Tụt lợi gây chảy máu chân răng thường là dấu hiệu của các bệnh nha khoa như viêm nướu, viêm nha chu,… Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể bắt nguồn từ thói quen chải răng quá mạnh, thiếu hụt vitamin và khoáng chất thiết yếu. Để bảo vệ sức khỏe răng miệng, cần phải có hướng điều trị và chăm sóc đúng cách trong thời gian sớm nhất.
Tụt lợi gây chảy máu chân răng – Nguyên nhân do đâu?
Tụt lợi hở chân răng là tình trạng mô lợi bị co lại và di chuyển về phía chóp răng (chân răng) khiến cho phần thân răng bị lộ ra quá nhiều. Như đã biết, lợi (nướu) là mô mềm có màu hồng nhạt bao quanh chân răng với tác dụng cố định răng trên cung hàm, bảo vệ chân răng và ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập vào tổ chức nha chu. Tụt lợi khiến răng dễ ê buốt, nhạy cảm và có nguy cơ tổn thương cao.
Trong một số trường hợp, tụt lợi thường đi kèm với tình trạng chảy máu chân răng. Tụt lợi gây chảy máu chân răng là dấu hiệu cho thấy mô nướu và chân răng bị tổn thương nặng. Nếu không có biện pháp khắc phục, sức khỏe răng miệng và chức năng ăn nhai sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.
Tụt lợi gây chảy máu chân răng có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
1. Do bệnh viêm nướu răng (viêm lợi)
Viêm nướu răng (viêm lợi) là bệnh lý có thể gây tụt lợi kèm chảy máu chân răng. Viêm lợi là bệnh nha khoa phổ biến, xảy ra khi mảng bám và cao răng tích tụ nhiều ở chân răng tạo môi trường thuận lợi để hại khuẩn phát triển mạnh. Tình trạng này dẫn đến hiện tượng viêm nhiễm ở mô nướu bao xung quanh răng.
Ban đầu, viêm nướu răng chỉ gây viêm nhiễm nhẹ với các triệu chứng mờ nhạt như lợi sưng đỏ, phù nề và đau nhức nhẹ. Tuy nhiên nếu không điều trị sớm, mảng bám và cao răng tiếp tục tích tụ khiến tình trạng viêm nhiễm chuyển biến nặng. Viêm lợi răng nặng có thể gây chảy máu chân răng, tụt lợi, răng trở nên ê buốt và nhạy cảm hơn bình thường.
2. Do viêm nha chu
Tụt lợi gây chảy máu chân răng cũng có thể xảy ra do viêm nha chu – bệnh nha khoa có mức độ nặng. Viêm nha chu là tình trạng toàn bộ tổ chức nha chu (bao gồm các cơ quan nâng đỡ răng như cement, dây chằng nha chu, mô nướu và xương ổ răng) bị viêm nhiễm dai dẳng và mãn tính. Bệnh lý này được xem là giai đoạn nặng của viêm nướu răng.
Khác với viêm lợi, viêm nha chu gây hư hại toàn bộ cơ quan nâng đỡ răng nên có thể khiến lợi tụt xuống làm lộ thân răng, răng ê buốt, nhạy cảm và trở nên lỏng lẻo, lung lay. Ngoài ra, bệnh cũng khiến mô nướu phù nề, sưng viêm và dễ chảy máu khi tác động.
Bên cạnh đó, viêm nha chu còn gây ra tình trạng hôi miệng dai dẳng và kéo dài. Răng ngả màu, tích tụ nhiều men răng ở kẽ răng và chân răng. Nếu không được điều trị sớm, các triệu chứng của bệnh sẽ chuyển biến nặng dẫn đến mất răng vĩnh viễn.
3. Đánh răng mạnh, sai cách
Đánh răng quá mạnh, sai cách (chải răng theo chiều ngang, chải răng hơn 3 lần/ ngày,…) đều có thể gây ra tình trạng tụt lợi kèm chảy máu chân răng. Tác động cơ học từ các hoạt động này khiến mô nướu bị tụt nướu để lộ chân răng. Theo thời gian, các thói quen trên khiến nướu trở nên nhạy cảm và dễ bị chảy máu khi có tác động.
