Theo kinh nghiệm của nhiều người, nên tránh ăn rau muống khi bị đau nhức xương khớp và đau răng để tránh cơn đau tăng lên. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh điều này. Thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc “Đau răng có ăn được rau muống hay không?”.
Đau răng có ăn được rau muống không?
Đau răng gây ra cảm giác khó chịu và phiền toái khi ăn uống, sinh hoạt. Vì răng giữ trách nhiệm nhai và nghiền nát thức ăn nên bạn cần chú ý kiêng cữ một số món ăn trong thời gian răng đau nhức. Theo kinh nghiệm của nhiều người, nên hạn chế ăn rau muống khi bị đau nhức nói chung và đau răng nói riêng.
Có thể nói, rau muống là loại rau ăn quen thuộc đối với người Việt. Loại rau này dễ chế biến nên được dùng trong nhiều món ăn khác nhau. Hơn nữa, rau muống cũng là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và đa dạng. Ngoài chất xơ, rau muống còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất như vitamin C, E, kẽm, magie, sắt,…
Tuy nhiên, rau muống chứa khá nhiều purin – tiền chất của axit uric. Bổ sung rau muống có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu, từ đó gia tăng mức độ sưng viêm và đau nhức. Đây cũng là lý do nhiều người cho rằng nên kiêng rau muống khi bị đau nhức răng.
Trên thực tế, hàm lượng purin trong rau muống thấp hơn rất nhiều so với các loại thịt, đậu, nấm và hạt. Tuy nhiên, rau muống có kết cấu dạng sợi nên khá dai, rau có thể giắt vào các kẽ gây đau nhức và khó chịu. Vì vậy, bạn nên hạn chế loại rau này trong thời gian bị đau nhức răng. Hoặc có thể cắt nhỏ rau và nấu chín hoàn toàn để giảm áp lực lên răng trong quá trình ăn nhai.
Những loại rau tốt cho người bị đau răng
Bạn vẫn có thể ăn rau muống khi bị đau nhức răng. Tuy nhiên, kết cấu dạng sợi và dai của loại rau này có thể làm gia tăng mức độ cơn đau. Nếu răng đau nhức nhiều, bạn nên hạn chế ăn rau muống và có thể thay thế bằng một số loại rau sau:
1. Rau dền
Rau dền là loại rau mềm, dễ ăn nhai nên rất thích hợp bổ sung vào thời điểm răng bị đau nhức do mọc răng khôn, sau khi nhổ răng, viêm nướu răng, viêm lợi trùm,… Chất xơ từ rau dền còn giúp trung hòa axit từ các vi khuẩn có hại trong khang miệng và làm sạch mảng bám, cao răng tích tụ.
Bổ sung rau dền vào chế độ ăn hằng ngày cung cấp cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng như mangan, sắt, phốt pho, selen, đồng, chất béo,… Các chất dinh dưỡng từ loại rau này giúp nâng cao thể trạng và sức đề kháng. Qua đó thúc đẩy quá trình lành thương và hạn chế được các biến chứng sau khi nhổ răng.
2. Rau mồng tơi
Mồng tơi là loại rau mềm nhờ chứa nhiều chất nhầy. Khi dùng các món ăn từ loại rau này, răng sẽ không bị đau nhức hay khó chịu. Các loại rau khác thường có kết cấu dạng xơ sợi nhưng rau dền rất mềm nên ít khi bị giắt vào kẽ răng.
Các món ăn từ mồng tơi rất tốt cho sức khỏe và hoàn toàn không gây đau nhức, khó chịu ở răng bị tổn thương. Khi bị đau răng, bạn có thể bổ sung các món ăn từ mồng tơi như canh mồng tơi nấu hến, mồng tơi xào tỏi, canh mướp mồng tơi,…
3. Rau lang
Rau lang là loại rau quen thuộc với người Việt. Khi bị đau nhức răng, bạn có thể bổ sung các món ăn từ loại rau này vào chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên, nên chú ý tước bỏ vỏ ngoài để tránh tình trạng rau bị dai. Ngoài ra, nên ưu tiên chế biến phần ngọn vì đây là phần rau mềm và không gây đau nhức khi ăn.
