Độ tuổi nào niềng răng là tốt nhất? Bao nhiêu tuổi không nên niềng?

Độ tuổi là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ và hiệu quả niềng răng. Để lựa chọn được thời điểm chỉnh nha thích hợp nhất, bạn đọc nên tham khảo thông tin giải đáp “Độ tuổi nào niềng răng là tốt nhất? Bao nhiêu tuổi không nên niềng?” trong bài viết sau.

Độ tuổi nào niềng răng là tốt nhất
Độ tuổi nào niềng răng là tốt nhất?

Niềng răng ở độ tuổi nào là tốt nhất?

Niềng răng (chỉnh nha) là giải pháp giúp khắc phục nhiều khuyết điểm của răng như răng hô, móm, vẩy, mọc lộn xộn, chen chúc, răng thưa, răng mọc lệch, sai khớp cắn,… Chỉnh nha sử dụng khay niềng (khay trong suốt) và hệ thống mắc cài để dịch chuyển vị trí của răng.

Răng được cố định chắc chắn trên cung hàm nhờ vào tổ chức nha chu. Vì vậy khi chỉnh nha, bác sĩ sẽ tạo lực kéo vừa phải để dịch chuyển vị trí của răng từ từ. Tùy theo tình trạng răng của từng người, thời gian niềng răng có thể dao động từ 1 – 3 năm hoặc hơn.

Ngoài những thắc mắc về quy trình, ưu điểm, hạn chế và chi phí niềng răng, độ tuổi nào niềng răng tốt nhất cũng là mối bận tâm của nhiều người. Thực tế, cấu trúc răng miệng có sự thay đổi rõ rệt ở từng giai đoạn. Chính vì vậy, lựa chọn độ tuổi thích hợp sẽ giúp quá trình niềng diễn ra thuận lợi và mang lại hiệu quả chỉnh nha tốt nhất.

công nghệ lấy mẫu hàm 5D iTero được tích hợp công nghệ AI, cho phép mô phỏng chính xác và chi tiết tình trạng hàm và những vùng khó quan sát trong khoang miệng. Đây là công nghệ lấy dấu hàm tiên tiến nhất trên thế giới,...

Theo các bác sĩ chuyên khoa Răng hàm mặt, thời điểm niềng răng tốt nhất là từ 7 – 16 tuổi. Bởi đây là giai đoạn trẻ bắt đầu mọc răng vĩnh viễn và chân răng chưa quá cứng nên việc điều chỉnh sẽ dễ dàng hơn, ít mất thời gian và chi phí.

– Niềng răng trong giai đoạn 6 – 11 tuổi:

Giai đoạn 6 – 11 tuổi được gọi là giai đoạn răng hỗn hợp (hàm có cả răng sữa và răng vĩnh viễn). Ngay từ giai đoạn này, phụ huynh nên cho trẻ tìm gặp nha sĩ để được đánh giá tình trạng răng miệng. Vì độ tuổi còn khá nhỏ nên trẻ thường có những thói quen xấu như thở bằng miệng, đặt lưỡi sai vị trí, mút ngón tay, đẩy lưỡi,… Hậu quả là khiến răng mọc sai vị trí, mọc lệch, vẩu và khuôn mặt phát triển không cân đối.

độ tuổi niềng răng thích hợp
Niềng răng trong giai đoạn thay răng có thể hạn chế được tình trạng răng mọc lệch lạc, chen chúc,…

Nếu nhận thấy trẻ có nguy cơ gặp phải tình trạng răng mọc lệch, mọc chen chúc, bác sĩ sẽ chỉ định niềng răng bằng hàm trainer. Đây là khí cụ niềng răng cho trẻ từ 6 – 11 tuổi được làm từ nhựa cao su mềm. Hàm trainer được đeo vào buổi tối nhằm cân bằng lực của cơ môi, má, lưỡi, đồng thời giúp chỉnh răng và hàm trở nên cân đối hơn.

