Tiêu xương răng hàm là bệnh lý nha khoa thường tiến triển chậm, khó nhận biết nhưng có mức độ nguy hiểm cao nếu không được tiến hành điều trị kịp thời. Bệnh lý khởi phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như mắc những vấn đề về răng miệng, loãng xương, tiểu đường,… Tùy thuộc vào mức độ tổn thương và tình trạng sức khỏe sẽ áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp.
Tiêu xương răng hàm có nguy hiểm không?
Tiêu xương răng hàm hay tiêu xương ổ răng là một trong những bệnh lý nha khoa khá nguy hiểm. Thuật ngữ chỉ tình trạng xương ổ răng có dấu hiệu bị tiêu hủy dần theo thời gian, từ đó khiến chân răng có xu hướng lung lay và lỏng lẻo. Tiêu xương răng hàm thường là hệ quả của hoạt động hủy cốt bào hay còn gọi là tiêu xương xuất hiện nhanh hơn quá trình tái tạo các mô xương. Theo các chuyên gia đầu ngành, cơ chế tiêu xương ổ răng có biểu hiện tương tự với bệnh loãng xương.
Vậy Tiêu xương răng hàm có nguy hiểm không?. Để giải đáp vấn đề này, chuyên gia cho biết, đây là bệnh lý nha khoa có mức độ nguy hiểm khá cao. Bởi số liệu thống kê nhận thấy tiêu xương răng thường xuất hiện ở người bị viêm nha chu, người có độ tuổi trung niên và cao tuổi, những trường hợp mắc bệnh tiểu đường và loãng xương. Những trường hợp này đều cần can thiệp phẫu thuật để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.
Thông thường, các triệu chứng tiêu xương ổ răng diễn tiến khá chậm, không có những triệu chứng điển hình nên rất khó nhận biết. Điều này khiến người bệnh chủ quan, đến khi bệnh lý tiến triển nặng nề sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng nhai, thẩm mỹ, giao tiếp hàng ngày và gây ra nhiều hệ lụy như:
- Ảnh hưởng đến sức khỏe: Khi xương hàm tiêu biến sẽ khiến chiều cao và độ rộng của thành xương giảm đi đáng kể. Khi đó, cơ quan này không có khả năng nâng đỡ mô nướu, dẫn đến tình trạng tụt nướu chân răng, bờ nướu bị mỏng đi. Lâu dần sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn trong khoang miệng phát triển quá mức và gây suy giảm sức khỏe người bệnh.
- Suy giảm chức năng nhai: Tiêu xương ổ răng lâu ngày có thể khiến chân răng có xu hướng lung lay, lỏng lẻo và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ăn uống. Khi mới khởi phát, răng chỉ gặp khó khăn khi dùng những thực phẩm khô, cứng. Nhưng nếu không được điều trị thì có thể tiến triển nặng nề, khớp cắn bị chênh và lệch, ngay cả khi ăn những món ăn mềm cũng gặp nhiều phiền toái.
- Ảnh hưởng đến chức năng thẩm mỹ: Tiêu xương răng hàm sẽ khiến khoảng cách giữa các răng trở nên rộng hơn, hở cổ và chân răng và tụt nướu răng. Hơn nữa, tình trạng này còn khiến má và cơ mặt bị hóp vào, từ đó xuất hiện những dấu hiệu lão hóa rõ ràng. Tổn thương do bệnh lý gây ra tác động tiêu cực đến chức năng thẩm mỹ.
- Mất răng vĩnh viễn: Xương ổ răng đóng vai trò quan trọng trong các cơ quan nâng đỡ răng. Khi cơ quan này bị hư hại nghiêm trọng sẽ khiến chân răng dần lung lay, lỏng lẻo và gây mất răng vĩnh viễn. Tình trạng mất răng đồng nghĩa với việc mất toàn bộ chức năng nhai, thẩm mỹ và giao tiếp hàng ngày. Hơn nữa, biến chứng này còn đẩy nhanh tốc độ tiêu xương, ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc của những răng lân cận.
Bệnh tiêu xương răng hàm là một trong những vấn đề nha khoa phổ biến ở đối tượng có độ tuổi trung niên và cao tuổi. Tổn thương do bệnh lý gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Để hạn chế những biến chứng và hệ lụy do tiêu xương răng hàm gây ra, bạn nên tiến hành chẩn đoán và điều trị sớm.
Điều trị tiêu răng xương hàm như thế nào?
Hầu hết các trường hợp bị tiêu xương răng hàm không biểu hiện cụ thể – trừ khi bệnh lý tiến triển ở mức độ nặng nề, xương ổ răng bị hư hại nghiêm trong. Do đó, để tiến hành chẩn đoán bệnh lý, bác sĩ chuyên khoa cần chụp CT và X-Quang. Từ kết quả hình ảnh của những xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ dễ dàng trong việc quan sát phát hiện những dấu hiệu bệnh lý.
Tùy thuộc vào mức độ tiêu xương răng, nguyên nhân khởi phát và tình trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp.
