Ngoài các phương pháp y tế, bạn có thể áp dụng một số cách chữa tụt lợi chân răng tại nhà để phục hồi mô nướu và giảm triệu chứng đau nhức, ê buốt do hở chân răng. Ưu điểm của các mẹo chữa này là độ an toàn cao, lành tính và hầu như không gây ra tác dụng phụ khi thực hiện.
9 Cách chữa tụt lợi chân răng tại nhà an toàn, hiệu quả
Tụt lợi chân răng là tình trạng phần lợi bị tụt xuống phía chân răng khiến thân răng dài hơn bình thường. Khi không có mô nướu bao bọc, chân răng trở nên nhạy cảm, dễ bị ê buốt khi ăn đồ lạnh, nóng và chua. Hơn nữa theo thời gian, răng sẽ trở nên lỏng lẻo, lung lay, đau nhức và khó khăn khi ăn uống.
Nếu không điều trị sớm, tình trạng tụt lợi sẽ chuyển biến nặng theo thời gian dẫn đến nguy cơ mất răng vĩnh viễn, tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm các tổ chức bao xung quanh răng như cement, dây chằng nha chu, xương ổ răng. Tùy theo nguyên nhân cụ thể gây tụt lợi, điều trị có thể bao gồm cạo vôi răng, sử dụng thuốc, phẫu thuật nạo túi nha chu, ghép nướu,…
Ngoài các phương pháp điều trị y tế, bạn cũng có thể cải thiện các triệu chứng do tụt lợi chân răng bằng một số mẹo đơn giản tại nhà. Các mẹo chữa tại nhà đều tận dụng nguyên liệu sẵn có nên khá dễ thực hiện và an toàn với sức khỏe.
Dưới đây là 9 cách chữa tụt lợi chân răng tại nhà hiệu quả:
1. Ngậm nước muối ấm – Mẹo trị tụt lợi chân răng an toàn
Ngậm nước muối ấm là biện pháp trị tụt lợi chân răng an toàn và mang lại cải thiện khá rõ rệt. Với đặc tính tiêu viêm, sát trùng tự nhiên, nước muối có khả năng tiêu diệt vi khuẩn trú ngụ trong mô nướu và tổ chức nha chu (cement, dây chằng nha chu, xương ổ răng). Qua đó tạo điều kiện để mô nướu tái tạo và phục hồi trở lại.
Ngoài ra, nước muối còn chứa hơn 60 loại khoáng chất tự nhiên có tác dụng tái khoáng men răng và tăng độ bám dính của nướu với chân răng. Vì vậy, biện pháp này còn giúp củng cố răng trên cung hàm, hạn chế tình trạng răng lỏng lẻo và gãy, rụng. Bạn cũng có thể duy trì cách ngậm nước muối ấm 2 lần/ ngày để làm sạch khoang miệng và phòng ngừa các bệnh nha khoa thường gặp.
Hướng dẫn thực hiện:
- Khuấy 1 thìa cà phê muối biển với 250ml nước ấm
- Dùng để súc miệng từ 30 – 40 giây sau khi đánh răng
- Sau đó, dùng 1 ít nước muối ấm ngậm trong vài phút để làm dịu cảm giác đau nhức, ê buốt và giúp mô nướu nhanh chóng hồi phục
2. Sử dụng tinh dầu đinh hương
Theo y học cổ truyền, đinh hương có vị cay tê, tính ấm, mùi thơm nồng, tác dụng tiêu sưng, sát khuẩn, giảm đau và làm săn niêm mạc. Với công năng đa dạng, thảo dược này thường được tận dụng để giảm đau nhức răng và cải thiện các bệnh lý liên quan đến tổ chức nha chu như tụt lợi, viêm nướu, viêm nha chu,…
Không chỉ được lưu truyền trong y học cổ truyền, các tác dụng chữa bệnh của tinh dầu đinh hương đã được khoa học công nhận. Cụ thể, Eugenol trong nguyên liệu này có hiệu quả giảm đau và kháng khuẩn tốt. Vì vậy, bạn có thể tận dụng tinh dầu đinh hương để làm sạch vi khuẩn trong khoang miệng và giảm các triệu chứng đau nhức do tụt lợi chân răng gây ra. Tinh dầu đinh hương còn giúp làm săn mô nướu và loại bỏ mùi hôi khó chịu trong khoang miệng.
Cách dùng tinh dầu đinh hương chữa tụt lợi chân răng ngay tại nhà:
- Sử dụng khoảng ½ thìa cà phê tinh dầu đinh hương hòa với 200ml nước ấm
- Dùng để súc miệng 2 lần/ ngày
- Hoặc có thể dùng bông gòn thấm tinh dầu đinh hương và cắn chặt vào chỗ răng đau nhức để làm giảm triệu chứng
Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng tinh dầu đinh hương để cải thiện các bệnh răng miệng thường gặp như viêm nướu răng, viêm nha chu, áp xe răng, viêm tủy răng và hôi miệng.
