải thiện cơn đau và các triệu chứng do sâu răng gây ra, bạn có thể ngậm một số nguyên liệu tự nhiên có đặc tính tiêu viêm, kháng khuẩn như:

1. Ngậm nước muối ấm

Ngậm nước muối ấm là cách giảm đau răng sâu đơn giản và hiệu quả. Từ lâu, nước muối đã được tận dụng để chăm sóc và vệ sinh răng miệng. Muối có đặc tính tiêu viêm, sát trùng và chống khuẩn tự nhiên. Hòa tan 1 ít muối biển với nước ấm và ngậm từ 2 – 3 phút có thể làm dịu cảm giác đau nhức, khó chịu do sâu răng gây ra.

Hơn nữa, các khoáng chất tự nhiên trong muối còn ức chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn gây sâu răng Streptococcus mutans. Đồng thời đẩy nhanh quá trình tái khoáng và sửa chữa các lỗ sâu li ti trên bề mặt răng. Bên cạnh những lợi ích đối với men răng, ngậm nước muối còn sát trùng mô nướu và ngăn chặn vi khuẩn phát triển quá mức trong mảng bám, cao răng.

đau răng sâu nên ngậm gì
Ngậm nước muối ấm giúp làm dịu tình trạng đau nhức và ê buốt do sâu răng gây ra

Cách pha nước muối ấm ngậm để giảm đau nhức do sâu răng:

  • Sử dụng 2/3 thìa cà phê muối pha với 150ml nước ấm
  • Khuấy đều đến đến khi muối tan hoàn toàn
  • Súc miệng sạch trước khi ngậm nước muối
  • Dùng nước muối ấm ngậm từ 2 – 3 phút để giảm đau
  • Hoặc có thể pha loãng nước muối để súc miệng 2 – 3 lần/ ngày nhằm tăng hiệu quả làm sạch khoang miệng

2. Ngậm nước sắc lá trầu không

Lá trầu không là cây thuốc nam được sử dụng để chữa trị các bệnh nha khoa thường gặp như sâu răng, viêm lợi (viêm nướu răng), hôi miệng, viêm tủy răng,… Thảo dược này có tác dụng sát khuẩn và khử trùng tốt nhớ chứa một lượng lớn hoạt chất chavicol.

Bên cạnh đó, menthol trong lá trầu còn có tác dụng làm mát mô nướu, giảm sưng viêm và đau nhức phần lợi bao xung quanh răng bị sâu. Tinh dầu tự nhiên trong thảo dược này còn giúp khử mùi hôi do vi khuẩn bài tiết và giảm tình trạng hơi thở có mùi hiệu quả.

Cách thực hiện nước sắc lá trầu không chữa răng sâu bị đau nhức:

  • Chuẩn bị 1 nắm trầu không tươi, đem rửa sạch, loại bỏ lá vàng úa và để ráo nước
  • Đun sôi khoảng 250ml nước
  • Vò xát lá trầu và cho vào đun thêm 3 – 5 phút
  • Tắt bếp, đậy kín nắp đến nước nguội bớt
  • Dùng nước sắc lá trầu không ngậm khoảng 5 phút để làm dịu cảm giác đau nhức và ê buốt do sâu răng gây ra

3. Ngậm dầu dừa giảm đau răng sâu

Dầu dừa là nguyên liệu tự nhiên mang đến nhiều công dụng hữu ích như chăm sóc da, làm dịu vùng da bị cháy nắng, nuôi dưỡng móng và tóc. Ngoài ra, dầu dừa còn có hiệu quả bảo vệ sức khỏe răng miệng và hỗ trợ điều trị bệnh sâu răng.

Axit lauric trong dầu dừa có tác dụng kháng khuẩn, ức chế nấm men và virus có hại. Với đặc tính này, ngậm dầu dừa có thể tiêu diệt hại khuẩn bên trong khoang miệng và giảm nhẹ cơn đau do sâu răng ngoài ra. Bên cạnh đó, các axit béo trong dầu dừa còn làm dịu mô nướu, giảm tình trạng nướu phù nề, viêm nhiễm và chảy máu.