1. Lấy cao răng
Lấy cao răng được xem là một trong những biện pháp đầu tiên được áp dụng trong điều trị tiêu xương răng hàm. Bởi những cao răng, mảng bám tích tụ trong thời gian dài trên bề mặt răng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển, tấn công đến tổ chức nha chu. Khi vôi răng được loại bỏ, lượng vi khuẩn trong mô nha chu cũng sẽ có xu hướng giảm đi. Từ đó hỗ trợ xương ổ răng phục hồi và tái tạo hiệu quả.
Lấy cao răng là thủ thuật nha khoa cơ bản, sử dụng những dụng cụ nha khoa chuyên dụng để loại bỏ các mảng bám, vôi răng ở kẽ răng, mặt trong, ngoài và mặt nhai của răng. Sau khi thực hiện lấy vôi răng, bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định người bệnh sử dụng dung dịch súc miệng chứa Chlorhexidine, Hexetidine,… Giúp loại bỏ vi khuẩn ở khoang miệng. Với những trường hợp có hệ miễn dịch suy giảm, tiểu đường, bác sĩ có thể sử dụng một số nhóm kháng sinh đường uống để kiểm soát bệnh lý.
2. Sử dụng thuốc điều trị
Tiêu xương răng hàm thường có mối quan hệ mật thiết với bệnh loãng xương. Cụ thể, tổn thương do bệnh lý có thể là do sự mất cân bằng giữa photphat và canxi (thường liên quan đến hiện tượng sụt giảm hormone estrogen). Một số trường hợp cần thiết, bác sĩ nha khoa có thể hướng dẫn người bệnh sử dụng các nhóm thuốc uống giúp tăng cường hormone, vitamin D, bổ sung canxi,…
3. Dẫn truyền xương
Đây được xem là một trong những kỹ thuật được chỉ định trong điều trị tiêu xương răng hàm. Phương pháp này dùng xương khử khoáng (DBM) để ghép vào xương ổ răng nhằm kích thích các tế bào gốc phát triển thành tế bào xương răng trưởng thành. Mục đích của thủ thuật này là thúc đẩy quá trình tái tạo cốt bào, làm chậm tốc độ phá hủy. Theo thời gian, những tế bào này sẽ bù lấp và sửa chữa các mô xương bị tổn thương và tiêu hủy.
4. Cấy ghép xương trị bệnh lý
Cấy ghép xương trị tiêu xương răng hàm là một trong những phương pháp được ứng dụng phổ biến trong điều trị bệnh lý. Kỹ thuật này có thể dùng xương nhân tạo hoặc xương tự thân để cấy ghép trực tiếp vào vùng xương bị khuyết. Cấy ghép xương là phương pháp giúp phục hồi xương ổ răng hàm đạt hiệu quả cao và thường được chỉ định trước khi thực hiện cấy ghép Implant.
Phương pháp phẫu thuật này thực hiện khá nhanh chóng. Tuy nhiên, để vùng xương ổ răng hàm được củng cố và tái tạo, người bệnh cần 3 – 6 tháng để nhận thấy hiệu quả. Sau khi thực hiện cấy ghép mô xương, bác sĩ nha khoa có thể chỉ định cấy ghép Implant nhằm kiểm soát triệt để tình trạng tiêu xương răng hàm.
5. Phương pháp cấy ghép tạo xương
Phương pháp phẫu thuật này được tiến hành bằng cách dùng xương tự thân của người bệnh (xương ở hàm dưới hoặc xương vùng hàm) và cấy ghép trực tiếp vào xương ổ răng bị hư tổn. Tế bào xương được cấy ghép có chức năng kích thích quá trình tái tạo tế bào xương, hỗ trợ phát triển các tế bào xương ổ răng để bù lấp những vùng mô xương bị tiêu hủy, hư hại.
Do sử dụng xương hàm tự thân của người bệnh để cấy ghép tái tạo xương nên hạn chế tình trạng đào thải. Kỹ thuật này thường được áp dụng với những trường hợp bị tiêu xương răng hàm liên quan đến tình trạng loãng xương.
6. Phương pháp cấy ghép Implant
Cấy ghép Implant là một trong những phương pháp phục hình răng tối ưu hiện nay. Đây được xem là giải pháp hoàn hảo dành cho những trường hợp răng bị hư hại không có khả năng phục hồi, mất răng vĩnh viễn. Cấy ghép Implant được thực hiện bằng cách dùng trụ Implant thay chân răng. Kế đến sử dụng khớp nối để gắn kết mão răng sứ và chân răng.
Do chân răng cắm sâu vào xương ổ răng nên phần xương răng sẽ phát triển, khắc phục nguy cơ tiêu xương như những phương pháp phục hình khác. Với những trường hợp bị tiêu xương răng hàm dẫn đến giảm thể tích răng, bác sĩ nha khoa có thể yêu cầu người bệnh thực hiện kỹ thuật ghép xương trước khi áp dụng phương pháp này. Thông thường, răng Implant có tuổi thọ cao và có thể duy trì suốt đời nếu được chăm sóc đúng cách.
Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc “Tiêu xương răng hàm có nguy hiểm không?” và các phương pháp điều trị. Tình trạng này thường xuất hiện ở người trung niên và người cao tuổi. Nếu không được tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nặng nề, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng cũng như tính thẩm mỹ.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Tiêu xương răng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Nhổ răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm?
Bị tiêu xương hàm có niềng răng được không?
Còn Chân Răng Có Bị Tiêu Xương Không? Giải pháp phòng ngừa
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!