3. Dùng mật ong chữa tụt lợi chân răng tại nhà
Mật ong không chỉ là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng mà còn là vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Theo kinh nghiệm dân gian, mật ong có vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ dưỡng tỳ vị, sinh lực, chỉ khát, thích hợp để chữa các bệnh viêm đường hô hấp và bồi bổ sức khỏe cho người suy nhược.
Theo y học hiện đại, mật ong chứa hydrogen peroxide có đặc tính kháng sinh. Sử dụng nguyên liệu này có khả năng chống viêm và ức chế vi khuẩn, virus có hại. Các nghiên cứu mới nhất còn cho thấy, các polyphenol, khoáng chất và vitamin tự nhiên trong mật ong có thể đẩy nhanh tốc độ phục hồi, tái tạo niêm mạc và da bị tổn thương. Do đó, sử dụng mật ong có thể làm dịu các triệu chứng đau nhức, ê buốt và giúp mô nướu nhanh chóng tái tạo trở lại.
Cách dùng mật ong chữa tụt lợi chân răng ngay tại nhà:
- Cách 1: Làm sạch răng miệng và thoa mật ong lên mô nướu, chân răng bị tổn thương. Để trong khoảng 3 – 5 phút, sau đó súc miệng lại bằng nước sạch. Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ ngày để tiêu viêm và làm dịu cảm giác ê buốt.
- Cách 2: Uống trà mật ong hoặc thêm mật ong vào chế độ ăn hằng ngày để nâng cao sức khỏe. Hệ miễn dịch được cải thiện có thể kiểm soát phần nào số lượng hại khuẩn trong khoang miệng và giúp mô nướu bị tổn thương phục hồi nhanh.
4. Cách chữa tụt lợi chân răng tại nhà bằng gừng tươi
Gừng tươi là loại gia vị quen thuộc luôn có sẵn trong căn bếp. Khi răng bị tụt lợi gây đau, chảy máu và ê buốt, bạn có thể tận dụng ngay nguyên liệu này để cải thiện các triệu chứng khó chịu. Theo kinh nghiệm dân gian, gừng có đặc tính sát trùng và tiêu viêm nên có thể giảm đau nhức răng, cải thiện tình trạng phù nề và sưng viêm mô nướu.
Các nghiên cứu khoa học cho thấy, Gingerol – hợp chất sinh học có trong gừng mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Hợp chất này có tác dụng chống oxy hóa mạnh và kháng viêm hiệu quả. Đây là lý do vì sao các mẹo chữa từ gừng có thể giảm tình trạng đau nhức răng, sưng và phù nề mô nướu.
Cách dùng gừng chữa tụt lợi chân răng tại nhà:
- Cách 1: Sử dụng gừng tươi giã nát và đắp lên vùng mô nướu bị đau nhức. Để trong khoảng vài phút, sau đó nhổ bỏ và không cần súc miệng lại bằng nước lạnh. Nên tránh đắp gừng tươi lên nướu răng bị xây xước vì có thể gây nóng rát, khó chịu.
- Cách 2: Chuẩn bị 2 – 3 củ gừng tươi, đem rửa sạch và cắt thành từng lát mỏng. Cho gừng vào nồi sắc với 350ml nước rồi tắt bếp. Để nước gừng nguội, chia thành 2 phần bằng nhau và dùng để ngậm, súc miệng hằng ngày.
5. Gel nha đam trị tụt lợi chân răng an toàn
Nếu mô nướu bị tụt khỏi xuống chân răng đi kèm với hiện tượng sưng viêm, chảy máu và đau nhức nhiều, bạn có thể sử dụng gel nha đam để cải thiện. Gel nha đam chứa nhiều nước và có tính mát giúp làm dịu cảm giác đau và sưng nóng đáng kể. Một số thành phần trong thảo dược này như Emodin, Aloin có hiệu quả kháng sinh và giảm đau mạnh, có thể ngăn chặn hiện tượng viêm nhiễm chuyển biến nặng.
