Bị tụt lợi nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

Bị tụt lợi nên ăn gì và kiêng gì là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi chế độ ăn uống hợp lý, khoa học sẽ giúp cải thiện tình trạng sưng viêm, đau nhức, ê buốt răng, đồng thời ngăn ngừa tụt lợi tiến triển nặng nề. Bên cạnh đó, việc ăn uống điều độ còn giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, ngăn ngừa sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong khoang miệng, phòng ngừa các vấn đề nha khoa khác hiệu quả.

Bị tụt lợi nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?
Bị tụt lợi nên ăn gì và kiêng gì là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm

Tầm quan trọng của chế độ ăn uống đối với bệnh tụt lợi

Tụt lợi là thuật ngữ chỉ tình trạng các mô lợi có xu hướng co lại, di chuyển về phía chân răng (chóp răng) dẫn đến phần thân răng bị lộ ra quá nhiều. Lợi hay nướu là mô mềm, màu hồng nhạt quanh chân răng có nhiệm vụ cố định trên cung hàm giúp bảo vệ chân răng, đồng thời ngăn ngừa vi khuẩn tấn công vào tổ chức nha chu. Tình trạng tụt lợi đặc trưng bởi biểu hiện răng trở nên nhạy cảm và dễ ê buốt, nguy cơ tổn thương cao.

Bên cạnh tuân thủ các biện pháp y tế theo chỉ định của bác sĩ nha khoa. Người bệnh cần chú trọng trong việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh, giúp hỗ trợ quá trình điều đạt được kết quả tốt nhất.

Theo các chuyên gia đầu ngành, việc tăng cường bổ sung các thực phẩm có lợi cho răng miệng sẽ giúp hạn chế hình thành cao răng, ức chế phát triển quá mức của vi khuẩn trong khoang miệng. Đồng thời hỗ trợ làm dịu những tổn thương, thúc đẩy phục hồi những mô nướu bị sưng viêm, đau nhức.

Ngược lại, những trường hợp thường xuyên dung nạp những thực phẩm không lành mạnh, kích thích tăng tổn thương, viêm nhiễm, khiến tình trạng tụt nướu trở nên nặng nề hơn, thậm chí là gây ra những biến chứng nghiêm trọng.

Bị tụt lợi nên ăn gì tốt nhất?

Để cải thiện tình trạng đau nhức, dịu sưng viêm, ê buốt răng do tụt lợi gây ra, người bệnh có thể tăng cường bổ sung một số thực phẩm sau vào chế độ ăn uống hàng ngày. Cụ thể:

1. Bổ sung các loại rau xanh, trái cây

Các loại rau xanh, trái cây là những nhóm thực phẩm lành mạnh, mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe tổng thể. Theo nhóm, các loại thực phẩm này mang lại hiệu quả đối với hệ tiêu hóa như tăng cường trao đổi chất, phòng ngừa táo bón, giảm đau dạ dày,… Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ và khoáng chất dồi dào có trong rau xanh, trái cây còn giúp tăng cường sức khỏe răng miệng.

Trong một số nghiên cứu nhận thấy, chất xơ có tác dụng làm sạch khoang miệng, hạn chế hình thành các mảng bám trên bề mặt răng. Đồng thời, giúp điều hòa hệ vi sinh ở khoang miệng, trung hòa axit do vi khuẩn bài tiết. Hơn nữa, với lượng nước dồi dào trong những nhóm thực phẩm này còn có khả năng làm dịu tình trạng sưng viêm, đau nhức ở mô nướu và cải thiện tình trạng chảy máu chân răng.

Ngoài ra, trong rau xanh, trái cây còn chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào và đa dạng. Những thành phần dinh dưỡng trong nhóm thực phẩm này giúp tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng ở khoang miệng. Từ đó, kiểm soát các vi khuẩn viêm nhiễm trong khoang miệng hiệu quả, hỗ trợ quá trình điều trị tụt lợi diễn ra nhanh chóng. Bên cạnh đó, vị chua, ngọt tự nhiên có trong các loại trái cây còn giúp tăng tiết nước bọt – Đây được xem là một trong những yếu tố quan trọng giúp đẩy nhanh khả năng phục hồi những bệnh lý nha khoa.