Đánh răng mạnh, sai cách không chỉ khiến lợi bị tụt kèm chảy máu chân răng mà còn gây ra tình trạng lộ ngà, răng nhạy cảm, suy yếu và có nguy cơ cao mắc các bệnh nha khoa như sâu răng, viêm nướu răng và viêm nha chu.
4. Thay đổi nội tiết tố
Thay đổi nội tiết tố trong thời gian hành kinh, mang thai cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tụt lợi gây chảy máu chân răng. Các nghiên cứu cho thấy, tăng hormone progesterone đột ngột trong thời gian này làm tăng tuần hoàn máu tại mô nướu. Điều này khiến nướu răng trở nên nhạy cảm, dễ chảy máu và đau nhức khi có tác động.
Dưới tác động của sự thay đổi nội tiết tố, mô nướu thường có hiện tượng tụt xuống phần chóp răng khiến thân răng lộ ra, răng trở nên nhạy cảm hơn. Đây cũng là lý do vì sao bà bầu dễ bị ê buốt răng và có nguy cơ cao mắc phải các bệnh nha khoa như sâu răng, viêm nướu răng (viêm lợi) và viêm nha chu.
5. Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân thường gặp kể trên, tình trạng tụt lợi gây chảy máu chân răng còn có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân ít gặp sau:
- Các bệnh nha khoa khác: Ngoài viêm lợi và viêm nha chu, tụt lợi gây chảy máu chân răng cũng có thể xảy ra do một số bệnh nha khoa khác như viêm quanh chân răng, áp xe chân răng, viêm tủy răng,… Các bệnh lý này đều khiến mô nướu trở nên nhạy cảm, chân răng lỏng lẻo và dễ chảy máu.
- Ảnh hưởng của tuổi tác: Mặc dù chưa có nghiên cứu cụ thể nhưng theo số liệu thống kê, tỷ lệ tụt lợi gây chảy máu chân răng tăng lên theo độ tuổi. Cụ thể, tỷ lệ gặp phải tình trạng này chỉ chiếm khoảng 8% ở trẻ em nhưng lại chiếm gần 100% ở người trên 50 tuổi. Do đó, tuổi tác cao được xem là yếu tố thuận lợi gây ra tình trạng tụt lợi kèm theo chảy máu chân răng.
- Thiếu hụt vitamin, khoáng chất: Nguy cơ bị tụt lợi kèm chảy máu chân răng có thể tăng lên nếu thiếu hụt các vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe răng miệng như vitamin A, C, D, K, canxi, phốt pho, magie,…
- Một số nguyên nhân khác: Tình trạng tụt lợi gây chảy máu chân răng cũng có thể xảy ra do một số nguyên nhân khác như tác dụng phụ khi dùng thuốc chống đông, ảnh hưởng của bệnh tiểu đường, máu trắng (ung thư máu), do sai sót trong quá trình thực hiện các kỹ thuật nha khoa,…
Tụt lợi là tình trạng khá phổ biến và có thể khắc phục thông qua một số biện pháp đơn giản. Tuy nhiên nếu tình trạng này đi kèm với chảy máu chân răng, bạn cần thăm khám và điều trị sớm. Bởi đây là dấu hiệu cho thấy tổ chức bao xung quanh răng (mô nướu, dây chằng nha chu, cement và xương ổ răng) bị tổn thương nhiều.
Dấu hiệu nhận biết tụt lợi gây chảy máu chân răng
Tụt lợi gây chảy máu chân răng có triệu chứng khá mờ nhạt. Do đó nếu không thật sự chú ý, các triệu chứng cảnh báo rất dễ bị bỏ qua. Để phát hiện và điều trị bệnh lý này kịp thời, bạn cần nhận biết sớm các dấu hiệu tụt lợi gây chảy máu chân răng.
