Thuốc đau răng Franrogyl là loại thuốc Tây y thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng răng miệng và cải thiện tình trạng đau nhức răng do bệnh lý nha khoa. Sản phẩm được điều chế dưới dạng viên uống với 2 thành phần chính là Spiramycin và Metronidazol. Bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động, công dụng và liều dùng của loại thuốc này.
Tổng quan về thuốc đau răng Franrogyl
Thuốc đau răng Franrogyl là sản phẩm thuộc công ty Éloge France Việt Nam. Thương hiệu này được người tiêu dùng biết đến với các loại dược phẩm chăm sóc sức khỏe răng miệng. Tất cả sản phẩm thuộc công ty Éloge France đều được Bộ Y tế cấp phép lưu hành trên toàn quốc, do vậy khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm.
Franrogyl được sử dụng để điều trị tình trạng nhiễm trùng răng miệng, đồng thời cải thiện triệu chứng đau nhức răng do bệnh lý nha khoa như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu răng,…
Thành phần và công dụng của viên uống giảm đau răng Franrogyl
Thuốc đau răng Franrogyl được bào chế dưới dạng viên nén, đóng gói theo quy cách 1 hộp 2 vỉ, mỗi vỉ 10 viên. Thuốc có công dụng giảm đau, chống viêm hiệu quả nhờ 2 thành phần chính là Spiramycin 750.000 IU và Metronidazol 125mg, mỗi hoạt chất đảm nhiệm chức năng cụ thể như sau:
- Spiramycin: Đây là một chất kháng sinh thuộc nhóm macrolide gồm 16C, chiết xuất từ môi trường nuôi cấy Streptomyces ambofacuens. Spiramycin có khả năng ức chế hoạt động vi khuẩn, từ đó làm giảm cơn đau nhức răng nhanh chóng.
- Metronidazol: Metronidazol có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn kỵ khí bằng cách phá hủy cấu trúc xoắn ADN của tế bào vi khuẩn, từ đó làm chậm quá trình tổng hợp nucleotid. Bên cạnh đó, hoạt chất này cũng giúp thuốc hấp thụ nhanh vào cơ thể, chuyển hóa thành dạng có hoạt tính.
Với sự kết hợp giữa Spiramycin và Metronidazol, thuốc Franrogyl được dùng để điều trị tình trạng nhiễm trùng răng miệng cấp tính, mãn tính. Hơn nữa, hoạt chất chống viêm trong thuốc có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây hại.
Nhờ đó xử lý triệt để vấn đề đau nhức răng do bệnh lý nha khoa, điển hình như áp xe răng, viêm nha chu, viêm mô tế bào quanh xương hàm, viêm dưới hàm, viêm quanh chân răng,… Bên cạnh đó, sản phẩm cũng được chỉ định sử dụng sau ca phẫu thuật nha khoa như cấy ghép Implant, trồng răng giả nhằm phòng tránh hiện tượng nhiễm trùng vết thương hoặc kích ứng mô nướu xung quanh.
Ngoài 2 hoạt chất giảm đau, chống viêm là Spiramycin và Metronidazol, thuốc Franrogyl còn được bổ sung một số loại tác dược khác như: Tinh bột mì, Lactose, HPMC, Magnesi stearat, Titan dioxid, Erythrosin lake, Sodium glycolat starch,…
Cách dùng thuốc Franrogyl hiệu quả nhất
Thuốc đau răng Franrogyl thường được bác sĩ kê đơn sau khi hoàn tất quy trình điều trị nha khoa. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng sức khỏe răng miệng, nha sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng Franrogyl với liều lượng khác nhau, cụ thể:
- Người lớn: Bệnh nhân sử dụng 2 viên/lần, mỗi ngày dùng 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 4 – 6 tiếng. Nếu đau nhức răng do viêm nha chu mãn tính, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng 8 viên/ngày, chia nhỏ nhiều lần trong ngày, mỗi lần cách nhau 4 tiếng.
- Trẻ em 6 – 10 tuổi: Liều lượng được khuyến cáo cho trẻ từ 6 – 10 tuổi là 1 viên/lần, ngày dùng 2 lần, mỗi lần cách nhau 4 – 6 tiếng.
- Trẻ em 10 – 15 tuổi: Liều dùng cho thanh thiếu niên là 1 viên/lần, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần cách nhau 4 – tiếng.
Các chuyên gia khuyến khích người bệnh nên uống thuốc sau ăn 30 phút để tránh ảnh hưởng xấu đến dạ dày. Ngoài ra, bạn chỉ dùng viên giảm đau răng Franrogyl với nước ấm, tuyệt đối không uống kèm với các loại nước ngọt có ga hoặc trà sẽ làm mất tác dụng của thuốc và tăng độc tính nguy hiểm.
Lưu ý quan trọng khi dùng thuốc Franrogyl
Thuốc được bào chế từ các hoạt chất chống viêm, diệt khuẩn mạnh vì vậy, bệnh nhân cần chú ý uống đúng liều lượng để không gây ra tác dụng phụ. Bên cạnh đó, bạn cũng phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:
- Tìm hiểu kỹ thông tin về thành phần, công dụng, đối tượng chỉ định và chống chỉ định trước khi dùng thuốc.
- Không sử dụng Franrogyl cho những người có tiền sử dị ứng với Spiramycin và Metronidazol. Đồng thời, thuốc cũng được khuyến cáo không áp dụng cho đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi bởi thành phần không phù hợp, có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của bé.
