Trường hợp chỉnh nha sớm trước 15 tuổi, răng thưa, răng hô, móm và khấp khểnh nhẹ đều không phải nhổ bỏ răng khi niềng. Ngoài những trường hợp này, phần lớn đều phải nhổ một vài răng để tạo khoảng trống nhằm giúp quá trình nắn chỉnh răng diễn ra thuận lợi.
Trường hợp nào niềng răng không cần nhổ răng?
Niềng răng (chỉnh nha) là kỹ thuật nha khoa sử dụng các khí cụ để dịch chuyển răng về vị trí mong muốn. Phương pháp này có thể khắc phục triệt để các khuyết điểm của răng như răng hô, móm, răng mọc lộn xộn, răng thưa, khoảng cách giữa các răng không đồng đều, sai khớp cắn,…
Niềng răng thường được chỉ định cho trẻ từ 10 trở lên và người trưởng thành dưới 30 tuổi. Đây là khoảng thời gian thích hợp để niềng răng vì trên cung hàm chỉ có răng vĩnh viễn và chân răng còn cứng chắc, chưa bị suy yếu. Trong thời gian chỉnh nha, bác sĩ có thể yêu cầu nhổ bỏ răng khi có răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, cung hàm hẹp, có răng thừa,…
Tuy nhiên trên thực tế, có một số trường hợp không nhất thiết phải nhổ răng khi niềng nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả chỉnh nha. Một số trường hợp không cần nhổ răng trong quá trình chỉnh nha:
1. Niềng răng sớm (trước 15 tuổi)
Đa phần các trường hợp niềng răng sớm đều không phải nhổ bỏ răng (khoảng từ 10 – 15 tuổi). Đây là thời điểm “vàng” để chỉnh nha vì cấu trúc răng vẫn còn phát triển và dễ điều chỉnh. Do đó, phần lớn các trường hợp niềng răng sớm đều không phải nhổ răng.
Tùy theo trường hợp, bác sĩ sẽ sử dụng máng niềng trong suốt hoặc mắc cài để dịch chuyển vị trí của răng. Vì lúc này cung hàm và răng vẫn còn phát triển nên với những trường hợp răng khấp khểnh, chen chúc, bác sĩ sẽ sử dụng khí cụ nong hàm để bảo tồn răng, tránh nguy cơ răng bị nhổ bỏ.
2. Răng thưa, hô và móm
Răng thưa, hô và móm thường ít khi phải nhổ răng – đặc biệt là trong trường hợp răng thưa. Nếu răng hô, móm không đi kèm với tình trạng chen chúc, khấp khểnh và không có răng thừa, bác sĩ có thể bảo tồn răng trong quá trình chỉnh nha. Bởi lúc này, khay niềng/ mắc cài có khả năng dàn đều răng trên cung hàm.
3. Cung hàm rộng
Đối với những người có cung hàm rộng, bác sĩ sẽ sử dụng khí cụ đề dàn đều răng và hầu như không phải nhổ bỏ. Tuy nhiên với những trường hợp có cung hàm hẹp và niềng răng muộn, bác sĩ buộc phải nhổ bỏ răng (thường là răng số hoặc số 5) để tạo khoảng trống giúp quá trình chỉnh nha đạt hiệu quả tối ưu.
4. Trường hợp thiếu răng
Thiếu răng có thể xảy ra do di truyền hoặc do răng bị nhổ bỏ vì mắc phải một số vấn đề nha khoa. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ không nhổ bỏ răng trong quá trình chỉnh nha vì cung hàm đã có sẵn khoảng trống. Tuy nhiên, cần niềng răng sớm ngay sau khi răng nhổ bỏ để tránh hiện tượng tiêu xương hàm (thường xảy ra sau khi nhổ răng khoảng 3 tháng).