Với rau lang, bạn có thể luộc, xào tỏi hoặc nấu canh. Các món ăn từ rau lang có tác dụng nhuận tràng và thanh nhiệt nên rất thích hợp với người bị chứng nóng trong, nhiệt miệng. Ngoài ra, chất xơ từ rau lang cũng giúp làm dịu nướu và giảm hiện tượng đau nhức răng đáng kể.
4. Rau diếp cá
Khi bị đau nhức răng, vùng nướu xung quanh thường có hiện tượng sưng đỏ, đôi khi bị chảy máu và ứ mủ. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể bổ sung rau diếp cá vào chế độ ăn hằng ngày. Diếp cá là loại rau có vị chua, mùi tanh như cá, tác dụng thanh nhiệt, giải độc và kháng khuẩn tốt.
Ăn rau diếp cá giúp làm giảm hiện tượng sưng đỏ và chảy máu chân răng hiệu quả. Đặc biệt, loại rau này chứa decanoyl-acetaldehyd (hợp chất thực vật có tác dụng tương tự thuốc kháng sinh). Do đó, ăn rau diếp cá có thể ngăn ngừa viêm nhiễm và hỗ trợ cải thiện tình trạng răng đau nhức hiệu quả.
5. Các loại rau khác
Khi bị đau nhức răng, bạn cũng có thể bổ sung một số loại rau khác như:
- Rau má
- Rau ngót
- Rau bina
- Cần tây
- Kinh giới
- Rau cải cúc (tần ô)
Khi chế biến các loại rau, nên hạn chế dùng nhiều gia vị và dầu mỡ. Đối với các loại rau có thân cứng như rau muống, tần ô,… nên cắt nhỏ và nấu chín mềm để tránh khó chịu khi ăn.
Một số vấn đề cần lưu ý khi bị đau răng
Khi bị đau răng, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề để giảm nhanh cảm giác đau nhức và khó chịu. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn kiểm soát nhanh tình trạng răng đau nhức:
- Kiêng các món ăn cứng, khô và dai. Ngoài ra, nên hạn chế món ăn nóng, chứa nhiều dầu mỡ và gia vị trong thời gian bị đau nhức răng.
- Bổ sung vitamin, khoáng chất và đạm để tăng cường sức đề kháng. Như vậy, tình trạng răng đau nhức sẽ được kiểm soát nhanh chóng và ít tái phát hơn.
- Chú ý vệ sinh răng miệng trong thời gian đau nhức răng. Răng miệng được vệ sinh đúng cách là yếu tố cơ bản giúp răng và nướu phục hồi.
- Không hút thuốc lá và uống rượu bia khi răng đau nhức. Bởi nicotine trong khói thuốc và cồn trong bia rượu có thể làm gia tăng mức độ viêm ở nướu răng. Hơn nữa, các thói quen này có thể gây rối loạn môi trường sinh lý, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây ra hàng loạt các vấn đề sức khỏe răng miệng.
- Đau răng là triệu chứng cho thấy răng và nướu đang gặp phải vấn đề. Do đó, bạn nên sắp xếp thời gian đến phòng khám để được chẩn đoán và điều trị. Nếu không can thiệp các phương pháp y tế, tình trạng răng đau nhức có thể tái đi tái lại nhiều lần.
Trên đây là những thông tin giải đáp “Đau răng có ăn được rau muống không?” và các vấn đề cần lưu ý khi bị đau nhức răng. Các vấn đề răng miệng đôi khi không có triệu chứng rõ ràng. Do đó, bạn nên chủ động thăm khám khi răng bị đau nhức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Có Nên Dùng Thuốc Giảm Đau Răng Cho Bà Bầu? Cần lưu ý gì?
Bị đau răng kéo lên tai có nguy hiểm không?
8 Loại Thuốc Giảm Đau Răng Dạng Viên Sủi Tác Dụng Nhanh Nhất
Đau Răng Ăn Thịt Trâu Được Không? Vì Sao Nên Kiêng?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!