Tuy nhiên, những trường hợp bị tụt nướu ở mức độ nặng, chân răng bị hở nhiều. Người bệnh nên hạn chế dùng những loại trái cây chứa nhiều axit, khô cứng và có tính nóng như mít, sầu riêng,… Sở thích ăn những loại quả này có thể khiến răng bị ê buốt, kích thích phản ứng phù nề, tổn thương nướu, tăng khả năng bị nhiệt miệng.

2. Các món ăn mềm, lỏng, chứa ít gia vị

Tụt nướu răng là tình trạng nha khoa phổ biến và có thể kiểm soát tốt bằng các biện pháp điều trị và chăm sóc tại nhà nếu được phát hiện sớm. Để cải thiện bệnh lý cũng như phòng ngừa tổn thương lan rộng, bạn nên ưu tiên dùng những món ăn có kết cấu mềm, lỏng, dễ nhai, dễ nuốt và chứa ít gia vị. Bởi những món ăn này thường không gây kích ứng, tổn thương vùng lợi xung quanh và tránh ê buốt răng.

Các món ăn mềm, lỏng, chứa ít gia vị
Một số món ăn phù hợp dành cho người bị tụt lợi hở chân răng như cháo, miến, phở, súp, canh, cơm mềm,…

Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị, người bệnh cần hạn chế những món ăn quá nóng hoặc quá lạnh, không cứng, chứa nhiều gia vị. Điều này có thể kích thích triệu chứng đau nhức, sưng viêm, phù nề ở nướu răng. Hơn nữa, thường xuyên dùng những món ăn này còn khiến tình trạng đau nhức trở nên nặng nề hơn, ăn uống kém.

Một số món ăn phù hợp dành cho người bị tụt lợi hở chân răng như cháo, miến, phở, súp, canh, cơm mềm,… Trong quá trình chế biến, bạn cần làm giảm lượng đường, muối, những loại gia vị cay nóng nhằm hạn chế tình trạng kích thích khiến mô lợi bị tổn thương.

3. Bị tụt lợi nên ăn gì? Thực phẩm giàu khoáng chất

Khoáng chất là một trong những thành phần dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động tái khoáng men răng, đồng thời bảo vệ sức khỏe của vùng lợi. Do đó, khi gặp những vấn đề về răng miệng như viêm nha chu, viêm lợi, sâu răng, tụt nướu răng,… Người bệnh nên bổ sung những thực phẩm chứa hàm lượng khoáng chất cao giúp tăng cường sức khỏe của răng, cũng như tăng độ bám dính của các mô nướu.

Trong một số nghiên cứu cũng chỉ ra, việc bổ sung những khoáng chất cần thiết như phốt pho, fluor, canxi, magie, sắt, natri, kali,… Nhằm tăng cường sức khỏe răng miệng, giúp mô nướu nhanh chóng phục hồi, giảm sưng viêm hơn so với bình thường. Hơn nữa, khi răng được bổ sung khoáng chất cần thiết sẽ hạn chế gặp phải những vấn đề về răng miệng như viêm tủy răng, sâu răng, viêm nha chu,…

Do đó, trong quá trình điều trị tụt lợi chân răng, người bệnh cần bổ sung những khoáng chất bằng cách dung nạp những thực phẩm như trứng, nước khoáng, hải sản, cá, các loại đậu,… Ngoài mang lại những lợi ích cho sức khỏe răng miệng, khoáng chất còn giúp cải thiện thể trạng, nâng cao hệ miễn dịch. Thực tế cho thấy, suy giảm sức đề kháng được xem là yếu tố thuận lợi có thể làm tăng nguy cơ mắc những vấn đề về răng miệng.

