Bị tụt lợi chân răng nên uống thuốc gì nhanh khỏi?

“Bị tụt lợi chân răng nên uống thuốc gì nhanh khỏi?” là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Đối với những trường hợp bệnh lý ở mức độ nhẹ, các bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định một số loại thuốc giúp cải thiện các triệu chứng do bệnh lý gây ra, đồng thời hỗ trợ quá trình phục hồi mô lợi. Tuy nhiên, cần thận trọng trong việc lựa chọn thuốc cũng như sử dụng đúng theo chỉ định để hạn chế rủi ro.

Bị tụt lợi chân răng nên uống thuốc gì nhanh khỏi?
“Bị tụt lợi chân răng nên uống thuốc gì nhanh khỏi?” là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm

Bị tụt lợi chân răng nên uống thuốc gì nhanh khỏi?

Tụt lợi chân răng là thuật ngữ chỉ tình trạng các mô lợi có xu hướng di chuyển, co lại về phía chóp răng, điều này có thể khiến phần thân răng bị lộ nhiều. Phần nướu răng được cấu tạo bởi các mô mềm có màu hồng nhạt và bao quanh chân răng với chức năng cố định răng ở cung hàm, đồng thời bảo vệ chân răng trước sự tấn công của vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. Tình trạng tụt lợi chân răng có thể khiến răng bị ê buốt, có nguy cơ tổn thương và trở nên nhạy cảm hơn.

Ở một số trường hợp, bị tụt chân răng có thể đi kèm với tình trạng chảy máu chân răng thường xuyên, răng có xu hướng lung lay và gãy rụng. Đây được xem là những dấu hiệu bệnh lý tiến triển nặng nề. Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều nhiều hệ lụy ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng cũng như thể trạng của người bệnh.

Hiện nay, điều trị tụt lợi chân răng ở mức độ nhẹ chủ yếu vệ sinh răng miệng đúng cách, loại bỏ cao răng và sử dụng thuốc. Việc sử dụng thuốc sẽ giúp cải thiện các triệu chứng do bệnh lý gây ra, ức chế quá trình phát triển quá mức của vi khuẩn trong khoang miệng, hỗ trợ quá trình phục hồi mô nướu hiệu quả. Tuy nhiên, với những trường hợp bị tụt lợi ở mức độ nặng, bác sĩ nha khoa có thể cân nhắc thực hiện phẫu thuật.

Dưới đây là một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị tụt lợi chân răng ở mức độ nhẹ:

1. Thuốc Metronidazol điều trị tụt nướu chân răng

Metronidazol thuộc nhóm kháng sinh thường được chỉ định trong điều trị những bệnh lý nha khoa thường gặp như viêm tủy răng, tụt lợi chân răng, viêm nướu răng,… Không chỉ được điều chế dưới dạng thuốc bôi, Metronidazol còn được chỉ định bằng đường uống. Theo thông tin từ nhà sản xuất, thuốc Metronidazol là dẫn chất 5-nitro-imidazol có tác dụng trên vi khuẩn, một số loại ký sinh trùng và amip.

Thuốc điều trị tụt nướu răng Metronidazol thường được chỉ định khi các mô lợi có dấu hiệu viêm loét, đau nhức, sưng viêm,… Không sử dụng thuốc với những trường hợp có tiền sử dị ứng với những dẫn chất nitroimidazole khác.

Tác dụng phụ:

  • Nhức đầu
  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Đổ nhiều mồ hôi
  • Nóng bừng mặt
  • Co cứng bụng

2. Chữa tụt lợi chân răng với thuốc kháng sinh Azithromycin

Chữa tụt lợi chân răng với thuốc kháng sinh Azithromycin
Để cải thiện các triệu chứng tụt lợi chân răng ở mức độ nhẹ, bác sĩ nha khoa có thể chỉ định thuốc kháng sinh Azithromycin

Để cải thiện các triệu chứng tụt lợi chân răng ở mức độ nhẹ, bác sĩ nha khoa có thể chỉ định thuốc kháng sinh Azithromycin. Đặc biệt là những trường hợp bị sưng lợi, tụt lợi do thói quen sử dụng thuốc lá. Những thành phần hoạt chất trong thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển quá mức của các vi khuẩn trong khoang miệng gây viêm nhiễm, từ đó ngăn ngừa tổn thương do bệnh lý gây ra hiệu quả.

Bên cạnh điều trị tụt nướu chân răng thì thuốc Azithromycin còn được sử dụng trong điều trị các bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng như viêm xoang, bệnh Lyme, nhiễm trùng da và những bệnh viêm nhiễm qua đường tình dục.