Sử dụng hàm trainer không chắc chắn sẽ mang lại hàm răng đẹp và đều. Tuy nhiên, dụng cụ này có thể khắc phục được những thói quen xấu ở trẻ và hạn chế được tối đa nguy cơ răng mọc lệch, chen chúc, vẩu, hô,… Nếu sử dụng hàm trainer sớm, quá trình niềng răng về sau sẽ trở nên thuận lợi hơn rất nhiều.

– Chỉnh nha trong giai đoạn 12 – 17 tuổi:

12 – 17 tuổi là giai đoạn dậy thì với những thay đổi cả về mặt sinh lý và tâm lý. Đây là giai đoạn răng sữa đã thay hoàn toàn bằng răng vĩnh viễn. Theo các chuyên gia Răng hàm mặt, giai đoạn từ 12 – 17 tuổi là thời điểm niềng răng lý tưởng nhất.

Xương hàm vẫn còn phát triển trong giai đoạn 12 – 17 tuổi và chưa cố định hoàn toàn. Do đó nếu niềng răng trong giai đoạn này, việc điều chỉnh vị trí của răng sẽ dễ dàng hơn và có thể hạn chế được nguy cơ phải nhổ bỏ răng. Hơn nữa, chân răng ở giai đoạn này cũng chưa quá cứng nên tốc độ chỉnh nha sẽ nhanh hơn so với các giai đoạn sau.

Ở những giai đoạn từ 17 tuổi trở về sau, niềng răng – chỉnh nha vẫn mang lại hiệu quả nhưng quá trình niềng thường kéo dài hơn. Hơn nữa vì cấu trúc răng đã ổn định nên bác sĩ có thể phải nhổ bỏ răng dư thừa để đảm bảo hiệu quả chỉnh nha.

Bao nhiêu tuổi không nên niềng răng?

Thực tế, niềng răng – chỉnh nha không giới hạn độ tuổi cụ thể. Tuy nhiên, phương pháp này tạo lực kéo lên răng để điều chỉnh vị trí nên yêu cầu răng và tổ chức nâng đỡ răng (nha chu) phải khỏe mạnh. Do đó, người cao tuổi có hàm răng chắc khỏe, không có vấn đề nha khoa nghiêm trọng hay các bệnh lý nội khoa vẫn có thể can thiệp chỉnh nha để cải thiện những khuyết điểm của răng.

Đa phần người trung niên và cao tuổi đều có cấu trúc răng suy yếu nên việc niềng răng thường không được chỉ định. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ đánh giá sức khỏe răng miệng và tổng thể để xem xét có nên chỉnh nha hay không.

Lợi ích của việc niềng răng sớm

Niềng răng sớm mang lại nhiều lợi ích hơn so với niềng răng từ 30 tuổi trở lên. Can thiệp chỉnh nha trong giai đoạn 6 – 11 tuổi có thể hạn chế được những thói quen xấu và giúp giảm thiểu những khuyết điểm ở răng vĩnh viễn như răng khấp khểnh, mọc lệch, vẩu, móm,…

độ tuổi nào không nên niềng răng
Niềng răng sớm mang lại nhiều lợi ích và ít chi phí hơn so với niềng răng muộn

Ngoài ra, đeo hàm trainer cho trẻ trong giai đoạn thay răng còn tác động đến khung xương giúp khuôn mặt trẻ phát triển cân đối và hài hòa. Sau khi đeo hàm trainer khoảng 2 – 3 năm, nên tiến hành chỉnh nha bằng mắc cài hoặc khay niềng. Ở giai đoạn này, cấu trúc răng và xương vẫn đang phát triển nên tốc độ chỉnh nha sẽ nhanh hơn. Nhờ vậy, bác sĩ có thể khắc phục triệt để các khuyết điểm một cách dễ dàng, nhanh chóng và hạn chế tối đa nguy cơ phải nhổ bỏ răng.