4. Sữa chua tốt cho người bị tụt lợi hở chân răng

Sữa chua được biết đến là một trong những thực phẩm rất tốt cho người mắc phải những vấn đề nha khoa như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, tụt nướu răng, viêm tủy răng,… Thực phẩm này bổ sung cho cơ thể lượng khoáng chất dồi dào như canxi, phốt pho, kẽm, vitamin nhóm B và vitamin D. Thành phần dưỡng chất trong sữa chua còn mang lại hiệu quả trong việc cải thiện sức khỏe răng miệng và thể trạng.

Bên cạnh đó, số lượng lợi khuẩn trong sữa chua còn giúp ngăn ngừa sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong khoang miệng. Đồng thời làm giảm độc tố do vi khuẩn bài tiết, từ đó cải thiện triệu chứng đau nhức, sưng viêm nướu và hôi miệng. Hơn nữa, với kết cấu mềm, mát của sữa chua còn giúp làm dịu tình trạng phù nề ở vùng lợi sưng viêm.

5. Các thực phẩm có tính kháng khuẩn

Không chỉ mang giá trị dinh dưỡng cao, một số thực phẩm còn có tính kháng khuẩn, tiêu viêm tự nhiên. Việc bổ sung những thực phẩm này thường xuyên sẽ giúp cải thiện các triệu chứng tụt lợi hiệu quả, đồng thời ngăn ngừa bệnh lý triển triển nặng nề.

Dưới đây là những thực phẩm có tính kháng khuẩn, chống viêm dành cho người bị tụt nướu hở chân răng:

Các thực phẩm có tính kháng khuẩn
Mật ong là một trong những nguyên liệu chứa nhiều khoáng chất, vitamin thiết yếu hỗ trợ quá trình điều trị tụt lợi hiệu quả
  • Mật ong: Mật ong là một trong những nguyên liệu chứa nhiều khoáng chất, vitamin thiết yếu. Bên cạnh đó, trong nguyên liệu này còn chứa defensin-1 (protid có khả năng miễn dịch). Thường xuyên bổ sung mật ong vào chế độ dinh dưỡng mỗi ngày giúp ngăn ngừa hình thành các mảng bám, ức chế hoạt động quá mức của vi khuẩn ở khoang miệng. Bên cạnh đó, hydrogen peroxide có trong mật ong còn có khả năng sát trùng, giảm phù nề và tiêu viêm hiệu quả.
  • Nha đam: Nha đam là thực phẩm được tận dụng để chăm sóc da, móng, tóc và cải thiện chứng táo bón hiệu quả. Bên cạnh đó, thực phẩm này còn mang lại hiệu quả trong cải thiện một số vấn đề liên quan đến nha khoa. Một số nghiên cứu cho thấy, trong nha đam chứa Emodin và Aloin có khả năng chống viêm, làm dịu vùng mô nướu bị tổn thương, ức chế vi khuẩn, virus xâm nhập. Hơn nữa, nguyên liệu này còn chứa các enzyme tự nhiên giúp tái tạo mô da, phục hồi và hạn chế vi khuẩn tấn công.
  • Gừng tươi: Gừng tươi không chỉ được biết đến là loại gia vị quen thuộc dùng trong các món ăn giúp tăng hương vị. Bên cạnh đó, gừng còn cải thiện tình trạng hôi miệng, chống khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Tác dụng của gừng tươi đã được kiểm chứng trên phương diện khoa học. Do đó, người bệnh có thể dùng trà gừng ngậm, súc miệng hoặc thêm gừng vào những món ăn giúp hỗ trợ điều trị tụt lợi.
  • Một số thực phẩm khác: Ngoài những thực phẩm trên, người bệnh cũng có thể cải thiện tình trạng tụt nướu hở chân răng bằng các thực phẩm có tính tiêu viêm, sát khuẩn hư hạt thìa là, cỏ xạ hương, bạc hà, củ nghệ, hương thảo, tỏi (tránh dùng nhiều vì có thể gây hôi miệng),…

Việc bổ sung những nhóm thực phẩm lành mạnh vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày sẽ giúp làm dịu sưng viêm, đau nhức, hỗ trợ phục hồi mô lợi do bệnh lý gây ra. Bên cạnh đó, những thực phẩm này còn giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, cải thiện khả năng miễn dịch.