Hướng dẫn liều dùng:

Thông thường, bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định dùng thuốc Azithromycin trong 4 ngày liên tục để kiểm soát các triệu chứng tụt lợi chân răng. Cụ thể:

  • Ngày đầu tiên: Sử dụng 500mg/ lần/ ngày
  • Từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 4: Sử dụng 250mg/ lần/ ngày

Lưu ý:

  • Không sử dụng thuốc với những trường hợp mẫn cảm, có tiền sử dị ứng với các thành trong thuốc.
  • Những trường hợp đau dạ dày cần dùng thuốc kèm với thức ăn
  • Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, cần dùng thuốc theo đúng liệu lượng và tần suất theo chỉ định của bác sĩ nha khoa
  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

3. Thuốc chữa tụt lợi chân răng Amoxicillin

Thuốc Amoxicillin là kháng sinh thuộc nhóm penicillin thường được chỉ định trong điều trị những bệnh lý liên quan đến nhiễm khuẩn. Thuốc thường được kết hợp với Metronidazol trong điều trị tụt nướu chân răng và những bệnh viêm nhiễm nha khoa phổ biến nhằm tăng hiệu quả chữa trị, đồng thời hạn chế nguy cơ kháng thuốc.

Tuy nhiên, thuốc kháng sinh Amoxicillin có thể gây dị ứng, do đó bác sĩ thường đánh giá nguy cơ dị ứng chéo ở nhóm kháng sinh penicillin trước khi chỉ định. Bên cạnh đó, người bệnh thận trọng khi sử dụng thuốc nếu có cơ địa nhạy cảm hoặc mắc những bệnh lý về gan

Tác dụng phụ:

  • Tiêu chảy
  • Ngoại ban xuất hiện sau 7 ngày dùng thuốc
  • Buồn nôn và nôn mửa

Lưu ý:

  • Thuốc Amoxicillin có thể làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai
  • Những thành phần hoạt chất có thể truyền qua đường sữa mẹ, gây ảnh hưởng đến trẻ đang bú mẹ
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa khi sử dụng thuốc kháng sinh Amoxicillin với những loại thuốc khác.

4. Chữa tụt lợi với thuốc Ciprofloxacin

Chữa tụt lợi với thuốc Ciprofloxacin
Thuốc Ciprofloxacin thường được chỉ định trong điều trị tụt nướu chân răng và một số bệnh lý nha khoa khác

Thuốc Ciprofloxacin thuộc nhóm kháng sinh có phổ rộng và là quinolon thế hệ thứ 2. Thuốc thường được chỉ định trong điều trị những bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp, sinh dục, tiết niệu, tiêu hóa và những vấn đề nha khoa. Thuốc kháng sinh Ciprofloxacin thường được sử dụng ở đường uống.

Việc sử dụng loại thuốc này trong điều trị tụt lợi chân răng có tác dụng cải thiện tình trạng sưng viêm, đau nhức, ức chế quá trình phát triển của vi khuẩn gây tụt lợi. Bên cạnh đó, những thành phần hoạt chất có trong thuốc còn có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn kháng thuốc Tetracyclin, Penicillin, Cephalosporin,…

Để kiểm soát các triệu chứng sưng viêm, đau nhức do tụt lợi gây ra, bác sĩ nha khoa có thể chỉ định sử dụng thuốc Ciprofloxacin trong vòng 7 – 14 ngày. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý và thể trạng của người bệnh sẽ hướng dẫn liều lượng và tần suất sử dụng thuốc khác nhau.

Lưu ý:

  • Đối với những trường hợp bị tụt lợi ở mức độ nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh Ciprofloxacin trong vòng 48 giờ để giảm sưng viêm, đau nhức
  • Không sử dụng thuốc với những trường hợp có tiền sử động kinh. Bởi những thành phần hoạt chất trong thuốc có thể tác động tiêu cực đến hệ thống thần kinh trung ương
  • Cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thuốc

5. Thuốc Clindamycin cải thiện các triệu chứng bệnh lý

Thuốc Clindamycin thuộc nhóm kháng sinh hoạt động theo cơ chế ức chế quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn gây hại. Do đó, loại thuốc này thường được chỉ định trong điều trị tụt nướu răng ở mức độ nhẹ cũng như một số bệnh lý nha khoa liên quan đến nhiễm khuẩn như viêm tủy răng, viêm lợi,…

Liều dùng tham khảo:

  • Liều dùng đối với trường hợp tụt lợi ở mức độ nhẹ: Sử dụng 150 – 300mg x 4 lần/ ngày
  • Liều dùng với trường hợp bị tụt lợi nặng: Sử dụng 300 – 450mg x 4 lần/ ngày

Lưu ý:

  • Chống chỉ định thuốc Clindamycin với những trường hợp có tiền sử dị ứng hoặc mẫn cảm với những thành phần hoạt chất có trong thuốc.
  • Để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, nên uống thuốc đúng giờ và đúng liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

6. Chữa tụt lợi với thuốc Tetracyclin

Để cải thiện tình trạng sưng viêm, đau nhức cũng như ức chế quá trình phát triển quá mức của vi khuẩn ở khoang miệng bác sĩ nha khoa có thể chỉ định thuốc kháng sinh Tetracyclin.