Các khí cụ chỉnh nha được sử dụng sẽ giúp dịch chuyển răng nhằm thay thế cho vị trí răng đã bị nhổ bỏ. Tác động lực lên răng trong quá trình ăn nhai sẽ kích thích xương hàm tiếp tục phát triển, hạn chế tối đa tình trạng bị tiêu hủy và thoái hóa.
Niềng răng không nhổ răng có hiệu quả không?
Niềng răng không nhổ răng có hiệu quả không là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Được biết, nhổ răng chỉ là biện pháp hỗ trợ cho quá trình chỉnh nha. Do đó, những trường hợp không có chỉ định nhổ răng vẫn có thể đạt hiệu quả tối ưu.
Tuy nhiên phần lớn trường hợp có răng thừa, răng khấp khểnh, chen chúc và niềng răng sau 15 tuổi đều có chỉ định nhổ răng. Ngoài ra, nhổ bỏ răng cũng được thực hiện nếu có răng khôn mọc lệch, mọc ngầm gây chèn ép các răng khác trên cung hàm.
Niềng răng không nhổ răng bao nhiêu tiền?
Niềng răng không nhổ răng có chi phí không thay đổi so với niềng răng thông thường. Trong khi đó, nếu can thiệp nhổ răng, chi phí sẽ tăng lên tùy theo vị trí và mức độ khó của răng. Vì vậy so với những trường hợp có chỉ định nhổ bỏ răng, niềng răng không nhổ răng có chi phí thấp hơn. Hơn nữa, liệu trình chỉnh nha cũng được rút ngắn do không mất thời gian dịch chuyển răng để thay thế cho vị trí của răng đã bị nhổ bỏ.
Nếu băn khoăn về chi phí niềng răng, bạn nên trao đổi với bác sĩ/ nhân viên tư vấn của phòng khám để được giải đáp. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo chi phí của các phương pháp niềng răng trong nội dung sau:
- Niềng răng mắc cài kim loại thường có giá từ 20 – 30 triệu đồng
- Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc có giá 35 – 45 triệu đồng
- Niềng răng mắc cài sứ thường có giá 35 – 40 triệu đồng
- Niềng răng mắc cài sứ tự buộc có giá khoảng 45 – 50 triệu đồng
- Mắc cài pha lê (loại thường) có giá 40 triệu đồng
- Niềng răng trong suốt Invisalign có giá dao động từ 80 – 150 triệu đồng
- Niềng răng 3D Clear (Clear Alginer) có giá dao động từ 15 – 80 triệu đồng
Chi phí niềng răng không nhổ răng còn phụ thuộc vào tình trạng răng miệng cụ thể, độ tuổi và cơ sở y tế thực hiện. Niềng răng sớm thường có tốc độ chỉnh nha nhanh nên thời gian niềng được rút ngắn và chi phí cũng thấp hơn. Vì vậy nếu có thể, bạn nên niềng răng trong giai đoạn từ 12 – 15 tuổi.
Trong một số trường hợp, niềng răng không nhất thiết phải nhổ bỏ răng nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả chỉnh nha. Để hạn chế nguy cơ phải nhổ bỏ răng, nên niềng răng sớm và có thể sử dụng hàm Trainer trong giai đoạn từ 3 – 10 tuổi. Khí cụ này giúp điều hướng răng và hạn chế được tình trạng răng khấp khểnh, mọc chen chúc, qua đó giúp quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi và giảm thiểu nguy cơ phải nhổ bỏ răng.
Hy vọng qua những chia sẻ trong bài viết, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về các trường hợp không cần phải nhổ bỏ răng trong quá trình niềng. Từ đó chủ động chỉnh nha vào thời điểm thích hợp để bảo tồn răng, hạn chế tối đa nguy cơ phải nhổ bỏ.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Chỉnh Răng Khểnh Không Niềng có được không? Giải đáp
Niềng Răng Bị Lung Lay: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Niềng Răng Mắc Cài Sứ Tự Buộc: Giá tiền và ưu, nhược điểm
Niềng Răng Bị Tuột, Lỏng Dây Cung Có ảnh Hưởng Gì Không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!