“Bị tụt lợi chân răng có bọc răng sứ được không?” là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia đầu ngành, tụt lợi chân răng xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương và căn nguyên khởi phát, bác sĩ nha khoa sẽ cân nhắc có nên thực hiện bọc răng sứ không.
Bị tụt lợi chân răng có bọc răng sứ được không?
Bọc răng sứ là một trong những phương pháp nha khoa phục thẩm mỹ giúp phục hình răng đang được nhiều người quan tâm. Kỹ thuật này sử dụng những vật liệu nhân tạo như sứ, gốm, kim loại,… chế tác những mão răng tương tự như răng thật. Kế đến bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành mài cùi răng thật rồi dùng mão răng sứ áp lên răng nhằm phục hồi hình dáng, chức năng sinh lý của răng, đồng thời bảo vệ răng thật.
Phương pháp bọc răng sứ được xem là giải pháp tối ưu phù hợp với những trường hợp răng thưa, hư hại nặng, khấp khểnh, nhiễm màu nặng, răng nhiều khuyết điểm,… Vậy những trường hợp bị tụt lợi chân răng có bọc răng sứ được không? Tụt nướu là tình trạng những mô bao xung quanh răng có xu hướng dịch chuyển, co lại về phía chóp răng. Theo đó, chân răng và cổ răng có xu hướng lộ ra ngoài nhiều, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công gây tổn thương và viêm nhiễm cơ quan nâng đỡ răng.
Theo các chuyên gia đầu ngành, việc tụt nướu chân răng có thể bọc răng sứ được không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như nguyên nhân khởi phát, mức độ tổn thương và tình trạng sức khỏe răng miệng của mỗi người. Cụ thể:
Tụt nướu ở mức độ nhẹ: Với những trường hợp tụt nướu mới khởi phát, chưa để lộ chân răng quá nhiều. Lúc này bác sĩ nha khoa sẽ hướng dẫn người bệnh áp dụng các biện pháp chăm sóc răng miệng tại nhà. Kết hợp sử dụng các loại dung dịch súc miệng có tác dụng giảm ê buốt răng, ngăn ngừa mòn chân răng như potassium nitrat, chlorhexidine, sodium fluorid,… Sau khi tình trạng bệnh lý đã được kiểm soát, bác sĩ sẽ tiến hành bọc răng sứ.
Tụt nướu chân răng ở mức độ nặng: Các trường hợp bị tụt nướu hở chân răng nghiêm trọng, bác sĩ không tiến hành bọc răng sứ, bởi điều này có thể khiến tổn thương và tình trạng bệnh lý trở nên nặng nề hơn. Thay vào đó, bác sĩ sẽ áp dụng những thủ thuật nha khoa chuyên sâu như ghép mô lợi, nạo túi nha chu,… Đến khi các mô nướu phục hồi hoàn toàn, lúc này sẽ cân nhắc phương pháp bọc răng sứ.
Các phương pháp khắc phục tình trạng tụt nướu chân răng
Tụt lợi hở chân răng là một trong những vấn đề nha khoa phổ biến và có thể ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng nếu không được thăm khám và khắc phục kịp thời. Để đảm bảo quá trình bọc răng sứ an toàn và đạt kết quả tốt, người bệnh cần tiến hành điều trị dứt điểm bệnh lý.
Dưới đây là một số biện pháp thường được áp dụng trong điều trị tụt nướu chân răng:
1. Điều trị y tế
Để xác định cụ thể nguyên nhân khởi phát bệnh tụt nướu chân răng, bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành chẩn đoán, thăm khám sức khỏe răng miệng tổng thể. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng đặt những câu hỏi về thói quen vệ sinh răng miệng, sinh hoạt hàng ngày để xác định nguyên nhân cũng như những yếu tố nguy cơ.
Căn cứ vào tình trạng bệnh lý cụ thể, bác sĩ nha khoa sẽ áp dụng những biện pháp điều trị trước khi thực hiện bọc răng sứ. Cụ thể:
- Cạo vôi răng: Đa số các trường hợp bị tụt lợi chân răng là do những mảng bám và cao răng tích tụ trong thời gian dài ở mô nướu. Để khắc phục tình trạng này, cũng như làm giảm kích thích lên mô nướu, bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành lấy cao răng. Khi cao răng được loại bỏ, vi khuẩn ở mô nướu cũng sẽ giảm đáng kể. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho mô nướu tái tạo và phục hồi.
- Cố định răng: Với những trường hợp tụt nướu hở chân răng tiến triển nặng nề khiến răng có xu hướng lỏng lẻo, lung lay. Bác sĩ nha khoa sẽ cố định răng với nẹp kim loại gắn vào mặt bên trong của răng. Thủ thuật nha khoa này sẽ giúp tăng độ chắc chắn của răng, giảm áp lực lên mô nướu trong quá trình ăn uống.