Đặc biệt, nha đam còn chứa các enzyme, vitamin và khoáng chất tự nhiên có khả năng đẩy nhanh tốc độ tái tạo và phục hồi mô nướu bị tổn thương. Vì vậy, thoa gel nha đam lên mô nướu có thể cải thiện tình trạng tụt nướu chân răng hiệu quả. Hơn nữa, hoạt chất Anthraquinon trong thảo dược này còn có tác dụng ức chế Streptococcus mutans – tác nhân gây sâu răng và nhiều bệnh nha khoa khác.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 lá nha đam tươi, đem rửa sạch và gọt vỏ
- Rửa sạch phần mủ vàng để tránh kích ứng
- Dùng thìa nạo phần gel trong suốt để sử dụng
- Súc miệng bằng nước sạch và dùng khăn lau khô phần nướu bị tổn thương
- Thoa gel nha đam lên vùng nướu bị sưng viêm để trong vài phút
- Sau đó, súc miệng với nước sạch để làm sạch khoang miệng
- Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ ngày
6. Cách điều trị tụt lợi chân răng tại nhà bằng trà xanh
Trà xanh (chè xanh) là cây thuốc nam quen thuộc được sử dụng để nấu nước uống hằng ngày. Nước trà xanh có tác dụng thanh lọc cơ thể, giải độc, giảm hấp thu chất béo và bảo vệ chức năng gan. Ít người biết rằng, thảo dược này còn có hiệu quả điều trị tụt lợi hở chân răng và các bệnh nha khoa thường gặp khác.
Các chất chống oxy hóa tự nhiên trong chè xanh bao gồm EGCG, vitamin C, flavonoid, quercetin,… có khả năng chống viêm, tiêu diệt gốc tự do và bảo vệ sức khỏe răng miệng. Ngoài ra với hàm lượng florua dồi dào, trà xanh còn giúp tái khoáng men răng, ngừa sâu răng và cải thiện sức khỏe của mô nướu.
Hướng dẫn cách dùng trà xanh chữa tụt lợi chân răng tại nhà:
- Cách 1: Sử dụng 1 ít búp trà non, rửa sạch và giã nát. Sau đó, súc miệng với nước sạch để loại bỏ thức ăn thừa trong khoang miệng. Kế tiếp, đắp bã trà lên mô nướu và đợi trong khoảng 3 – 5 phút. Tinh chất từ lá trầu thẩm thấu sẽ giúp cải thiện tình trạng ê buốt và đau nhức do tụt lợi chân răng gây ra.
- Cách 2: Dùng 1 nắm lá chè xanh tươi, rửa sạch và sắc đặc với 400ml nước. Chia nước sắc thành 2 – 3 phần bằng nhau và sử dụng để súc miệng hằng ngày. Tuy nhiên, nước trà có thể gây ố màu men răng nên cần chải răng kỹ để hạn chế tình trạng này.
7. Cách chữa tụt lợi chân răng tại nhà bằng dầu dừa
Tụt lợi chân răng thường là hệ quả của các bệnh nha khoa như viêm quanh chân răng, viêm nướu và viêm nha chu. Các bệnh lý này đều bắt nguồn từ tình trạng tích tụ mảng bám và cao răng ở mô nướu. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm, tổn thương phần lợi bao xung quanh răng.
Để làm dịu cảm giác đau rát, khó chịu ở chân răng bị tụt lợi, bạn có thể sử dụng dầu dừa để súc miệng hằng ngày. Các axit béo tự nhiên trong nguyên liệu này có tác dụng làm dịu mô nướu và chân răng. Ngoài ra, axit lauric trong dầu dừa còn có hiệu quả chống khuẩn và ức chế các loại nấm men gây hại trong khoang miệng.
Các mẹo chữa từ dầu dừa không chỉ hỗ trợ làm giảm các triệu chứng do tụt lợi chân răng gây ra mà còn giúp tái tạo mô nướu và phòng ngừa các bệnh nha khoa thường gặp.
Cách sử dụng dầu dừa chữa tụt lợi chân răng ngay tại nhà:
- Cách 1: Vệ sinh răng miệng sạch và dùng khăn lau khôn phần mô nướu bị tổn thương. Thoa 1 ít dầu dừa lên nướu và men răng để làm dịu cảm giác khó chịu. Nên thực hiện nhiều lần trong ngày để giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, ê buốt và đẩy nhanh tốc độ làm lành của nướu răng.
- Cách 2: Hòa 1 thìa cà phê dầu dừa với 200ml nước ấm. Chải răng sạch sẽ và dùng dầu dừa súc miệng trong vòng 30 giây. Sau đó, dùng phần còn lại ngậm từ 2 – 3 phút để tiêu diệt hại khuẩn, nấm men và virus có hại trong khoang miệng.
8. Dùng bạc hà cải thiện tình trạng tụt lợi chân răng
Với mùi thơm đặc trưng, tính mát, tác dụng tiêu viêm và giảm đau, bạc hà thường được sử dụng để cải thiện tình trạng tụt lợi chân răng. Các tác dụng chữa bệnh của bạc hà không chỉ được lưu truyền trong phạm vi nhân dân mà đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu khoa học.
Các nghiên cứu mới nhất cho thấy, hoạt chất menthol trong thảo dược này có hiệu quả gây tê, làm mát và giảm đau nhức hiệu quả. Bên cạnh đó, tinh dầu trong lá bạc hà còn có tác dụng ức chế hại khuẩn, khử mùi, mang lại hơi thở thơm mát. Do đó, cách chữa tụt lợi chân răng bằng lá bạc hà cực kỳ thích hợp với những trường hợp nướu sưng đỏ nhiều, đau nhức kèm theo tình trạng hôi miệng.