Người bị tụt lợi nên kiêng ăn gì?

Tình trạng tụt lợi và những biểu hiện đi kèm có thể tiến triển nặng nề nếu thường xuyên sử dụng những thực phẩm không phù hợp. Do đó, bên cạnh bổ sung những thực phẩm lành mạnh, người bị tụt nướu nên kiêng và hạn chế một số món ăn, thức uống sau:

1. Các món ăn có kết cấu cứng, chứa nhiều gia vị

Thói quen dùng những món ăn chứa nhiều gia vị như tiêu, ớt, mù tạt, muối,… hay những thực phẩm có độ dai, cứng như khô mực, gân bò, trái cây sấy, khô cá, đậu rang khô,… Có thể gây kích thích, tăng áp lực khiến mô nướu bị sưng viêm và tổn thương. Ngoài ra, những món ăn này còn làm tăng khả năng đau nhức, khiến tổn thương nướu răng chậm phục hồi, thậm chí khiến răng lung lay.

Bên cạnh đó, những gia vị cay nóng này còn làm chậm phục hồi vùng niêm mạc ở vùng lợi bị thương tổn, gây áp tơ, nhiệt miệng,… Tình trạng này không chỉ tác động xấu đến sức khỏe răng miệng mà còn ảnh hưởng đến hoạt động của gan – mật và ống tiêu hóa.

2. Nhóm thực phẩm và thức uống chứa nhiều đường

Nhóm thực phẩm và thức uống chứa nhiều đường
Các loại thực phẩm và thức uống nhiều đường được xem là một trong những tác nhân gây ra những bệnh lý nha khoa, trong đó có tụt lợi

Các loại thực phẩm và thức uống nhiều đường được xem là một trong những tác nhân gây ra những bệnh lý nha khoa. Trong trường hợp bị tụt nướu, người bệnh cần hạn chế lượng đường trong chế độ ăn uống hàng ngày giúp kiểm soát vi khuẩn khoang miệng, đồng thời giúp mô nướu được phục hồi nhanh chóng. Khi tiêu thụ lượng đường quá mức, vi khuẩn sẽ phát triển mạnh mẽ và bài tiết axit trong khoang miệng. Theo đó, axit này có thể hòa tan các mô cứng của răng sâu ra tình trạng sâu răng. Đồng thời kích thích mô nướu sưng viêm, đau nhức.

Trong một số nghiên cứu cũng cho thấy, đường là loại thức ăn ưa thích của vi khuẩn ở khoang miệng, nhất là Streptococcus mutans và Streptococcus sobrinus. Do đó, chế độ ăn uống chứa nhiều đường có thể tăng nguy cơ mắc những bệnh lý liên quan đến răng miệng, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh tụt nướu răng tiến triển nặng nề, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Trong thời gian điều trị tụt lợi hở chân răng, người bệnh nên hạn chế dùng nước ngọt chứa gas, bánh kẹo, nước ép trái cây đóng gói, sữa đặc, socola, bánh kẹo,… Nhằm ức chế hoạt động quá mức của vi khuẩn trong khoang miệng. Ngay cả khi không gặp những vấn đề nha khoa, người bệnh cũng nên hạn chế tiêu thụ đường giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng, phòng ngừa bệnh đái tháo đường.

3. Các loại đồ uống chứa cồn

Hầu hết các loại đồ uống chứa cồn như bia rượu chứa axit có thể làm mòn men răng, đồng thời kích thích mô nướu. Với những trường hợp đang bị tụt lợi, lượng cồn trong rượu có thể làm tăng mức độ sưng viêm, đau nhức và ê buốt răng dữ dội. Đồng thời hạn chế quá trình tái khoáng men răng cũng như khả năng phục hồi của các mô nướu.

