Tụt lợi có tự khỏi không là vấn đề được nhiều bạn đọc quan tâm. Bởi tình trạng này có thể tiến triển nặng dẫn đến các bệnh lý nha khoa nghiêm trọng và thậm chí là gây mất răng vĩnh viễn. Theo các chuyên gia Răng hàm mặt, tụt lợi có thể tự khỏi nếu được thăm khám sớm và điều trị đúng cách.
Tụt lợi có tự khỏi không?
Tụt lợi chân răng là một trong những vấn đề nha khoa thường gặp. Tình trạng này xảy ra khi mô nướu bao xung quanh răng bị tụt xuống phía dưới chóp răng (chân răng) khiến chiều dài của răng tăng lên. Hiện tượng tụt lợi khiến cổ và chân răng bị lộ ra bên ngoài, răng trở nên nhạy cảm, dễ ê buốt và đau nhức.
Tụt lợi chân răng có thể bắt nguồn từ các biện pháp vệ sinh răng miệng không đúng cách hoặc liên quan đến thói quen ăn uống, sinh hoạt. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể hệ quả của một số bệnh lý nha chu (các cơ quan nâng đỡ răng) như viêm lợi (viêm nướu răng), viêm nha chu, viêm quanh chân răng,…
Chức năng chính của mô nướu là bảo vệ và cố định răng trên cung hàm. Khi lợi tụt xuống phía dưới, chân răng thường có xu hướng lỏng lẻo, lung lay và dễ gặp phải các vấn đề nha khoa do còn không còn cơ quan bảo vệ. Ngoài ra, tình trạng này còn gây ra nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt.
Tụt lợi chân răng có tự khỏi không? là thắc mắc của nhiều bạn đọc. Được biết, tụt lợi do thói quen, ảnh hưởng của nội tiết tố có thể tự khỏi khi hormone ổn định và thay đổi các thói quen xấu. Trong khi đó, hiện tượng tụt lợi chân răng do các bệnh nha khoa hầu như không thể tự khỏi mà bắt buộc phải can thiệp điều trị. Nếu không có hướng xử lý kịp thời, tụt lợi có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nha khoa và gây mất răng vĩnh viễn.
Tương tự như các bệnh nha khoa thường gặp, tụt lợi chân răng hoàn toàn có thể chữa khỏi. Nếu xảy ra do các nguyên nhân có mức độ nhẹ, điều trị chủ yếu là giữ vệ sinh răng miệng và áp dụng các phương pháp bảo tồn. Trong trường hợp xảy ra do các bệnh nha khoa (viêm nha chu, viêm quanh chân răng), bác sĩ sẽ có thể xem xét phẫu thuật để phục hồi hình thái và chức năng của mô nướu.
Các cách chữa răng bị tụt lợi hiệu quả
Tụt lợi chân răng có thể gây ra nhiều biến chứng, tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe. Để phòng ngừa biến chứng của bệnh lý này, nên can thiệp các biện pháp điều trị trong thời gian sớm nhất.
Các biện pháp được áp dụng trong điều trị bệnh tụt lợi chân răng:
1. Các biện pháp y tế
Tụt lợi hở chân răng xảy ra do nhiều nguyên nhân. Nếu bắt nguồn từ những nguyên nhân thông thường (viêm nướu răng, thói quen), phương pháp chính được áp dụng là cạo vôi răng. Tuy nhiên trong trường hợp xảy ra do các bệnh lý như viêm nha chu và viêm quanh chân răng, bác sĩ sẽ xem xét phẫu thuật để bảo tồn răng và phục hồi mô nướu.
Các biện pháp y tế được áp dụng trong điều trị tụt lợi chân răng:
- Cạo vôi răng: Vôi răng tích tụ nhiều ở chân răng dẫn đến viêm lợi. Theo thời gian, mô lợi bao xung quanh răng có xu hướng tụt về phía dưới chóp răng (chân răng). Do đó, bác sĩ sẽ chỉ định cạo vôi răng để làm sạch phần vôi răng tích tụ, qua đó loại bỏ vi khuẩn và tạo điều kiện để mô nướu hồi phục hoàn toàn. Cạo vôi răng cũng được khuyến khích thực hiện 1 – 2 lần/ năm để phòng ngừa các bệnh lý nha khoa.
- Phẫu thuật: Tùy theo nguyên nhân gây tụt lợi và mức độ nghiêm trọng của hiện tượng này, bác sĩ sẽ xem xét chỉ định một số phương pháp phẫu thuật như nạo túi nha chu, phẫu thuật ghép xương, phẫu thuật ghép nướu,… Mục tiêu của phẫu thuật là tái tạo các mô nâng đỡ răng, bảo tồn răng, giảm thiểu nguy cơ mất răng vĩnh viễn.