Các triệu chứng nhận biết tụt lợi gây chảy máu chân răng:
- Nhận thấy mô nướu tụt xuống phần chóp răng, răng có thân dài hơn so với các răng lân cận
- Nướu có màu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm thay vì màu hồng nhạt như bình thường
- Mô nướu bao xung quanh răng có hiện tượng phù nề, sưng viêm, có thể đi kèm với tình trạng rỉ dịch hoặc mủ
- Chân răng tích tụ nhiều mảng bám, men răng ngả màu
- Chân răng lộ ra khiến răng dễ bị ê buốt, nhạy cảm khi dùng thức ăn lạnh, nóng và chua
- Đôi khi gây lung lay, lỏng lẻo chân răng do mô nướu và các tổ chức nâng đỡ răng bị tổn thương
- Khoang miệng có mùi hôi khó chịu, dai dẳng và kéo dài
- Nướu, chân răng dễ chảy máu – đặc biệt là khi chải răng và dùng món ăn cứng, khô, khó nhai,…
Tụt lợi gây chảy máu chân răng cũng có thể đi kèm với một số triệu chứng răng đau nhức, khoảng cách giữa các răng thưa dần, khó khăn khi ăn nhai,… tùy theo nguyên nhân cụ thể.
Tụt lợi gây chảy máu chân răng có nguy hiểm không?
Tụt lợi gây chảy máu chân răng là dấu hiệu cho thấy tổ chức nâng đỡ răng bị tổn thương nặng. Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời, tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng ăn nhai, thẩm mỹ. Hơn nữa trong trường hợp bắt nguồn từ các bệnh lý nha khoa, chân răng có thể bị hư hại, lỏng lẻo dẫn đến mất răng vĩnh viễn nếu không được xử lý sớm.
Các ảnh hưởng, biến chứng gặp phải khi tụt lợi gây chảy máu chân răng không được điều trị kịp thời:
- Giảm chất lượng cuộc sống: Tình trạng tụt lợi gây chảy máu chân răng ảnh hưởng nhiều đến chức năng thẩm mỹ, chức năng ăn nhai, giao tiếp,… Theo thời gian, tình trạng này nặng dần khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị suy giảm đáng kể.
- Răng bị ê buốt: Thông thường, chân răng được bao bọc và bảo vệ bởi mô nướu. Khi xảy ra hiện tượng tụt lợi, lợi di chuyển về phía chóp răng khiến chân răng lộ ra, răng trở nên nhạy cảm và dễ ê buốt trong quá trình ăn uống. Răng ê buốt không chỉ cản trở hoạt động ăn uống mà còn là dấu hiệu cho thấy cấu trúc răng bị tổn thương nặng. Nếu không có hướng điều trị kịp thời, vi khuẩn rất dễ xâm nhập gây sâu răng, viêm tủy răng và áp xe răng.
- Mất răng vĩnh viễn: Tụt lợi gây chảy máu chân răng là dấu hiệu cho thấy tổ chức nâng đỡ răng như cement, dây chằng nha chu, mô nướu, xương ổ răng bị tổn thương nặng. Trong trường hợp chủ quan không điều trị kịp thời, răng có thể bị lỏng lẻo, lung lay và hậu quả là gây mất răng vĩnh viễn.
Có thể thấy, tình trạng tụt lợi gây chảy máu chân răng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe răng miệng cũng như tổng thể. Do đó ngay khi nhận thấy tình trạng này, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Cách điều trị tụt lợi gây chảy máu chân răng
Tụt lợi gây chảy máu chân răng là dấu hiệu cho thấy tổ chức nâng đỡ răng (cement, dây chằng nha chu, xương ổ răng, mô nướu) bị tổn thương. Để bảo tồn răng và hạn chế nguy cơ mất răng vĩnh viễn, bạn nên tuân thủ các phương pháp điều trị từ bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, có thể hỗ trợ quá trình điều trị bằng các mẹo tại nhà và chăm sóc răng miệng đúng cách.
1. Thăm khám và điều trị y tế
Để xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng tụt lợi gây chảy máu chân răng, bác sĩ sẽ tiến hành khám răng miệng, chụp X-Quang và yêu cầu thực hiện thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng. Ngoài ra, bác sĩ có thể đặt câu hỏi về thói quen chải răng, ăn uống và sinh hoạt để xác định được nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ra vấn đề răng miệng.
Tùy theo tình trạng cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị như:
- Cạo vôi răng: Đa phần các trường hợp tụt lợi kèm chảy máu chân răng đều bắt nguồn từ hiện tượng mảng bám và cao răng tích tụ ở mô nướu. Do đó để giảm mức độ kích thích lên mô nướu, bác sĩ sẽ tiến hành cạo vôi răng. Khi vôi răng được làm sạch, lượng vi khuẩn bên trong nướu sẽ giảm đi đáng kể, tạo điều kiện để nướu phục hồi và tái tạo trở lại.
