Con người có bao nhiêu cái răng là vấn đề được quan tâm. Thực tế, số lượng răng sẽ phụ thuộc vào giai đoạn răng (răng sữa hay răng vĩnh viễn) và cơ địa của từng người. Tuy nhiên, nhìn chung một bộ răng hoàn chỉnh sẽ có từ 28 – 32 chiếc răng.
Con người có bao nhiêu cái răng?
Răng là cơ quan quan trọng chịu trách nhiệm ăn nhai và hỗ trợ phát âm. Ngoài ra, răng còn giữ chức năng thẩm mỹ, tạo sự cân đối và hài hòa cho cấu trúc khuôn mặt. Mỗi chiếc răng trên cung hàm đều giữ một vai trò riêng, do đó hình dáng và kích thước của răng ở các vị trí là khác nhau. Tuy nhiên, tất cả các răng đều có cấu tạo 3 phần chính là men răng, ngà răng và tủy răng.
Con người có bao nhiêu cái răng là băn khoăn của khá nhiều người. Số lượng răng sẽ có sự khác biệt tùy theo hệ răng (răng sữa hay răng vĩnh viễn). Theo các chuyên gia Răng hàm mặt, trẻ em sẽ có tổng cộng 20 chiếc răng sữa và khi trưởng thành sẽ có tổng cộng 32 chiếc răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, có người chỉ có từ 28 – 31 chiếc răng do không mọc răng khôn hoặc không mọc đủ 4 cái răng khôn.
Ở giai đoạn răng hỗn hợp (thay răng), số lượng răng không cố định do răng sữa sẽ lung lay và rụng để chuẩn bị cho răng vĩnh viễn mọc lên. Giai đoạn này thường bắt đầu từ năm 6 tuổi cho đến 12 tuổi.
Nhìn chung, răng khôn không giữ vai trò quá quan trọng. Chính vì vậy, mọc răng khôn hay không ít ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai. Hơn nữa, vì răng mọc khá muộn và nằm ở cuối cung hàm nên nguy cơ mọc lệch, mọc ngầm rất cao. Đa phần 80% trường hợp mọc răng khôn đều mọc lệch và phải can thiệp nhổ bỏ để tránh biến chứng lâu dài.
Số lượng răng ở mỗi người có thể nhiều hoặc ít hơn do vô răng, thừa răng,… Ngoài ra, số lượng răng có thể giảm đi do những nguyên nhân chủ quan như vệ sinh răng miệng kém khiến răng bị suy yếu, lung lay và gãy, rụng. Do đó, việc giữ vệ sinh răng miệng và khám nha khoa định kỳ có vai trò rất quan trọng trong việc bảo tồn chức năng của răng.
Tìm hiểu quá trình mọc răng, thay răng
Răng bắt đầu mọc từ năm 6 tháng tuổi, sau đó bị thay thế và hoàn tất bộ răng vĩnh viễn vào năm 10 – 12 tuổi. Quá trình mọc răng, thay răng có thể diễn ra nhanh hoặc chậm hơn tùy theo cơ địa của từng người. Nắm rõ quá trình mọc răng, thay răng sẽ giúp bố mẹ chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ và bản thân.
Quá trình mọc răng sữa:
- Từ 6 – 12 tháng tuổi trẻ sẽ mọc 4 răng cửa giữa (răng số 1). Trong đó, răng hàm dưới thường mọc trước răng hàm trên.
- Từ 9 – 16 tháng tuổi sẽ mọc tổng cộng 4 răng cửa bên (răng số 2) nhưng hàm trên sẽ mọc trước hàm dưới.
- Từ 13 – 19 tháng tuổi, trẻ sẽ mọc răng hàm, trong 2 răng hàm trên sẽ mọc trước 2 răng hàm dưới. Lúc này, sẽ có khoảng trống giữa răng hàm và răng sữa do chưa mọc răng nanh (răng số 3).
- Từ 17 – 23 tháng tuổi, trẻ sẽ mọc 4 răng nanh (răng số 3) và răng hàm trên sẽ mọc trước răng hàm dưới.
- Từ 23 – 33 tháng tuổi trẻ sẽ mọc răng hàm thứ 2 và hàm dưới sẽ mọc trước răng hàm trên.
