Sún răng ở trẻ em: Nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa

Sún răng là bệnh nha khoa thường gặp ở trẻ em từ 1 – 3 tuổi. Hiện tại, nguyên nhân chính xác gây ra bệnh lý này vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, sún răng hoàn toàn không gây đau nhức, khó chịu và không ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn. 

bệnh sún răng ở trẻ em
Sún răng là bệnh nha khoa thường gặp ở trẻ từ 1 – 3 tuổi

Sún răng ở trẻ em là bệnh gì?

Sún răng là bệnh lý nha khoa thường gặp ở trẻ từ 1 – 3 tuổi (xảy ra ở hệ răng sữa). Bệnh lý này đặc trưng bởi hiện tượng tiêu lớp men của răng, sau đó cấu trúc răng dần mủn và tiêu dần đi theo thời gian. Về lâu dài, toàn bộ cấu trúc răng bị phá hủy hoàn toàn chỉ còn lại phần chân răng nằm sát lợi có màu đen bóng và kết cấu cứng chắc.

Sún răng có triệu chứng khá giống với sâu răng nhưng hoàn toàn không gây đau nhức hay ê buốt – ngay cả khi bệnh đã tiến triển nặng. Mặc dù là bệnh nha khoa thường gặp ở trẻ em nhưng đến nay, nguyên nhân chính xác gây ra bệnh sún răng vẫn chưa được biết rõ.

Sún răng hầu như không gây đau và hoàn toàn không ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn ở bên dưới. Tuy nhiên, cấu trúc răng bị hư hại nhiều khiến việc ăn nhai của trẻ gặp nhiều khó khăn, trẻ nhai thức ăn không kỹ dẫn đến tiêu hóa kém và giảm hấp thu. Ngoài ra, bệnh sún răng còn ảnh hưởng đến tâm lý và sự tự tin của trẻ khi vui chơi với bạn bè.

Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị sún răng

Sún răng là tình trạng tiêu dần của men răng, ngà răng thường gặp ở trẻ từ 1 – 3 tuổi. Dù không gây đau nhức hay ê buốt khi ăn uống nhưng bệnh lý này gây ra các tổn thương thực thể rất dễ nhận biết.

bệnh sún răng ở trẻ em
Bệnh sún răng ở trẻ em có tổn thương thực thể khá giống với sâu răng nhưng hoàn toàn không gây đau nhức hay ê buốt

Phụ huynh có thể phát hiện bệnh sún răng ở trẻ em thông qua một số triệu chứng như:

  • Ban đầu, bề mặt men răng xuất hiện một đốm nâu hoặc đen, sau đó lan dần vào bên trong khiến răng bị mủn và tiêu dần theo thời gian
  • Sún răng tiến triển khá nhanh và có triệu chứng khá giống với bệnh sâu răng
  • Về lâu dài, toàn bộ cấu trúc răng bị tiêu đi dẫn đến tình trạng mất đi hình dáng ban đầu
  • Sún răng không gây đau nhức hay ê buốt, ngay cả khi dùng thức ăn nóng và lạnh
  • Hiện tượng tiêu men răng, ngà răng do bệnh sún răng chủ yếu xảy ra ở hệ răng sữa và ảnh hưởng nhiều đến răng cửa
  • Sún răng có thể ảnh hưởng đến vài răng nhưng cũng có thể xảy ra với toàn bộ răng trên cung hàm

Sún răng chỉ ảnh hưởng đến lớp ngoài của răng, hoàn toàn không đi vào tủy răng như sâu răng và các bệnh nha khoa khác. Chính vì vậy, trẻ nhỏ mắc bệnh lý này hầu như không bị đau nhức hay khó chịu. Tuy nhiên, hình dáng răng bị hư hại nặng khiến trẻ gặp khó khăn trong quá trình ăn uống và sinh hoạt.