- Được biết, các hoạt chất trong thuốc có thể chuyển hóa qua gan, do đó, sản phẩm không dành cho những người gặp vấn đề về gan hoặc thận như suy gan, suy thận, xơ gan,…
- Thuốc có thể tác động đến hệ thần kinh trung ương và làm giảm tế bào bạch cầu. Vì vậy, khi sử dụng thuốc cho những người mắc bệnh tim mạch hoặc đang điều trị bệnh lý tim mạch cần hết sức chú ý.
- Các chuyên gia khuyến cáo, không dùng thuốc Franrogyl cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, đặc biệt là mẹ bầu giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối chu kỳ. Bởi hoạt chất trong thuốc có thể truyền qua thai nhi thông qua cơ thể mẹ.
- Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim nên giải phóng chậm trong cơ thể con người. Chính vì lý do này mà Franrogyl không được khuyến khích dùng cho người cao tuổi.
- Đặc biệt, sản phẩm có thể gây chóng mặt, mất điều hòa đường huyết, mất phối hợp hoặc giảm ý thức nên tuyệt đối không dùng Franrogyl khi cần lái xe, vận hành máy móc hoặc tham gia sự kiện quan trọng.
- Kết hợp sử dụng thuốc Franrogyl và vệ sinh răng miệng đúng cách để giảm đau nhức răng nhanh chóng, đồng thời phòng ngừa một số biến chứng nha khoa nguy hiểm.
Giải đáp các câu hỏi liên quan đến viên uống Franrogyl
Dưới đây là một số câu hỏi liên quan đến thuốc đau răng Franrogyl:
Franrogyl có gây tác dụng phụ không?
Thuốc Franrogyl được chứng minh hiệu quả trong việc điều trị các bệnh lý nhiễm trùng răng miệng. Tuy nhiên, nếu sử dụng sai liều hoặc quá liều, bệnh nhân sẽ có nguy cơ gặp phải một số tác dụng phụ sau đây:
- Rối loạn tiêu hóa: Triệu chứng thường gặp là nôn, mửa, đau dạ dày, tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu.
- Dị ứng da: Bắt đầu nổi mề đay, phát ban, sưng đỏ gây ngứa ngáy, khó chịu khắp cơ thể.
- Sưng tấy, phù nề: Xuất hiện dấu hiệu sưng tấy, phù nề ở nhiều nơi như má, môi, cổ, miệng,…
- Một số tác dụng phụ khác: Với người có cơ địa nhạy cảm nếu dùng quá liều có thể dẫn đến hiện tượng chóng mặt, mất điều hòa, viêm dây thần kinh đa cảm giác, mất ý thức tạm thời, nghiêm trọng nhất là ngất xỉu, co giật và sốc phản vệ.
Đối với trường hợp này, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ cấp cứu kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm về sau.
Viên uống tương tác với những loại thuốc nào?
Bệnh nhân tuyệt đối không tự ý kết hợp Franrogyl với các loại thuốc khác, đặc biệt là nhóm giảm đau, kháng viêm, hạ sốt không chứa steroid. Bởi chúng có thể sản sinh ra các hoạt chất gây nguy hiểm đến tính mạng con người, cụ thể:
- Dùng Franrogyl cùng với các loại thuốc có thành phần Disulfiram sẽ dẫn đến hiện tượng mất trí nhớ tạm thời hoặc rối loạn tâm thần.
- Thuốc Franrogyl kết hợp với Alcohol sẽ làm tăng nguy cơ gây ra hiện tượng antabuse – nổi ban đỏ, nôn mửa, chóng mặt, tim đập nhanh.
- Sử dụng cùng lúc Franrogyl và Fluorouracil, Lithi có thể khiến nồng độ thuốc trong huyết tương tăng cao, từ đó tăng độc tính trong cơ thể dẫn đến sốc thuốc, thậm chí tử vong.
- Nếu uống Franrogyl cùng thuốc đông máu sẽ gây ra hiện tượng xuất huyết trong. Do đó, bệnh nhân cần điều chỉnh liều lượng thuốc chống đông máu trong thời gian điều trị đau nhức răng bằng Franrogyl.
- Dùng Franrogyl đồng thời với thuốc tránh thai sẽ làm giảm hoặc mất đi tác dụng phòng ngừa thụ thai.
Thuốc Franrogyl bao nhiêu tiền, mua ở đâu?
Thuốc đau răng Franrogyl được phân phối rộng rãi trên thị trường với mức giá phải chăng, dao động trong khoảng 55.000 – 70.000 VNĐ/hộp. Ngoài ra, một số đại lý đã bắt đầu kinh doanh loại thuốc này trên các sàn thương mại điện tử, do đó người tiêu dùng có thể dễ dàng chọn mua sản phẩm.
Tuy nhiên, hiện đại có rất nhiều đơn vị làm giả thuốc Franrogyl nhằm mục đích trục lợi cao. Chính vì vậy, bạn cần lựa chọn những đại lý uy tín, có thương hiệu trên thị trường để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái.
Bài viết trên, chúng tôi đã tổng hợp đầy đủ thông tin liên quan đến thuốc đau răng Franrogyl. Nhìn chung, người bệnh chỉ nên sử dụng sản phẩm khi có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe con người.
Bài viết liên quan
Răng Bị Ê Buốt Sau Khi Trám Phải Làm Sao?
Răng Khôn Mọc Ngầm Trong Xương có nguy hiểm không?
Top 10 Loại Thuốc Bôi Nhiệt Miệng An Toàn, Hiệu Quả Nhanh
Viêm Lợi, Chảy Máu Chân Răng Uống Thuốc Gì Nhanh Khỏi?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!