Vì số lượng răng chỉ có 20 chiếc nên răng sữa trẻ em không có đủ 2 răng tiền hàm và 3 răng hàm như người lớn.
Quá trình thay răng vĩnh viễn:
- Từ 6 – 7 tuổi sẽ bắt đầu thay răng vĩnh viễn. Chiếc răng đầu tiên được thay là răng cửa giữa. Thường sẽ thay ở hàm dưới trước, sau đó mới thay ở hàm trên. Trong thời điểm này, răng số 6 hàm trên và hàm dưới đều được thay.
- Từ 7 – 8 tuổi răng cửa bên (răng số 2) sẽ lung lay và thay răng mới.
- Từ 9 – 10 tuổi sẽ thay răng số 3 (răng nanh)
- Từ 10 – 12 tuổi sẽ thay răng tiền hàm thứ nhất.
- Từ 11 – 12 tuổi sẽ mọc răng tiền hàm thứ hai. Răng này không mọc ở giai đoạn răng sữa mà chỉ mọc ở giai đoạn răng vĩnh viễn.
- Từ 11 – 13 tuổi sẽ thay răng hàm thứ 2.
- Từ 17 – 21 tuổi sẽ mọc răng khôn (răng hàm thứ 3)
Quá trình thay răng ở hàm trên sẽ chậm hơn hàm dưới từ 6 – 12 tháng.
Lưu ý khi chăm sóc răng miệng
Khi đã thay răng vĩnh viễn, răng sẽ không mọc lại nếu bị gãy, rụng do bất cứ nguyên nhân nào. Do đó, cần quan tâm đến sức khỏe răng miệng để bảo tồn răng, đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.
Để bảo vệ sức khỏe răng miệng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Cần thực hiện các biện pháp vệ sinh răng miệng từ khi mọc chiếc răng sữa đầu tiên. Nếu chưa thể dùng kem đánh răng, mẹ nên dùng khăn sữa ẩm lau nhẹ nhàng nướu và răng sau khi ăn uống để ngăn ngừa mảng bám.
- Chải răng 2 – 3 lần/ ngày và cần đảm bảo chải răng đúng cách để làm sạch răng miệng hiệu quả. Thực tế, không ít người chải răng đủ tần suất nhưng chải răng sơ sài khiến kẽ răng tích tụ mảng bám, cao răng nhiều.
- Cao răng tích tụ là điều kiện để vi khuẩn phát triển và gây ra các vấn đề nha khoa. Việc chải răng có thể hạn chế lượng cao răng nhưng không thể ngăn ngừa hoàn toàn. Chính vì vậy, cần tập thói quen đến nha khoa lấy cao răng 1 – 2 lần/ năm (đặc biệt là khi đã hoàn thành bộ răng vĩnh viễn).
- Uống nhiều nước, tăng cường rau xanh, trái cây,… để hỗ trợ làm sạch răng miệng và ngăn tích tụ mảng bám. Hạn chế các loại thực phẩm dễ gây mảng bám, cao răng như bánh kẹo, nước ngọt, cà phê, thức ăn chứa nhiều tinh bột,…
- Chú ý các dấu hiệu bất thường ở răng miệng và đến phòng khám kiểm tra trong thời gian sớm nhất. Bởi có rất nhiều vấn đề nha khoa không có triệu chứng rõ rệt. Tình trạng chần chừ không thăm khám kịp thời sẽ khiến cho bệnh tiến triển nặng gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng và chức năng ăn nhai.
Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã hiểu rõ thắc mắc “Con người có bao nhiều cái răng?”, đồng thời nắm rõ thời điểm mọc răng, thay răng và biết cách chăm sóc răng miệng khoa học. Chủ động bảo vệ sức khỏe răng miệng sẽ giúp phòng ngừa các vấn đề nha khoa và hạn chế tình trạng mất răng, răng hư tổn.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Cấu Trúc Hàm Răng Chuẩn: Lợi Ích Và Tiêu Chí Đánh Giá
Cách Để Mọc Răng Khểnh Tự Nhiên Tại Nhà Cực Đơn Giản
Khớp Cắn Sâu: Nguyên nhân, tác hại và cách điều trị
Nướu răng là gì? Các vấn đề thường gặp và cách chăm sóc
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!