Còn chân răng có bị tiêu xương không là một trong những thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân khi bị mất răng. Do chủ quan cho rằng còn chân răng sẽ không làm ảnh hưởng nhiều đến các vấn đề răng miệng khác, nhiều bệnh nhân đã gặp phải những hậu quả không lường trước được. Gây ảnh hưởng không nhỏ về vấn đề sức khỏe răng miệng cũng như sinh hoạt hằng ngày.
Giải đáp: Còn chân răng có bị tiêu xương không?
Theo các chuyên gia nha khoa, việc còn chân răng vẫn khiến hiện tượng tiêu xương răng diễn ra như bị mất răng hoàn toàn. Chính vì vậy, bạn không thể chủ quan trước vấn đề này, cần theo dõi thường xuyên những biến chuyển của vùng răng bị mất, để kịp thời can thiệp những biện pháp điều trị một cách đúng đắn.
Răng mất bao lâu thì bị tiêu xương?
Tùy thuộc vào tình trạng răng miệng và cơ địa của mỗi cá nhân mà quá trình tiêu xương sẽ diễn ra với tốc độ lâu hay nhanh. Tuy nhiên, thời gian để hiện tượng tiêu xương diễn ra rõ ràng nhất là sau 3 tháng mất răng. Lúc này mật độ xương sẽ suy giảm một cách nhanh chóng.
Thông thường, ở 1 – 2 tháng đầu xương hàm sẽ không xuất hiện những hiện tượng khác thường gì. Nhưng từ tháng thứ 3 trở đi, các dấu hiệu như hõm nướu, xê dịch răng sẽ biểu hiện rõ ràng. Nếu như bạn để tình trạng mất răng quá lâu sẽ làm hiện tượng này diễn biến nặng hơn. Cấu trúc gương mặt sẽ từ từ biến dạng, má bị hóp vì mất đi sự nâng đỡ của xương hàm.
Những giải pháp phòng ngừa hiệu quả
Tiêu xương do mất răng dù chân răng còn hay mất là một điều hiển nhiên. Thế nên việc kéo dài tình trạng mất răng mà không có biện pháp can thiệp điều trị sẽ gây khó khăn hơn nếu chuyển nặng.
1. Chăm sóc răng miệng
Tiêu xương răng diễn ra trong tình trạng mất răng hoặc bị các bệnh về răng miệng, thế nên chăm sóc răng miệng đúng cách là biện pháp để ngăn ngừa tình trạng này từ góc.
Thực hiện chải răng đều đặn ít nhất 2 lần mỗi ngày và thay bàn chải định kỳ 3 tháng/lần. Cần lưu ý chọn lựa những loại bàn chải có đầu lông mềm, có khả năng làm sạch cao mà không làm tổn thương răng hay nướu.
Thường xuyên sử dụng nước súc miệng để làm sạch mảng bám trên răng, sử dụng chỉ nha khoa thay tăm tre để bảo vệ răng tốt nhất, không làm hư răng.
Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu canxi và vitamin, hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường để tránh các vấn đề về răng. Nên thăm khám răng định kỳ để đảm bảo răng luôn ở tình trạng tốt nhất.
2. Cạo vôi răng
Cạo vôi răng là bước điều trị tiêu xương răng ở giai đoạn mới bắt đầu, tình trạng tiêu xương còn chưa hình thành rõ rệt. Việc cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/lần sẽ giúp loại bỏ các mảng bám tích tụ ở chân răng, ngăn chặn điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây hại cho răng và nướu. Các tổ chức của răng có thời gian để tái hồi phục sau những tấn công có hại cho nha chu.
Quá trình cạo vôi răng được thực hiện bằng đầu siêu âm có chức năng rung nhẹ, kết hợp phun tia nước để lấy sạch các mảng bám. Đối với vôi răng ở vị trí hẹp hoặc kẽ nướu không thể dùng đầu siêu âm làm sạch được, thì sẽ được bác sĩ dùng dụng cụ thực hiện cạo vôi răng bằng tay để làm sạch triệt để mảng bám gây hại.
3. Trồng răng Implant
Khi bị mất răng, để ngăn chặn hiện tượng tiêu xương bạn cần tiến hành phục hình răng trong thời gian sớm nhất. Trồng răng Implant là một phương pháp thích hợp cho vấn đề lấy lại răng trong các trường hợp mất một răng, mất nhiều răng. Và được đánh giá là kỹ thuật phục hình răng hiện đại, hiệu quả nhất hiện nay.
Khi tiến hành việc trồng răng Implant, trụ titanium sẽ được cấy ghép vào bên trong khung xương hàm với cấu tạo đầy đủ của chân răng, thân răng. Chân răng Implant có nhiệm vụ bám chắc vào xương hàm duy trì áp lực nhai và giữ cố định vị trí các răng còn lại. Ngăn chặn triệt để tình trạng tiêu xương, và những bệnh lý do mất răng gây nên.
4. Cấy ghép xương
Trong trường hợp xương hàm bạn không đủ mật độ, chất lượng xương không đủ điều kiện thực hiện trồng răng Implant, cấy ghép xương sẽ là biện pháp giải quyết vấn đề này. Với mục đích lắp đầy sự thiếu hụt xương của ổ răng, xương được cấy ghép vào sẽ kích thích sự tái tạo các tế bào bị tổn thương và phục hồi lại các mô xương bị hư hại đến mức độ phù hợp nhất. Khi đã đủ các tiêu chuẩn của mật độ xương, việc phục hồi răng bằng kỹ thuật trồng răng Implant mới được bắt đầu.
Dù phẫu thuật cấy ghép này khá tiện lợi và không mất nhiều thời gian tiến hành. Tuy nhiên, việc tái tạo lại xương ổ răng lại như cấu trúc cũ bằng phương pháp này cần ít nhất 3 – 6 tháng mới có thể mang lại kết quả cao nhất và duy trì được đến suốt đời. Bạn cần có một chế độ chăm sóc răng miệng hợp lý theo hướng dẫn của bác sĩ trong thời gian này để có kết quả như mong đợi.
5. Nâng xoang hàm
Nâng xoang hàm là phương pháp điều trị tiêu xương răng hiệu quả. Vì xương hàm bị hạ thấp xuống trong quá trình tiêu xương nên gây khó khăn trong việc đặt trụ Implant đủ chiều dài. Nâng xoang hàm là thủ thuật mở rộng thể tích xương giúp xương hàm có đủ điều kiện về chiều cao và thể tích để thực hiện cấy ghép Implant.
Các bác sĩ sẽ tiến hành rạch nướu và tạo cửa sổ nhỏ nằm tại xoang hàm, sau đó các chất liệu xương sinh học hoặc của tự thân bệnh nhân được thực hiện thủ thuật nâng xoang. Khi quá trình kết thúc, mô nướu và cửa sổ được tạo sẽ trở lại như cũ. Phần xương bị tiêu biến trước đó đã được bù đắp tương xứng và có thể thực hiện trồng răng Implant để răng được hoạt động bình thường.
Việc còn chân răng vẫn làm tiêu xương là một thực trạng không thể chối bỏ của tình trạng mất răng. Chính vì vậy, người bệnh không nên chủ quan với mọi vấn đề về răng miệng của mình. Để có thể biết nắm rõ tình trạng tiêu xương của răng, tốt nhất bạn nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để có thể thăm khám. Việc làm này có thể giúp bạn sớm phát hiện tình trạng của răng và kịp thời có được những phương pháp điều trị tốt nhất.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Tiêu xương răng hàm có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?
Tiêu xương răng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Nhổ răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm?
Bị tiêu xương hàm có niềng răng được không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!