Nguyên nhân gây bệnh sún răng ở trẻ em

Đến nay, nguyên nhân chính xác gây ra bệnh sún răng ở trẻ em vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên theo các nghiên cứu, bệnh lý này có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân và yếu tố như:

bệnh sún răng ở trẻ em
Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng được xác định là yếu tố làm tăng nguy cơ sún răng ở trẻ em
  • Thiếu vi chất dinh dưỡng: Trẻ nhỏ thường gặp phải tình trạng chán ăn, ăn uống kém và dùng cố định một vài nhóm thực phẩm do khẩu vị chưa đa dạng. Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng có thể là nguyên nhân khiến cấu trúc răng suy yếu, răng bị mủn và tiêu dần dẫn đến tình trạng giảm thể tích và thay đổi hình dáng.
  • Yếu tố di truyền: Các nghiên cứu cho thấy, nguy cơ bị sún răng có thể tăng lên nếu trẻ có bố mẹ và anh chị em ruột từng mắc bệnh lý này. Sún răng do di truyền có thể bắt nguồn từ tình trạng thiểu sản men răng bẩm sinh – bệnh lý gây khiếm khuyết khi hình thành men răng khiến số lượng men sụt giảm đáng kể. Chính vì vậy, men răng và các cơ quan của răng dễ bị tổn thương, phá hủy.
  • Các nguyên nhân khác: Ngoài ra, bệnh sún răng ở trẻ em còn có liên quan đến chế độ ăn nhiều đường, thường xuyên dùng món ăn và thức uống chứa nhiều axit, vệ sinh răng miệng kém,…

Sún răng ở trẻ em có ảnh hưởng gì không?

Sún răng ở trẻ em là bệnh nha khoa thường gặp ở trẻ từ 1 – 3 tuổi. Bệnh lý này đặc trưng bởi tình trạng răng bị mủn và tiêu dần đi khiến hình dáng răng thay đổi và giảm thể tích đáng kể. Trên thực tế, sún răng hoàn toàn không gây đau nhức, ê buốt khi ăn uống và không ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn.

Tuy nhiên, sún răng ở trẻ em cũng gây ra không ít tác hại nếu không được chăm sóc và khắc phục đúng cách. Trẻ có thể gặp phải một số tác hại của bệnh sún răng như:

  • Khó khăn khi ăn: Tình trạng giảm thể tích răng khiến trẻ gặp khó khăn khi ăn uống, nhất là khi nhai và cắn các loại thịt, quả. Nếu không được cải thiện, trẻ sẽ có tâm lý biếng ăn, ăn uống kém dẫn đến giảm sức khỏe và chậm tăng cân.
  • Ảnh hưởng đến khả năng phát âm: Ngoài tác dụng ăn nhai, răng còn tham gia vào việc hỗ trợ phát âm. Tình trạng răng bị giảm thể tích có thể khiến trẻ gặp khó khăn khi giao tiếp, dễ bị ngọng,…
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh tiêu hóa: Sún răng khiến cho răng giảm khả năng cắn và nghiền nát thức ăn. Do đó, thức ăn thường chưa được nghiền nhỏ trước khi đưa vào dạ dày và đường ruột. Về lâu dài, trẻ có thể gặp phải một số bệnh lý tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, rối loạn tiêu hóa, giảm hấp thu,…
  • Ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn: Về bản chất, sún răng không ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn. Tuy nhiên nếu xử lý không đúng cách, răng vĩnh viễn có thể mọc xô lệch, chen chúc và thậm chí là không mọc răng. Chính vì vậy, phụ huynh cần có biện pháp chăm sóc và điều trị thích hợp để bảo vệ sức khỏe cho bé.

Các phương pháp điều trị, phòng ngừa sún răng cho trẻ em

Sún răng là bệnh nha khoa thường gặp ở trẻ từ 1 – 3 tuổi. Dù không gây đau nhức hay khó chịu nhưng bệnh lý này ảnh hưởng nhiều đến hoạt động ăn uống và sinh hoạt của bé. Hơn nữa nếu không chăm sóc và xử lý đúng cách, răng vĩnh viễn của trẻ có thể không mọc hoặc mọc chen chúc, lệch lạc.

Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc, điều trị sún răng cho bé phụ huynh có thể áp dụng:

1. Thực hiện tốt vệ sinh răng miệng

Vệ sinh răng miệng là biện pháp chính khi điều trị sún răng cho trẻ – ngay cả khi răng đã bị hư hại chỉ còn lại phần chân răng nằm sát lợi. Làm sạch răng miệng đúng cách có thể bảo vệ các răng còn lại, đồng thời hạn chế những vấn đề răng miệng khác như viêm lợi (viêm nướu răng), sâu răng,…

Đánh răng giúp răng trẻ khỏe hơn
Phụ huynh nên cho trẻ chải răng và súc miệng sau khi ăn để kiểm soát bệnh sún răng

Cách vệ sinh răng miệng cho trẻ bị sún răng:

  • Phụ huynh nên chải răng cho trẻ từ 1 – 2 lần/ ngày bằng bàn chải có lông mềm, mảnh và sử dụng kem đánh răng phù hợp với độ tuổi của bé. Nếu trẻ còn quá nhỏ, nên dùng khăn sữa thấm nước, sau đó vắt khô và làm sạch nướu, mặt nhai và thân răng để ngăn ngừa hình thành mảng bám.
  • Pha loãng muối biển với nước ấm và hướng dẫn trẻ súc miệng sau mỗi lần chải răng. Khi trẻ đủ 3 tuổi, mẹ có thể cho trẻ dùng các loại nước súc miệng dành riêng cho trẻ để tăng hiệu quả bảo vệ sức khỏe răng miệng.
  • Hiện nay trên thị trường có một số loại viên ngậm và chai xịt ngừa sâu răng cho trẻ từ 1 – 3 tuổi. Mẹ có thể cho trẻ dùng các sản phẩm này để ngăn ngừa hình thành mảng bám sau các bữa ăn.
  • Khi trẻ bắt đầu mọc răng sữa, phụ huynh cần cho trẻ khám nha khoa định kỳ 1 – 2 lần/ năm để được đánh giá tình trạng sức khỏe răng miệng và phát hiện sớm các vấn đề nha khoa tiềm ẩn.

2. Xây dựng chế độ ăn hợp lý

Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng là một trong những yếu tố có liên quan đến bệnh sún răng ở trẻ em. Chính vì vậy ngoài thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh răng miệng, phụ huynh nên xây dựng chế độ ăn hợp lý cho trẻ.

bệnh sún răng ở trẻ nhỏ
Ngoài vệ sinh răng miệng đúng cách, nên cho trẻ ăn uống điều độ để cải thiện sức khỏe răng miệng

Chế độ dinh dưỡng phù hợp với trẻ bị sún răng:

  • Trẻ bị sún răng thường gặp khó khăn khi ăn, nhai. Vì vậy, phụ huynh nên cho trẻ dùng các món ăn mềm, lỏng để giảm áp lực lên mặt nhai của răng.
  • Bổ sung thực phẩm giàu kẽm, canxi, selen, chất sắt, vitamin nhóm B và C để tăng cường sức khỏe cho bé, đồng thời cải thiện độ cứng chắc của răng và ngăn ngừa sún răng tiến triển nặng.

Nếu cần thiết, phụ huynh nên trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể hơn về chế độ ăn uống cho bé bị sún răng. Ngoài những lợi ích đối với sức khỏe răng miệng, chế độ ăn hợp lý còn giúp trẻ phát triển tốt và khỏe mạnh hơn.

3. Đưa trẻ đến gặp bác sĩ

Sún răng là bệnh nha khoa thường gặp ở trẻ từ 1 – 3 tuổi, bệnh hoàn toàn không gây đau nhức, ê buốt và không ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn. Chính vì vậy, các phương pháp điều trị chỉ được thực hiện nhằm giúp trẻ ăn uống thoải mái, dễ dàng hơn và hạn chế những bệnh lý nha khoa khác bùng phát.

Tuy nhiên nếu trẻ bị đau nhức, sưng lợi và ê buốt nhiều khi ăn uống, phụ huynh nên đưa trẻ đến phòng khám để được kiểm tra. Bởi sún răng khiến cấu trúc răng bị tổn thương nặng, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong gây hư hại nướu và các cơ quan xung quanh.

Sún răng ở trẻ em không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, phụ huynh cần có những biện pháp chăm sóc và khắc phục phù hợp để cải thiện chức năng nhai của bé. Bên cạnh đó, nên tránh tự ý nhổ bỏ răng khiến răng vĩnh viễn mọc lệch và chen chúc.

Tham khảo thêm:

5/5 - (2 bình chọn)

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!