Hướng dẫn dùng bạc hà chữa tụt lợi chân răng ngay tại nhà:
- Cách 1: Chuẩn bị 1 lá bạc hà tươi, đem ngâm rửa và giã nát. Sau đó, đắp trực tiếp bạc hà lên mô nướu bị sưng viêm để giảm đau nhức.
- Cách 2: Rửa sạch 1 nắm lá bạc hà tươi, để ráo và đem sắc với 300ml nước. Chia nước sắc thành 2 phần bằng nhau, dùng để ngậm và súc miệng sau mỗi lần chải răng hoặc có thể sử dụng khi răng đau nhức, chảy máu.
9. Điều chỉnh thói quen vệ sinh răng miệng
Tụt lợi chân răng cũng có thể là hệ quả do thói quen chải răng quá mạnh khiến mô lợi bị tụt về phía chóp răng. Do đó, bạn nên điều chỉnh thói quen vệ sinh răng miệng để mô nướu được hồi phục hoàn toàn. Ngoài ra, vệ sinh tốt còn giúp ngăn ngừa hình thành mảng bám và cao răng – tác nhân gây ra hàng loạt các bệnh lý nha khoa như viêm nướu răng, viêm nha chu, viêm quanh chân răng,…
Cách vệ sinh răng miệng giúp cải thiện tình trạng tụt lợi chân răng:
- Sử dụng bàn chải có kích cỡ vừa phải để thuận tiện cho việc làm sạch răng miệng, đặc biệt là ở những vị trí sâu như răng số 7 và số 8. Lựa chọn bàn chải lông mềm, mảnh và chải răng nhẹ nhàng từ 2 – 3 phút để đảm bảo hiệu quả làm sạch.
- Dùng thêm nước súc miệng và chỉ nha khoa để đảm bảo khoang miệng được làm sạch hoàn toàn. Giữ vệ sinh răng miệng tốt là điều kiện để mô nướu được hồi phục và tái tạo.
- Bổ sung fluor bằng cách dùng một số sản phẩm chăm sóc răng miệng. Fluor có khả năng tái khoáng men răng và tăng độ bám dính của nướu với chân răng.
- Uống nhiều nước và sử dụng các món ăn mềm, ít gia vị để giảm áp lực lên răng và mô nướu. Tình trạng tụt lợi chân răng có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu thường xuyên sử dụng món ăn chứa nhiều gia vị, thực phẩm cứng, khô.
Lưu ý khi chữa tụt lợi chân răng tại nhà
Tụt lợi chân răng là tình trạng khá phổ biến và hoàn toàn có thể cải thiện nếu điều trị đúng cách. Áp dụng song song các biện pháp y tế với một số mẹo chữa tại nhà giúp giảm nhanh triệu chứng khó chịu và đẩy nhanh tốc độ phục hồi mô nướu.
Tuy nhiên trước khi áp dụng các cách chữa tụt lợi chân răng tại nhà, bạn nên lưu ý những vấn đề sau:
- Các cách chữa tụt lợi chân răng tại nhà chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng. Để cải thiện tình trạng này dứt điểm, bạn nên tìm gặp bác sĩ Răng hàm mặt trong thời gian sớm nhất.
- Hầu hết các mẹo chữa tụt lợi chân răng tại nhà đều sử dụng nguyên liệu sẵn có nên khá an toàn. Tuy nhiên nếu có cơ địa dị ứng, mẫn cảm, bạn nên thử 1 ít lên da để quan sát biểu hiện trước khi sử dụng cho nướu răng.
- Nên áp dụng các mẹo chữa tụt lợi chân răng tại nhà trong thời gian dài để nhận thấy cải thiện rõ rệt. Bởi hầu hết các mẹo chữa này đều tận dụng nguyên liệu tự nhiên nên có tác dụng chậm hơn so với sử dụng thuốc.
- Nếu có dấu hiệu dị ứng, nên ngưng áp dụng để tránh tình trạng chuyển biến xấu.
Trên đây là 9 cách chữa tụt lợi chân răng tại nhà có thể cải thiện phần nào các triệu chứng và hỗ trợ phục hồi mô nướu bị tổn thương. Song song với mẹo chữa tại nhà, bạn nên áp dụng với các phương pháp y tế để cải thiện tình trạng triệt để.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Bị tụt lợi chân răng nên uống thuốc gì nhanh khỏi?
Tụt Lợi Khi Niềng Răng: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Bị tụt lợi chân răng có bọc răng sứ được không?
Top 3 Thuốc Trị Tụt Lợi Của Nhật Bản cực tốt (Bôi + Súc miệng)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!