Có nên trồng răng Implant không? Khi nào nên trồng?

Vì chi phí khá cao nên không ít người băn khoăn về vấn đề có nên trồng răng Implant hay không. Trên thực tế ngoài hạn chế về chi phí, phương pháp này có nhiều ưu điểm vượt trội so với các kỹ thuật trồng răng giả truyền thống. Để lựa chọn được phương pháp phù hợp, bạn đọc có thể tham khảo các thông tin hữu ích trong bài viết sau.

Có nên trồng răng Implant không
Có nên trồng răng Implant không là băn khoăn của những người đang có ý định trồng răng giả

Có nên trồng răng Implant không? Lợi ích mang lại

Trồng răng là giải pháp cho những trường hợp bị mất răng do tuổi tác cao, ảnh hưởng của viêm nha chu, sâu răng nặng và chấn thương, tai nạn. Mất răng đồng nghĩa với việc chức năng ăn nhai, hỗ trợ phát âm và chức năng thẩm mỹ của hàm răng bị ảnh hưởng đáng kể. Chính vì vậy, tất cả những trường hợp này cần can thiệp trong răng giả trong thời gian sớm nhất.

Hiện nay, có khá nhiều phương pháp trồng răng giả bao gồm răng Implant, làm hàm tháo lắp và trồng răng bắc cầu (làm cầu răng sứ). Trong đó, cấy ghép Implant được xem là kỹ thuật phục hình răng hiện đại và tối ưu nhất hiện nay. Tuy nhiên, do có chi phí cao hơn so với các phương pháp trồng răng truyền thống nên nhiều người băn khoăn về vấn đề có nên trồng răng Implant hay không.

Trên thực tế, trừ những trường hợp chống chỉ định tuyệt đối, đa phần các bác sĩ chuyên khoa Răng hàm mặt đều khuyến khích bệnh nhân cấy ghép Implant thay vì thực hiện các phương pháp phục hình răng thông thường. Bởi phương pháp này mang lại rất nhiều lợi ích đối với tính thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng.

Dưới đây là những ưu điểm vượt trội của cấy ghép Implant so với các phương pháp trồng răng giả truyền thống:

1. Răng Implant phục hồi được các chức năng sinh lý của răng

Không giống với các kỹ thuật phục hình khác, răng Implant có cấu tạo ổn định và chắc chắc bao gồm trụ Implant (thay thế cho chân răng thật), mão sứ và khớp nối Abutment. Ba bộ phận này kết hợp tạo thành cấu trúc vững chắc giúp răng ổn định trên cung hàm và có thể thực hiện đầy đủ các chức năng vốn có như ăn nhai, hỗ trợ phát âm,…

Có nên trồng răng Implant không
Răng Implant có thể phục hồi gần như 100% các chức năng sinh lý của răng thật

Làm hàm giả tháo lắp và làm cầu răng sứ hoàn toàn không có chân răng. Do đó, khả năng phục hồi các chức năng sinh lý của răng chỉ dao động từ 50 – 70%. Trong khi đó, cấy ghép Implant có thể phục hồi gần như 100% chức năng ăn nhai và hỗ trợ trong việc phát âm. Với cấu trúc răng cứng chắc và ổn định, những người bị mất răng do viêm nha chu và chấn thương hoàn toàn có thể thoải mái khi ăn uống. Đồng thời tự tin hơn trong các cuộc gặp gỡ và giao tiếp.

2. Tăng tính thẩm mỹ cho nụ cười

Không chỉ giúp phục hồi chức năng ăn nhai, trồng răng Implant còn cải thiện tính thẩm mỹ cho nụ cười. Răng Implant có hình dáng, kích thước và màu sắc tương tự như răng thật. Do đó, nếu chỉ quan sát bằng mắt thường gần như không thể phân biệt và nhận biết được răng giả trên cung hàm.

Chính vì vậy, trồng răng Implant có thể tăng tính thẩm mỹ cho nụ cười – đặc biệt là trong trường hợp mất răng cửa và răng tiền hàm. Hiện nay có rất nhiều loại trụ Implant với kích thước, cấu tạo và độ bền khác nhau. Với những trường hợp mất răng cửa, bác sĩ sẽ lựa chọn loại trụ phù hợp để đảm bảo mang lại hiệu quả thẩm mỹ tối ưu.

3. Ngăn ngừa hiện tượng tiêu xương răng

Tiêu xương răng là hiện tượng xương hàm bị giảm thể tích, mật độ xương thưa dần do quá trình hủy cốt bào diễn ra nhanh hơn tốc độ tạo cốt bào. Về cơ bản, hiện tượng này diễn ra tương tự như bệnh loãng xương nhưng chỉ ảnh hưởng khu trú ở xương hàm. Tiêu xương răng là hệ quả do mất răng kéo dài. Khi không có lực nhai tác động, xương hàm sẽ dần bị tiêu biến theo thời gian.

