Tháo Niềng Răng Có Đau Không? Cần Lưu Ý Gì?

Tháo niềng răng được thực hiện vào cuối lộ trình chỉnh nha khi các răng đã dịch chuyển về đúng vị trí. Để có sự chuẩn bị tốt hơn cho giai đoạn này, bạn đọc nên trang bị những thông tin hữu ích được tổng hợp trong bài viết sau.

Tháo niềng răng có đau không
Tháo niềng răng được thực hiện khi các răng trên cung hàm đã dịch chuyển về đúng vị trí

Tháo niềng răng được thực hiện khi nào?

Tháo niềng răng là công đoạn cuối cùng trong lộ trình chỉnh nha. Như đã biết, niềng răng (chỉnh nha) là thủ thuật sử dụng mắc cài và một số khí cụ hỗ trợ để nắn chỉnh răng về đúng vị trí. Từ đó cải thiện khớp cắn và hoàn thiện chức năng ăn nhai, thẩm mỹ của răng.

Tháo niềng răng được thực hiện khi toàn bộ răng trên cung hàm đã dịch chuyển đến đúng vị trí. Lúc này, bác sĩ sẽ tháo các khí cụ chỉnh nha để bạn có thể thoải mái hơn khi ăn uống và sinh hoạt. Thời gian tháo niềng có thể kéo dài khoảng 1 giờ đồng hồ với nhiều công đoạn khác nhau. Nếu tính riêng việc tháo mắc cài thì công đoạn này chỉ mất từ 5 – 7 phút.

Quy trình tháo niềng răng

Tháo niềng răng được thực hiện khá nhanh chóng và quy trình đơn giản hơn so với việc gắn các khí cụ chỉnh nha. Quá trình này bao gồm nhiều công đoạn và được chia thành 3 bước chính.

công nghệ lấy mẫu hàm 5D iTero được tích hợp công nghệ AI, cho phép mô phỏng chính xác và chi tiết tình trạng hàm và những vùng khó quan sát trong khoang miệng. Đây là công nghệ lấy dấu hàm tiên tiến nhất trên thế giới,...

Bước 1: Gỡ mắc cài trên răng

Bước đầu tiên khi tháo niềng răng là bác sĩ sẽ gỡ bỏ dây cung, sau đó dùng kìm kim loại chuyên dụng để tháo các mắc cài được cố định trên bề mặt răng. Vì mắc cài được gắn vào răng nên việc tháo mắc cài có thể gây ra cảm giác ê buốt và đau nhức nhẹ. Nếu răng nhạy cảm, bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi thực hiện để được sử dụng thuốc tê nếu cần thiết.

Các thao tác tháo niềng răng được thực hiện nhẹ nhàng để đảm bảo không làm nứt, mẻ và dịch chuyển răng. Quá trình này chỉ mất khoảng 5 – 7 phút.

Bước 2: Vệ sinh và đánh bóng men răng

Mắc cài được gắn vào răng bằng xi măng và keo dán chuyên dụng. Khi gỡ bỏ mắc cài, bề mặt răng sẽ có dính keo và một ít xi măng. Vì vậy, bác sĩ sẽ sử dụng mũi khoan mịn để làm sạch và đánh bóng bề mặt răng.

Bước vệ sinh và đánh bóng men răng thường chỉ mất từ 5 – 10 phút thực hiện. Thời gian thực hiện có thể chênh lệch ít nhiều tùy theo lượng keo dán và xi măng bám trên bề mặt răng. Trong quá trình làm sạch và đánh bóng, bạn có thể gặp phải tình trạng ê buốt nhẹ.

Bước 3: Sử dụng hàm duy trì

Bước cuối cùng trong quá trình tháo niềng răng là sử dụng hàm duy trì. Thực tế, hàm duy trì sau niềng răng là khí cụ chỉnh nha được sử dụng cuối cùng. Tương tự như mắc cài, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu răng sau đó làm hàm duy trì thích hợp từng trường hợp.

Tháo niềng răng có đau không
Sau khi tháo niềng răng, cần sử dụng hàm duy trì từ 6 – 12 tháng để ổn định cấu trúc răng

Hiện nay có 3 loại hàm duy trì được sử dụng phổ biến là hàm duy trì cố định, hàm duy trì tháo lắp kim loại và hàm duy trì tháo lắp bằng nhựa. Mục đích của việc sử dụng khí cụ này là ổn định cấu trúc răng trên cung hàm, ngăn chặn tình trạng răng dịch chuyển lại vị trí cũ.

Thời gian đeo hàm duy trì thường kéo dài từ 6 – 12 tháng đối với người trưởng thành. Trẻ nhỏ dưới 15 tuổi thường phải sử dụng khí cụ này trong nhiều năm bởi cấu trúc răng và xương hàm vẫn đang trong giai đoạn phát triển.

Tháo niềng răng có đau không?

Tháo niềng răng có đau không là vấn đề rất được quan tâm – nhất là với những người có nền răng yếu và nhạy cảm. Trên thực tế, quá trình tháo niềng diễn ra khá nhẹ nhàng và nhanh chóng. Quá trình này thường không gây đau nhức nhưng có thể gây ra cảm giác khó chịu và ê buốt nhẹ.

Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ sử dụng một ít thuốc gây tê. Vì vậy, bạn không nên lo lắng quá về vấn đề này. Sau khi tháo mắc cài, bác sĩ sẽ chỉ định dùng hàm duy trì để ổn định cấu trúc răng. Hàm duy trì hoàn toàn không tạo ra lực siết mà chỉ tạo ra khuôn để ngăn tình trạng răng dịch chuyển về vị trí cũ. Do đó, sử dụng khí cụ này sẽ mang lại cảm giác thoải mái hơn so với mắc cài.

Một số lưu ý sau khi tháo niềng răng

Tháo niềng răng là bước quan trọng trong quá trình chỉnh nha. Nhiều người cho rằng, sau khi tháo niềng không cần phải chăm sóc nhiều do răng đã dịch chuyển về đúng vị trí. Tuy nhiên trên thực tế, chăm sóc không đúng cách sau khi tháo niềng răng có thể khiến răng bị lệch lạc và sai khớp cắn.

Do đó sau khi tháo niềng răng, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

1. Sử dụng hàm duy trì

Sử dụng hàm duy trì là công đoạn quan trọng tác động đến kết quả sau khi chỉnh nha. Hàm duy trì là khí cụ có tác dụng cố định răng trên cung hàm và ngăn tình trạng răng hô vẩu, móm, thưa,… tái phát. Như đã đề cập ở trên, bạn cần sử dụng khí cụ này từ 6 – 12 tháng hoặc hơn tùy theo từng trường hợp.

Hàm duy trì cần được dùng liên tục trong thời gian đầu. Sau đó, có thể giảm thời gian sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ. Với những người có nền răng yếu, răng dễ dịch chuyển, bác sĩ có thể yêu cầu dùng khí cụ trong nhiều năm để duy trì kết quả sau khi chỉnh nha.

2. Chăm sóc răng miệng đúng cách

Chăm sóc răng miệng đúng cách là vấn đề cần chú ý sau khi niềng răng – chỉnh nha. Nếu không có biện pháp chăm sóc hợp lý, răng miệng có thể gặp phải các vấn đề nha khoa và dễ dịch chuyển lại vị trí ban đầu.

tháo niềng răng có đau không
Cần vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi tháo niềng răng

Các biện pháp chăm sóc răng miệng sau khi tháo niềng răng:

  • Chải răng bằng bàn chải có kích thước vừa phải và lông chải mảnh để làm sạch thức ăn thừa, mảng bám. Nên chú ý đánh răng đúng cách và thực hiện từ 2 – 3 lần mỗi ngày.
  • Sau khi chải răng, nên sử dụng chỉ tơ nha khoa để làm sạch kẽ răng thay vì dùng tăm hay các vật nhọn khác. Nếu có thể, bạn nên dùng máy tăm nước để đánh bật mảng bám và thức ăn thừa bám dính trong các kẽ.
  • Dùng kem đánh răng và nước súc miệng chứa fluor để tăng cường đề kháng của răng, ngăn ngừa sâu răng và các bệnh nha khoa khác. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng nước muối pha loãng để súc miệng thay cho các sản phẩm chuyên dụng.
  • Sau khi tháo niềng, cấu trúc răng chưa thật sự ổn định. Chính vì vậy, bạn vẫn nên tránh dùng thức ăn cứng, khô cần lực nhai mạnh. Bên cạnh đó, cần hạn chế các thực phẩm gây hình thành nhiều mảng bám như đường, bánh kẹo, tinh bột,…
  • Răng có thể dịch chuyển đến những vị trí không mong muốn nếu có tác động . Vì vậy, bạn nên tránh một số thói quen xấu như nghiến răng, chống cằm, nhai cố định 1 bên hàm, đẩy lưỡi,…
  • Bổ sung khoáng chất và vitamin cho răng bằng chế độ ăn hợp lý. Cung cấp đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp răng chắc khỏe và ít gặp phải tình trạng dịch chuyển lại vị trí ban đầu.

3. Tái khám định kỳ

Tái khám định kỳ 6 tháng/ lần sau khi tháo niềng để bác sĩ đánh giá tình trạng răng miệng và xác định thời gian cần sử dụng hàm duy trì. Nếu nhận thấy răng có dấu hiệu lệch lạc trở lại, bác sĩ có thể yêu cầu gắn lại mắc cài nếu cần thiết. Ngay cả khi răng đã ổn định, bạn vẫn nên duy trì thói quen đến nha khoa định kỳ để được cạo vôi răng và khám sức khỏe răng miệng.

Trên đây là những thông tin giải đáp “Tháo niềng răng có đau không?” và các vấn đề cần lưu ý sau khi thực hiện. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã hiểu rõ về công đoạn tháo niềng và có sự chuẩn bị tốt hơn. Nếu lo lắng, bạn có thể trao đổi với bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Xem thêm

Tin vào quảng cáo về giá cũng là cái BẪY mà nhiều khách hàng mắc phải. Có nhiều cơ sở Nha khoa NỔ MỘT MỨC GIÁ SIÊU RẺ nhằm thu hút khách hàng tuy nhiên khi đến thì ĐỘN GIÁ rất nhiều bởi những dịch vụ phát sinh hay chỉ đơn giản là thu thêm tiền khí cụ.

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!