Vì tốc độ chỉnh nha nhanh và ít phải nhổ bỏ răng nên niềng răng sớm có thể giảm được chi phí đáng kể so với niềng răng muộn. Do đó nếu có ý định niềng răng, bạn nên tiến hành chỉnh nha trước 30 tuổi để tiết kiệm chi phí và đạt được hiệu quả cao hơn khi can thiệp.

Một số lưu ý khi niềng răng

Niềng răng – chỉnh nha có thể khắc phục hầu hết các khuyết điểm của răng như răng hô, móm, vẩu, răng thưa, răng mọc lệch lạc, chen chúc, sai lệch khớp cắn,… Phương pháp này mang lại hiệu quả cao mà không phải can thiệp phẫu thuật cắt xương hàm. Không chỉ có tác dụng khắc phục các khuyết điểm về răng, chỉnh nha còn giúp khuôn mặt trở nên cân đối và hài hòa hơn.

độ tuổi nào không nên niềng răng
Trong thời gian niềng răng, nên tái khám theo lịch hẹn để được đánh giá tốc độ chỉnh nha

Tuy nhiên trước khi niềng răng – chỉnh nha, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Niềng răng – chỉnh nha là phương pháp phức tạp nên đòi hỏi bác sĩ phải có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn cao. Vì vậy, bạn nên lựa chọn phòng khám/ bệnh viện uy tín để đảm bảo hiệu quả của phương pháp này.
  • Để hạn chế tối đa những khuyết điểm của răng, nên khám nha khoa và đeo hàm trainer trong thời gian thay răng vĩnh viễn. Sau khi răng vĩnh viễn mọc đầy đủ từ 2 – 3 năm, nên tiến hành chỉnh nha nếu cần thiết. Đây là thời điểm thích hợp nhất để niềng răng nhờ mang lại hiệu quả chỉnh nha cao và gần như không phải nhổ bỏ răng trên cung hàm.
  • Trong thời gian niềng, cần tái khám thường xuyên để bác sĩ đánh giá tốc độ chỉnh nha và làm sạch răng chuyên nghiệp. Tái khám thường xuyên còn giúp phát hiện và điều trị sớm các vấn đề nha khoa tiềm ẩn.
  • Mắc cài có thể gây khó khăn trong việc ăn uống. Để hạn chế tối đa tình trạng bung súc mắc cài, đứt dây cung,… cần dùng thức ăn mềm, lỏng, hạn chế sử dụng thực phẩm cứng, khô và dai.
  • Nếu gặp phải tình trạng đau nhức, ê buốt trong thời gian niềng, bạn có thể giảm đau bằng một số mẹo đơn giản như chườm lạnh, ngậm nước muối ấm,…
  • Trong trường hợp niềng răng trong suốt, cần chú ý đeo khay niềng ít nhất 20 – 22 giờ/ ngày để đạt hiệu quả tốt. Đeo khay niềng ít hơn thời gian khuyến cáo có thể không mang lại hiệu quả như mong đợi.

Hy vọng qua những thông tin trong bài viết, bạn đã hiểu rõ hơn về vấn đề “Độ tuổi nào niềng răng là tốt nhất?” và lựa chọn được thời điểm chỉnh nha phù hợp. Nếu có thắc mắc về phương pháp này, nên trao đổi với bác sĩ để được giải đáp, tư vấn cụ thể hơn.

Tham khảo thêm:

5/5 - (3 bình chọn)

Xem thêm

Tin vào quảng cáo về giá cũng là cái BẪY mà nhiều khách hàng mắc phải. Có nhiều cơ sở Nha khoa NỔ MỘT MỨC GIÁ SIÊU RẺ nhằm thu hút khách hàng tuy nhiên khi đến thì ĐỘN GIÁ rất nhiều bởi những dịch vụ phát sinh hay chỉ đơn giản là thu thêm tiền khí cụ.

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!