Chữa tụt lợi với thuốc Tetracyclin
Thuốc kháng sinh Tetracyclin thường được sử dụng giúp cải thiện các triệu chứng đau nhức, sưng viêm do bệnh lý gây ra

Với những trường hợp tụt lợi chân răng do vi khuẩn trong khoang miệng quá mức, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc liên tực từ 7 – 15 ngày (tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý) giúp ngăn chặn vi khuẩn phát tiển. Đồng thời cải thiện các triệu chứng đau nhức, sưng viêm nhanh chóng.

Lưu ý:

  • Tránh sử dụng thuốc kháng sinh Tetracyclin với những trường hợp có tiền sử dị ứng hoặc mẫn cảm với những thành phần hoạt chất có trong thuốc.
  • Người bệnh nên cân nhắc sử dụng thuốc vì một số thành phần hoạt chất trong thuốc có thể khiến răng bị ố vàng, mất men răng, ảnh hưởng đến chức năng thẩm mỹ.

7. Thuốc kháng sinh Erythromycin chữa bệnh lý

Thuốc Erythromycin thuộc nhóm kháng sinh macrolid. Thuốc thường được chỉ định nhằm ức chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn ở nồng độ cao với những chủng vi khuẩn nhạy cảm.

Thuốc kháng sinh thường dùng trong điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp, cơ quan sinh dục, da, các mô mềm, đường tiêu hóa,… trong đó có bệnh tụt nướu chân răng. Các thành phần hoạt chất trong thuốc có tác dụng làm dịu sưng viêm, đau nhức và tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng, từ đó cải thiện bệnh lý cũng như ngăn ngừa tổn thương tiến triển nặng nề.

Tùy thuộc vào mức độ các triệu chứng bệnh lý và thể trạng của mỗi người, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định liều dùng và tần suất phù hợp. Người bệnh tránh sử dụng thuốc Erythromycin kết hợp với terfenadin hay astemizol vì có thể dẫn đến ngộ độc tim, đe dọa đến tính mạng.

Ngoài những loại thuốc trên, người bệnh cũng có thể tham khảo những loại thuốc hỗ trợ cải thiện các triệu chứng tụt lợi chân răng ở mức độ nhẹ như thuốc bôi Emofluor Gel,  Spiramycin, Metrogyl Denta, Dentosmin P, PerioKin,…

Một số lưu ý khi dùng thuốc điều trị tụt nướu răng

Việc sử dụng các loại thuốc chữa tụt lợi chân răng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa có thể cải thiện tình trạng đau nhức, phù nề, sưng viêm mô nướu, phục hồi tổn thương do bệnh lý gây ra… Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cũng như đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Cần thảo khảo ý kiến bác sĩ nha khoa trước khi sử dụng thuốc,. Không tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị, đặc biệt là thuốc kháng sinh vì có thể gây ra những tác dụng phụ, rủi ro.
  • Trong trường hợp bị tụt chân răng gặp một số vấn đề sức khỏe như rối loạn đông máu, mang thai, tiểu đường,… Người bệnh nên chủ động thông báo với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn sử dụng thuốc phù hợp. Nếu có ý định kết hợp sử dụng các loại thuốc điều trị, người bệnh nên tham khảo ý kiến chuyên khoa.
Một số lưu ý khi dùng thuốc điều trị tụt nướu răng
Trước khi sử dụng các loại thuốc chữa tụt lợi chân răng, người bệnh cần gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám và chỉ định các loại thuốc phù hợp
  • Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị thuốc điều trị bệnh lý, nhất là nhóm thuốc kháng sinh. Người bệnh cần dùng thuốc theo đúng liều lượng, tần suất, tránh tình trạng quên thuốc hoặc tự ý ngưng dùng thuốc. Điều này có thể tăng nguy cơ kháng khuẩn, khiến việc điều trị bệnh lý gặp khó khăn.
  • Việc sử dụng thuốc chỉ có tác dụng cải thiện các triệu chứng tụt lợi chân răng. Để điều trị dứt điểm, người bệnh cần kết hợp vệ sinh răng miệng đúng cách và tuân thủ các biện pháp y tế theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Bạn nên chú ý những biểu hiện trong quá trình sử dụng thuốc, thông báo với bác sĩ nha khoa trong trường hợp cần thiết.
  • Cần điều chỉnh chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt hợp lý giúp làm giảm các triệu chứng do bệnh lý gây ra. Bên cạnh đó, việc ăn uống hợp lý còn làm giảm áp lực lên răng và mô nướu, hỗ trợ phục hồi và làm lành lợi nhanh chóng.

Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc “Bị tụt lợi chân răng nên uống thuốc gì nhanh khỏi?” và một số lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc. Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, đồng thời hạn chế phát sinh rủi ro, tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thuốc.

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!