Bên cạnh đó, thường xuyên sử dụng các thức uống chứa cồn còn hạn chế hoạt động tiết nước bọt và gây ra tình tình trạng khô miệng, hôi miệng, từ đó làm tăng nguy cơ mắc những bệnh lý liên quan đến nha khoa như viêm nha chu, sâu răng, áp xe chân răng, viêm tủy răng,… Ngoài ra, những thành phần tạo màu có trong bia rượu còn có thể gây vàng ố men răng, gây mất thẩm mỹ.

4. Thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng

Các món ăn quá lạnh hoặc quá nóng có thể tăng kích thích đến các mô nướu bị viêm nhiễm, gây sưng nề, đau nhức kèm theo ê buốt răng dữ dội. Do đó, khi bị tụt lợi, người bệnh tránh những thức uống lạnh, ăn kem hoặc những món ăn quá nóng. Thay vào đó, hãy dùng những thức uống và món ăn có nhiệt độ phù hợp nhằm làm giảm kích ứng tại các mô nướu bị tổn thương, hạn chế ê buốt răng.

Thói quen ăn uống này không chỉ tổn thương đến nướu mà còn có thể làm tăng nguy cơ bào mòn men răng, khiến răng trở nên suy yếu. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc những vấn đề nha khoa khác như viêm tủy răng, sâu răng,… Do đó, ngay khi không bị tụt nướu răng, bạn cũng nên hạn chế dung nạp những món ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

Thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng
Các món ăn quá lạnh hoặc quá nóng có thể tăng kích thích đến các mô nướu bị viêm nhiễm, gây sưng nề, đau nhức kèm theo ê buốt răng dữ dội

5. Các loại thực phẩm kích thích phản ứng viêm

Thực tế cho thấy, một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng bệnh lý trở nên nặng nề hơn và ảnh hưởng đến những cơ quan khác trong cơ thể. Để giúp mô lợi phục hồi nhanh chóng, người bệnh cần hạn chế một số thực phẩm sau:

  • Những món ăn được chế biến từ gạo nếp: Gạo nếp là một trong những thực phẩm có tính nóng, việc dung nạp những món ăn từ gạo nếp quá nhiều có thể khiến mức độ viêm nhiễm, đau nhức trở nên nặng nề hơn. Ngoài ra, thực phẩm này có độ dẻo, dinh nên rất khó làm sạch, dễ hình thành những mảng bám ở kẽ răng.
  • Carbohydrate tinh chế: Đây được xem là nguồn dinh dưỡng của vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. Tuy nhiên, Carbohydrate là chất nền có trong chế độ ăn hàng ngày nên không thể kiêng cữ hoàn toàn. Tuy nhiên, để cải thiện các triệu chứng bệnh tụt nướu răng, người bệnh nên hạn chế những loại thực phẩm có chứa Carbohydrate tinh chế như bánh mì trắng, bột mì,…
  • Chất béo chuyển hóa: Người bị tụt lợi cần hạn chế những thực phẩm giàu chất béo chuyển hóa như bơ thực vật, thức ăn nhanh,… trong quá trình điều trị tụt lợi. Bởi những thực phẩm này có thể khiến tình trạng viêm ở các mô nướu trở nên nặng nề, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi.
  • Những loại thịt chế biến sẵn: Một số loại thịt được chế biến sẵn như xúc xích, khô bò, jambon,… không chỉ gây rối loạn mỡ máu, tăng cân mà còn làm tăng mức độ sưng viêm, đau nhức ở vùng lợi cũng như những cơ quan bị thương tổn. Nguyên nhân được xác định là những thực phẩm có chứa hàm lượng glycat hóa bền vững có thể tăng sản sinh những chất trung gian kích thích phản ứng viêm.

Có thể thấy, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với quá trình điều trị tụt lợi nói riêng và những vấn đề răng miệng nói chung. Hy vọng các thông tin giải đáp “Bị tụt lợi nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?” sẽ giúp người bệnh dễ dàng hơn trong điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý nhằm kiểm soát các triệu chứng bệnh lý hiệu quả.

Tham khảo thêm:

5/5 - (2 bình chọn)

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!