Tiêu xương hàm khiến các răng lân cận bị xô lệch, răng ở hàm đối diện dài ra hơn bình thường. Về lâu dài, cấu trúc răng bị ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn đến sai lệch khớp cắn và khó khăn khi ăn nhai.

Các phương pháp làm răng giả khác như cầu răng sứ và làm hàm giả tháo lắp không thể ngăn chặn hiện tượng này do không có chân răng. Trong khi đó, răng Implant có sử dụng trụ Implant cấy ghép vào xương hàm để thay thế cho chân răng thật. Sau khi cấy ghép, bác sĩ sẽ theo dõi từ 2 – 3 tháng cho đến khi xương đã phát triển và bám chặt vào bề mặt của trụ. Kế tiếp, dùng mão sứ chụp lên trụ Implant thông qua khớp nối.

Trong quá trình ăn nhai, áp lực sẽ truyền xuống trụ Implant kích thích xương hàm tiếp tục phát triển và ngăn chặn hiệu quả hiện tượng tiêu xương răng. Đây cũng chính là ưu điểm vượt trội nhất của cấy ghép Implant so với các phương pháp phục hình răng truyền thống.

4. Có thể phục hình răng trong nhiều trường hợp

Trồng răng Implant có thể áp dụng cho nhiều trường hợp mất răng như mất 1 răng, nhiều răng và mất toàn bộ răng trên cung hàm. Trong khi đó, làm cầu răng sứ không thể thực hiện nếu mất quá nhiều răng liền kề và răng bị mất nằm ở vị trí số 7 (do không có răng số 8 để làm trụ). Trong những trường hợp không thể làm cầu răng sứ, trồng răng Implant được xem là giải pháp tối ưu.

Có nên trồng răng Implant không
Cấy ghép Implant có thể phục hình răng trong trường hợp mất 1 răng, nhiều răng và toàn bộ răng trên cung hàm

5. Răng Implant có độ bền cao

Một ưu điểm vượt trội khác của trồng răng Implant so với các phương pháp phục hình răng thông thường là độ bền cao. Trung bình làm hàm giả tháo lắp có thể sử dụng được từ 3 – 5 năm và cầu răng sứ có thể dùng được từ 7 – 10 năm. Tuy nhiên, răng Implant có tuổi thọ lên đến 15 – 25 năm. Những trường hợp chăm sóc tốt có thể sử dụng trọn đời mà không cần phải thay mới.

Nhờ có độ bền cao nên xét về tổng chi phí, trồng răng Implant có chi phí tiết kiệm hơn so với làm cầu răng sứ. Bởi sau 7 – 10 năm, bạn cần làm cầu răng sứ mới do mão sứ bị lỏng, cộm và hở. Trung bình trong 20 năm, bạn phải chế tác đến 3 cầu răng sứ. Trong khi đó, răng Implant có thể sử dụng được trong vòng hơn 20 năm nên gần như không tốn thêm chi phí để thay mới.

Khi nào nên trồng răng Implant?

Như đã đề cập, trồng răng Implant có thể áp dụng cho tất cả các trường hợp mất răng như:

  • Mất 1 răng
  • Mất nhiều răng liền kề
  • Mất nhiều răng không liền kề
  • Mất toàn bộ hàm trên, hàm dưới
  • Mất toàn bộ răng trên cung hàm

Với những trường hợp mất nhiều răng, bác sĩ sẽ sử dụng trụ Implant All on 4 và Implant All on 6 để tránh phải cấy ghép quá nhiều trụ trên cung hàm. Số lượng trụ sẽ được bác sĩ xem xét tùy theo tình trạng xương hàm và sức khỏe tổng thể của từng khách hàng.

Mặc dù có thể áp dụng cho nhiều trường hợp mất răng nhưng cấy ghép Implant không thích hợp với những trường hợp sau:

  • Có khối u ác tính ở xương hàm/ đã từng xạ trị ở vùng xương hàm
  • Xương hàm bị dị tật bẩm sinh
  • Mắc các bệnh toàn thân như rối loạn đông máu, ung thư, tiểu đường, các vấn đề tim mạch,…
  • Phụ nữ mang thai
  • Người chưa đủ 18 tuổi
  • Người bị nghiện rượu nặng, hút thuốc lá lâu năm (do nguy cơ chảy máu kéo dài, vết thương chậm lành)

Những trường hợp bị tiêu xương răng nhiều sẽ được cấy ghép xương trước khi cắm trụ Implant. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ khám sức khỏe tổng quát và điều trị dứt điểm các bệnh lý nha khoa trước khi can thiệp trồng răng Implant để phòng tránh biến chứng, rủi ro.

Hy vọng qua những chia sẻ trong bài viết, bạn đọc có thể quyết định được vấn đề Có nên trồng răng Implant hay không?. Nếu vẫn đang băn khoăn khi lựa chọn các phương pháp trồng răng giả, nên trao đổi thêm với bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.

Tham khảo thêm:

5/5 - (3 bình chọn)

GỢI Ý DỊCH VỤ TRỒNG RĂNG:

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!