- Sử dụng thuốc: Tụt lợi chân răng có thể gây đau nhức, ê buốt và chảy máu. Để cải thiện triệu chứng và kiểm soát hiện tượng viêm nhiễm ở mô nướu, bác sĩ có thể chỉ định dùng một số loại thuốc như thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc kháng sinh, dung dịch súc miệng sát khuẩn,… Với những người có hệ miễn dịch kém, bác sĩ có thể chỉ định một số loại viên uống bổ sung vitamin và khoáng chất.
- Trám cổ chân răng: Trong trường hợp tụt lợi gây ê buốt nhiều do cổ và chân răng bị hở, bác sĩ sẽ chỉ định trám cổ chân răng. Lớp trám có vai trò ngăn cách ngà răng với nhiệt độ, vị chua có trong các loại thực phẩm và đồ uống. Từ đó làm giảm tình trạng ê buốt và bảo vệ răng khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn.
Hầu hết các trường hợp bị tụt lợi chân răng đều có đáp ứng tốt sau khi áp dụng các phương pháp y tế. Tuy nhiên nếu tụt lợi xảy ra do viêm nha chu – bệnh nha khoa có mức độ nặng và tiến triển dai dẳng, bạn cần thực hiện thêm các phương pháp điều trị duy trì và tái khám thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ.
2. Thay đổi thói quen xấu
Thay đổi thói quen xấu có thể giúp mô lợi tái tạo, phục hồi và phòng ngừa tình trạng tụt lợi chân răng tiến triển nặng. Để kiểm soát tình trạng này, bạn cần thay đổi các thói quen sau:
- Tránh chải răng quá mạnh và đánh răng quá 3 lần/ ngày. Tác động từ các hoạt động này khiến mô lợi bị tổn thương, tụt xuống phía chóp răng và làm mài mòn men răng theo thời gian. Do đó, cần chải răng đúng cách và chỉ chải răng 2 – 3 lần/ ngày để tránh gây hư hại men răng và mô nướu.
- Không sử dụng tăm và các vật cứng để làm sạch kẽ răng. Thói quen này có thể gây hư hại men răng, làm tụt nướu và khiến răng nhạy cảm, ê buốt. Thay vào đó, nên sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, ngăn không cho mảng bám và cao răng tích tụ.
- Không dùng thức ăn quá cứng, khô, món ăn/ thức uống quá nóng, quá lạnh và chứa nhiều gia vị. Các món ăn và thức uống này đều có thể gây tổn thương men răng và mô nướu.
- Tránh dùng răng cắn xé các vật dai, cứng.
- Nicotine trong khói thuốc có thể gây tổn thương men răng, mô nướu và làm mất cân bằng hệ vi sinh trong khoang miệng. Do đó, cần cai thuốc lá để bảo vệ sức khỏe răng miệng cũng như tổng thể.
- Nếu có thói quen nghiến răng khi ngủ, thở bằng miệng, nên gặp bác sĩ để được tư vấn hướng khắc phục. Các thói quen này làm tăng nguy cơ tụt lợi, mòn men răng và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe toàn thân.
3. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Giữ vệ sinh răng miệng là yếu tố cần thiết để mô lợi hồi phục và tái tạo. Do đó, song song với các phương pháp điều trị, bạn nên thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh răng miệng sau:
- Chải răng 2 – 3 lần/ ngày kết hợp với súc miệng và dùng chỉ nha khoa. Nên vệ sinh răng miệng sau các bữa ăn và trước khi đi ngủ.
- Nếu dùng bữa bên ngoài và không thể chải răng, có thể súc miệng với nước sạch, dùng chỉ nha khoa và nhai kẹo cao su không đường. Với kết cấu bám dính tốt, kẹo cao su giúp làm sạch thức ăn thừa và kích thích khoang miệng bài tiết nước bọt. Nước bọt có khả năng trung hòa axit từ vi khuẩn, làm sạch mảng bám và ngăn ngừa các bệnh nha khoa hiệu quả.
- Nên lấy cao răng định kỳ 1 – 2 lần/ năm để phòng ngừa tụt lợi và các bệnh nha khoa thường gặp.
Trên đây là những thông tin giải đáp “Tụt lợi có tự khỏi không? Có chữa được không?’ và một số phương pháp điều trị hiệu quả nhất hiện nay. Để được tư vấn cụ thể về hướng điều trị và chăm sóc phù hợp, vui lòng liên hệ với bác sĩ chuyên khoa Răng hàm mặt.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
9 Cách chữa tụt lợi chân răng tại nhà bạn nên thử
Phẫu thuật chữa tụt lợi chân răng: Quy trình và chi phí
3 Cách Chữa Tụt Lợi Bằng Mật Ong Đơn Giản Hiệu Quả Cao
Emofluor Gel trị tụt lợi, hở chân răng có tốt không? Giá bao nhiêu?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!