- Cố định răng: Đối với những trường hợp tụt lợi kèm răng lung lay và lỏng lẻo, bác sĩ sẽ thực hiện cố định răng bằng cách dùng nẹp kim loại gắn vào mặt trong của răng. Mục đích của phương pháp này là giúp răng chắc chắn và giảm tác động trong quá trình ăn uống. Từ đó chân răng và tổ chức nâng đỡ răng sẽ có điều kiện để phục hồi hoàn toàn.
- Các phương pháp phẫu thuật: Trong trường hợp tụt lợi nặng, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp phẫu thuật như nạo túi nha chu, ghép xương, ghép nướu,… để phục hồi tổ chức nâng đỡ răng. Phẫu thuật thường chỉ được thực hiện khi các phương pháp bảo tồn không mang lại hiệu quả.
- Sử dụng thuốc: Ngoài các phương pháp trên, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thêm một số loại thuốc như dung dịch súc miệng sát khuẩn, thuốc kháng sinh, giảm đau,… để cải thiện triệu chứng và loại bỏ vi khuẩn có hại bên trong khoang miệng. Sử dụng thuốc thường được áp dụng song song với các phương pháp y tế khác để đạt được hiệu quả tối ưu.
2. Áp dụng các mẹo chữa tại nhà
Nếu chưa thể đến bệnh viện/ phòng khám, bạn có thể cải thiện tình trạng tụt lợi gây chảy máu chân răng bằng một số mẹo tại nhà. Các biện pháp này chủ yếu tận dụng nguyên liệu tự nhiên, sẵn có nên khá an toàn và có thể áp dụng bất cứ lúc nào triệu chứng bùng phát.
Các mẹo chữa tụt lợi gây chảy máu chân răng tại nhà:
- Tinh dầu đinh hương: Tinh dầu đinh hương thường được sử dụng để loại bỏ mùi hôi miệng, giảm sưng nướu và đau nhức răng nhờ vào hoạt chất Eugenol. Hoạt chất này đã được chứng minh có hiệu quả tiêu viêm và kháng khuẩn mạnh. Để cải thiện tình trạng tụt lợi gây chảy máu chân răng, có thể pha loãng tinh dầu đinh hương với nước ấm rồi súc miệng. Hoặc dùng bông gòn thấm tinh dầu và cắn chặt vào chỗ răng bị đau nhức.
- Ngậm nước muối ấm: Nước muối ấm có đặc tính tiêu viêm, kháng khuẩn. Ngậm nước muối ấm từ 2 – 3 phút có thể cầm máu và giảm tình trạng ê buốt do tụt lợi chân răng. Ngoài ra, các khoáng chất trong muối biển còn giúp tái khoáng và bù lấp những lỗ sâu li ti trên men răng. Duy trì thói quen này lâu dài giúp cải thiện men răng và giảm tình trạng ê buốt do tụt lợi đáng kể.
- Dùng mật ong nguyên chất: Sử dụng mật ong nguyên chất thoa lên phần lợi bị tụt giúp kháng khuẩn, tiêu viêm và cầm máu. Ngoài ra, các polyphenol và axit amin trong nguyên liệu này còn giúp săn se niêm mạc và phục hồi mô lợi bị tổn thương. Nên thực hiện mẹo chữa này sau mỗi lần đánh răng, giữ nguyên mật ong trong khoang miệng từ 2 – 3 phút và súc miệng lại với nước sạch.
Các mẹo chữa tại nhà có thể giảm phần nào tình trạng tụt lợi, chảy máu và ê buốt. Tuy nhiên, các mẹo chữa này chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng, hoàn toàn không thể thay thế cho các phương pháp y tế. Chính vì vậy, bạn nên sắp xếp thời gian đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
3. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Chăm sóc răng miệng không đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân khiến nướu răng bị tụt, ê buốt và chảy máu. Vì vậy ngoài các phương pháp điều trị, nên thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh răng miệng để tạo điều kiện thuận lợi cho mô lợi tái tạo và phục hồi.