- Phương pháp phẫu thuật: Với những trường hợp tụt lợi chân răng ở mức độ nặng. Bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp phẫu thuật trước khi bọc răng sứ như phẫu thuật nạo túi nha chu, ghép nướu, ghép xương,… Giúp phục hồi những tổ chức nâng đỡ răng. Phương pháp này chỉ được chỉ định khi những biện pháp điều trị bảo tồn không đáp ứng.
- Sử dụng thuốc điều trị: Ngoài những phương pháp trên, bác sĩ nha khoa cũng có thể chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất như thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, dung dịch súc miệng sát khuẩn,… Việc sử dụng thuốc kết hợp với những biện pháp y tế khác sẽ giúp kiểm soát bệnh lý nhanh chóng.
2. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Vệ sinh răng miệng đúng cách là một trong những biện pháp giúp cải thiện các triệu chứng tụt nướu chân răng và phòng ngừa những vấn đề nha khoa khác hiệu quả. Bên cạnh đó, biện pháp này còn mang lại hiệu quả trong quá trình phục hồi và tái tạo mô lợi, giúp quá trình bọc răng sứ diễn ra thuận lợi.
Dưới đây là những biện pháp vệ răng miệng đúng cách cải thiện triệu chứng bệnh tụt lợi:
- Lựa chọn những loại bàn chải có lông mảnh, mềm với kích thước vừa phải giúp làm giảm những tác động lên men răng và mô nướu. Trong quá trình chải răng nên thao tác nhẹ nhàng giúp làm sạch những mảng bám ở kẽ răng và mặt nhai.
- Tránh sử dụng tăm để làm sạch kẽ răng. Bạn nên dùng chỉ nha khoa giúp làm sạch các mảng bám ở kẽ răng, đồng thời hạn chế tổn thương mô nướu.
- Sử dụng nước súc miệng có chứa những hoạt chất kháng khuẩn giúp làm sạch các vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Thói quen này sẽ giúp hạn chế hình thành các mảng bám, ngăn ngừa viêm nướu, sâu răng và những vấn đề răng miệng khác.
- Chủ động đến nha khoa ít nhất 6 tháng/ lần để cạo vôi răng. Không giống với những mảng bám thông thường, vôi răng thường có kết cấu cứng và rất khó làm sạch thông qua chải răng thông thương. Do đó, người bệnh cần cạo vôi răng định kỳ nhằm hạn chế tổn thương đến men răng và mô lợi.
Việc thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh răng miệng là một trong những biện pháp cần thiết trong điều trị và phòng ngừa tụt nướu răng. Ngay khi bọc răng sứ, bạn cần duy trì những thói quen này để đảm bảo sức khỏe răng miệng.
Các biện pháp phòng ngừa tụt lợi chân răng khi bọc răng sứ
Theo các chuyên gia đầu ngành, trước khi bọc răng sứ, người bệnh cần tiến hành điều trị dứt điểm những vấn đề về răng miệng, trong đó có bệnh tụt nướu chân răng. Điều này nhằm đảm bảo an toàn cũng như đạt được kết quả tốt nhất sau khi thực hiện. Tuy nhiên, sau khi bọc răng sứ thì tình trạng tụt lợi vẫn có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, bạn cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa. Cụ thể:
- Lựa chọn phòng khám nha khoa uy tín, chất lượng, đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao nếu có nhu cầu bọc răng sứ. Điều này đảm bảo quá trình thực hiện an toàn, hạn chế tối đa rủi ro phát sinh và đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Trước khi bọc răng sứ, bạn nên thông báo với bác sĩ nha khoa về tình trạng sức khỏe răng miệng để được tư vấn cụ thể.
- Chăm sóc răng miệng đúng cách sau khi thực hiện bọc răng sứ giúp răng và vùng lợi được phục hồi hoàn toàn. Trên thực tế, sau khi thực hiện những phương pháp phục hình, những mô nướu cần thời gian nhất định để phục hồi. Chính vì vậy, bạn cần đảm bảo chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý kết hợp vệ sinh răng miệng đúng cách giúp phòng ngừa những bệnh nha khoa khác.
- Tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ hoặc thông báo ngay cho bác sĩ điều trị nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường sau khi bọc răng sứ.
Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc “Bị tụt lợi chân răng có bọc răng sứ được không?” và một số vấn đề liên quan. Theo đó, để đạt được hiệu quả tốt nhất cũng như an toàn khi bọc răng sứ, bác sĩ nha khoa sẽ khắc phục tình trạng tụt nướu chân răng cũng như những bệnh lý nha khoa khác.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Chữa tụt lợi ở đâu tốt? Chi phí bao nhiêu?
Tụt Lợi Khi Niềng Răng: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Ghép nướu là gì? Quy trình và cách chăm sóc
Bị tụt lợi nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!