Nhổ răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Bởi quá trình tiêu xương hàm thường diễn ra âm thầm, không có triệu chứng hoặc triệu chứng mờ nhạt nên rất ít khi có thể phát hiện và điều trị sớm.
Nhổ răng bao lâu thì bị tiêu xương?
Tiêu xương răng là tình trạng xương ổ răng bị tiêu hủy và hư hại. Trong đó, nhổ răng là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này. Thực tế, tiêu xương sau khi nhổ răng là phản ứng tự nhiên bắt nguồn từ hai cơ chế sau:
- Thông thường, chân răng cắm sâu vào bên trong xương ổ răng và được bao bọc bởi tổ chức nha chu. Khi ăn uống, tác động từ lực nhai sẽ kích thích tế bào xương sinh trưởng và phát triển. Khi răng bị nhổ bỏ, xương ổ răng không nhận được tác động mỗi ngày sẽ có hiện tượng thoái hóa và tiêu biến.
- Khi răng bị nhổ bỏ, áp lực lên hai răng kế cận sẽ tăng lên đáng kể. Điều này khiến vùng xương ổ răng chính giữa bị sụp lún và hư hại theo thời gian.
Hiện tượng tiêu xương hàm sau khi nhổ răng diễn ra âm thầm, không đau nhức và không có triệu chứng điển hình nên rất khó nhận biết. Do đó, rất ít trường hợp phát hiện sớm và điều trị tình trạng này kịp thời.
“Nhổ răng bao lâu thì bị tiêu xương?” là mối bận tâm của nhiều bệnh nhân. Nắm rõ vấn đề này sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc thăm khám và điều trị. Tuy nhiên trên thực tế, tốc độ của quá trình tiêu xương diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể (bị chi phối bởi độ tuổi, tình trạng sức khỏe, vị trí răng bị nhổ bỏ,…).
Theo ước tính, khoảng 3 tháng sau khi nhổ răng sẽ xuất hiện tình trạng tiêu xương hàm và có khoảng 25% xương hàm sẽ bị tiêu biến sau khoảng 6 – 12 tháng. Mức độ tiêu xương sẽ tăng lên theo thời gian nếu không được thăm khám và điều trị sớm. Tốc độ tiêu xương cũng có thể xảy ra nhanh hơn nếu có những yếu tố như viêm nha chu, loãng xương và tiểu đường.
Tiêu xương hàm sau khi nhổ răng có ảnh hưởng gì không?
Tiêu xương hàm là phản ứng sinh lý tự nhiên sau khi nhổ răng. Chính vì vậy, nhiều người nhầm tưởng tình trạng này không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như tổng thể. Tuy nhiên, tiêu xương hàm là vấn đề răng miệng nghiêm trọng cần được thăm khám và điều trị sớm để tránh các hệ lụy, biến chứng nặng nề.
Nếu không được thăm khám và khắc phục kịp thời, tiêu xương hàm sau khi nhổ răng có thể gây ra các ảnh hưởng như:
1. Xô lệch răng trên cung hàm
Các cơ quan cấu thành tổ chức nâng đỡ răng đều có tác động qua lại lẫn nhau. Tình trạng tiêu xương hàm sau khi nhổ răng có thể khiến các răng lân cận bị xô lệch. Ngoài ra, răng đối diện và các răng khác trên cung hàm cũng bắt đầu có sự dịch chuyển và biến đổi để bù lấp cho vị trí răng bị nhổ bỏ.
Xô lệch răng trên cung hàm không chỉ ảnh hưởng đến chức năng thẩm mỹ mà còn làm sai lệch khớp cắn, gây không ít khó khăn và phiền toái trong quá trình ăn uống. Nếu không điều trị kịp thời, toàn bộ cấu trúc răng có thể bị hư hại nặng dẫn đến khó khăn khi thực hiện các phương pháp phục hình.
2. Mất các răng lân cận
Tiêu xương hàm không được điều trị có thể gây xô lệch các răng lân cận. Tình trạng này khiến cho chân răng bị hư hại nặng, lung lay và lỏng lẻo. Nếu có tác động mạnh, răng có thể bị gãy, rụng.
3. Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
Ngoài những ảnh hưởng đối với sức khỏe, tiêu xương hàm sau khi nhổ răng còn tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống. Tình trạng răng xô lệch ảnh hưởng đến thẩm mỹ, cấu trúc mặt,… gây ra tâm lý thiếu tự tin và e ngại khi giao tiếp. Hơn nữa, tiêu xương hàm còn gây lệch khớp cắn khiến quá trình ăn uống gặp nhiều vấn đề dẫn đến tình trạng chán ăn, ăn uống kém và sụt cân.
Biện pháp phòng ngừa tiêu xương hàm sau khi nhổ răng
Tiêu xương hàm là phản ứng sinh lý sau khi nhổ răng xảy ra từ khoảng tháng thứ 3. Có thể thấy, tình trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe răng miệng. Hơn nữa, các phương pháp điều trị tiêu xương hàm thường rất phức tạp và có chi phí khá cao.
Để phòng ngừa tiêu xương hàm, bạn nên cấy ghép Implant ngay sau khi nhổ răng. Đây là phương pháp phục hình răng hiệu quả nhất hiện nay với ưu điểm là không gây tiêu xương hàm, độ bền tốt, tuổi thọ kéo dài và có thể phục hồi hoàn toàn chức năng sinh lý của răng.
Cấy ghép Implant được thực hiện bằng cách dùng trụ Implant để thay thế cho chân răng. Sau đó, gắn khớp nối và chế tác mão sứ để thay thế cho thân răng. Răng Implant có hình dáng và chức năng tương tự răng thật. Hơn nữa, trụ Implant còn có vai trò dẫn truyền lực xuống xương ổ răng kích thích xương tiếp tục phát triển và tái tạo giúp hạn chế tình trạng tiêu xương hàm hiệu quả.
Răng Implant có tuổi thọ lâu dài (khoảng 10 – 30 năm). Vì vậy, đây được xem là giải pháp tối ưu sau khi nhổ răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, cấy ghép Implant là phương pháp phức tạp nên cần lựa chọn cơ sở uy tín để thực hiện.
Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Nhổ răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm?” và một số thông tin có liên quan. Để được giải đáp cụ thể, bạn nên tìm gặp bác sĩ. Ngoài ra, bác sĩ còn đưa ra những lời khuyên hữu ích giúp bạn dễ dàng lựa chọn được phương pháp phục hình răng phù hợp và biết cách chăm sóc răng miệng hiệu quả, khoa học.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Nhổ Răng Khôn Ăn Mì Tôm Được Không? Giải Đáp Thắc Mắc
Đau họng sau khi nhổ răng khôn và cách khắc phục hiệu quả
Mọc Răng Khôn Bị Đau Họng: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý
Nhổ Răng Ăn Thịt Gà Được Không? Chuyên Gia Giải Đáp
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!