Các biện pháp vệ sinh răng miệng giúp cải thiện tình trạng tụt lợi chân răng gây chảy máu:
- Sử dụng bàn chải có lông chải mềm, mảnh, kích thước vừa phải để giảm tác động lên mô nướu và men răng. Khi chải răng cần thao tác nhẹ nhàng để làm sạch thức ăn thừa và mảng bám ở mặt nhai, kẽ răng.
- Không dùng tăm để làm sạch kẽ. Nên sử dụng chỉ nha khoa chuyên dụng để đảm bảo hiệu quả làm sạch và tránh gây tổn thương mô nướu. Sử dụng chỉ nha khoa sau các bữa ăn giúp ngăn ngừa mảng bám và bảo vệ sức khỏe răng miệng hiệu quả.
- Dùng nước súc miệng chứa hoạt chất kháng khuẩn để làm sạch toàn bộ hại khuẩn trong khoang miệng. Việc ức chế vi khuẩn sẽ giúp hạn chế được nguy cơ hình thành mảng bám, ngăn ngừa sâu răng, viêm nướu và nhiều bệnh nha khoa khác.
- Đến nha khoa 6 tháng/ lần để lấy cao răng. Khác với mảng bám thông thường, cao răng có kết cấu cứng chắc và bám chặt vào chân răng nên rất khó làm sạch thông qua chải răng. Vì vậy, cần lấy cao răng định kỳ để tránh gây tổn thương mô lợi và men răng.
Thực hiện tốt các bước vệ sinh răng miệng là biện pháp quan trọng nhất trong điều trị và phòng ngừa tụt lợi gây chảy máu chân răng. Ngay cả khi không gặp phải các vấn đề nha khoa, bạn vẫn nên duy trì các thói quen tốt để giữ gìn vệ sinh răng miệng.
Phòng ngừa tụt lợi gây chảy máu chân răng hiệu quả
Tụt lợi gây chảy máu chân răng là dấu hiệu cho thấy tổ chức nha chu (các cơ quan nâng đỡ răng) bị tổn thương. Tình trạng này vẫn có nguy cơ tái phát nếu tiếp tục duy trì các thói quen xấu và không điều trị triệt để các bệnh lý nha khoa. Nếu để kéo dài, tụt lợi có thể gây hư hại chân răng khiến răng lỏng lẻo và gãy rụng.
Các biện pháp phòng ngừa tụt lợi gây chảy máu chân răng hiệu quả:
- Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh răng miệng là cách phòng ngừa tụt lợi gây chảy máu chân răng hiệu quả nhất. Ngoài vệ sinh răng miệng tại nhà, bạn nên đến phòng khám nha khoa để lấy cao răng định kỳ 2 lần/ ngày.
- Điều trị triệt để các bệnh lý nha khoa như viêm nướu răng (viêm lợi), viêm nha chu, sâu răng, viêm tủy răng, áp xe răng,…
- Thăm khám ngay khi nhận thấy các triệu chứng bất thường như nướu sưng đỏ, chảy máu, tụt lợi, răng lung lay, đau nhức,…
- Thay đổi thói quen chải răng quá mạnh và không nên đánh răng hơn 3 lần/ ngày. Ngoài ra, nên lựa chọn các sản phẩm kem đánh răng và nước súc miệng chứa thành phần dịu nhẹ, an toàn, không kích ứng.
- Bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết thông qua một số loại thực phẩm lành mạnh như rau xanh, trái cây, các loại đậu, trứng, thịt, hải sản,… Trong thời gian mang thai, nên dùng thêm các viên uống bổ sung để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Tụt lợi gây chảy máu chân răng là tình trạng cho thấy mô nướu và các cơ quan nâng đỡ răng bị tổn thương. Nếu không có hướng điều trị kịp thời, răng có thể bị hư hại và thậm chí là gãy, rụng. Vì vậy, bạn nên thăm khám sớm, thực hiện tốt các biện pháp điều trị và chăm sóc răng miệng để kiểm soát bệnh hoàn toàn.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Bị tụt lợi chân răng nên uống thuốc gì nhanh khỏi?
Bị tụt lợi có niềng răng được không?
3 Cách Chữa Tụt Lợi Bằng Mật Ong Đơn Giản Hiệu Quả Cao
Bị tụt lợi nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!