đau răng sâu nên ngậm gì
Ngậm dầu dừa nguyên chất có thể làm dịu cảm giác ê buốt và đau nhức

Cách thực hiện:

  • Súc miệng với nước sạch để loại bỏ hết mảng bám và thức ăn thừa
  • Sau đó, sử dụng khoảng 10 – 15ml dầu dừa ngậm trong 5 – 10 phút
  • Khi ngậm, nên đẩy dầu dừa về phía răng và mô nướu bị đau nhức để làm dịu cơn đau cùng với một số triệu chứng khó chịu
  • Ngoài cách dùng dầu dừa nguyên chất, có thể pha loãng 2 – 3 thìa dầu dừa với 80 – 100ml nước ấm và ngậm trong 5 phút để giảm răng sâu đau nhức

4. Ngậm tỏi tươi – Mẹo giảm răng sâu đau nhức

Ngậm tỏi tươi cũng là cách để giảm nhanh tình trạng đau nhức do sâu răng gây ra. Hoạt chất allicin và sulfur trong tỏi có hiệu quả kháng khuẩn và chống viêm tốt. Sử dụng vài lát tỏi tươi đặt lên răng đau nhức và ngậm từ 5 – 7 phút có thể giảm nhanh cơn đau.

Ngoài ra, chất chống oxy hóa trong tỏi còn giúp tiêu diệt các chủng vi khuẩn, virus và nấm men có hại trong khoang miệng. Qua đó phòng ngừa và cải thiện một số vấn đề nha khoa khác như viêm nướu răng, tụt lợi, chảy máu chân răng,… Tuy nhiên, tỏi có vị cay nồng nên có thể gây hôi miệng nếu áp dụng thường xuyên.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Bỏ vỏ 1 tép tỏi và dùng dao cắt mỏng
  • Đặt lát tỏi trực tiếp lên răng và mô nướu bị đau nhức
  • Sau đó, ngậm từ 5 – 7 phút để tinh chất từ tỏi thẩm thấu nhanh vào mô nướu
  • Chỉ sau một thời gian ngắn, cảm giác đau nhức và khó chịu sẽ giảm đi rõ rệt

Tuy nhiên để tránh hôi miệng, nên súc miệng kỹ với nước muối và chải răng sau khi áp dụng mẹo chữa từ tỏi.

5. Ngậm nước sắc bạc hà làm dịu cơn đau

Bạc hà là thảo dược có vị cay the, mùi thơm, tác dụng gây tê, giảm đau và tiêu viêm. Không chỉ được sử dụng để tăng hương vị món ăn, bạc hà còn là vị thuốc quý được tận dụng để chữa nhiều bệnh lý như đau dạ dày, cảm lạnh, viêm họng và đau nhức do các bệnh nha khoa.

Menthol trong lá bạc hà đã được chứng minh có hiệu quả sát trùng mạnh. Ngoài ra, khi tiếp xúc với da và niêm mạc, hoạt chất này bốc hơi nhanh tạo cảm giác mát, tê và giúp giảm nhanh cơn đau tại chỗ. Do đó nếu sâu răng gây đau nhức nhiều, bạn có thể ngậm nước sắc lá bạc hà để làm dịu cơn đau và các triệu chứng khó chịu đi kèm.

đau răng sâu nên ngậm gì
Ngậm nước sắc bạc hà là cách giảm nhanh cơn đau và các triệu chứng khó chịu do sâu răng gây ra

Hướng dẫn thực hiện:

  • Rửa sạch 1 nắm lá bạc hà, sau đó đem sắc với 100ml nước
  • Chia thành 2 phần bằng nhau, mỗi lần dùng 50ml ngậm từ 5 – 10 phút để làm dịu cơn đau
  • Nếu không có thời gian, bạn có thể giã lá bạc hà, đắp trực tiếp lên răng đau nhức trong vài phát để giảm nhanh cơn đau

Trên đây là những thông tin giải đáp “Đau răng sâu nên ngậm gì để giảm nhanh triệu chứng?”. Hy vọng qua những gợi ý trên, bạn có thể lựa chọn được mẹo đơn giản để áp dụng mỗi khi cơn đau bùng phát. Ngoài ra, nên sắp xếp thời gian đến nha khoa để được thăm khám – điều trị nhằm kiểm soát bệnh triệt để.

Tham khảo thêm:

5/5 - (2 bình chọn)

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!