Bé Mọc Răng Hàm Trên Trước Có Sao Không? Giải đáp

Bé mọc răng hàm trên trước có sao không là vấn đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Thông thường hai răng cửa dưới mọc sớm nhất, tiếp theo là hai răng cửa trên sau khoảng 2 – 3 tháng. Tuy nhiên mọc răng sai trình tự có thể xảy ra ở một số trường hợp.

Bé mọc răng hàm trên trước có sao không
Tìm hiểu bé mọc răng hàm trên trước có sao không và cách chăm sóc khi bé mọc răng

Trẻ mọc răng nào đầu tiên?

Ở trẻ sơ sinh, mọc răng chính là một trong những giai đoạn phát triển. Hầu hết trẻ em sẽ có biểu hiện mọc răng sau 6 tháng tuổi. Tuy nhiên quá trình này có thể diễn ra sớm hoặc muộn hơn tùy theo từng trường hợp cụ thể.

Trẻ mọc răng thường có dấu hiệu chảy nhiều nước dãi, sốt nhẹ, nổi mẩn xung quanh miệng và cằm, trẻ thường nhai cắn, quấy khóc, bú kém, ngủ không ngon giấc… Thông thường, hai răng cửa dưới mọc sớm nhất (trong giai đoạn từ 6 – 10 tháng tuổi), tiếp theo là hai răng cửa trên.

Dưới đây là trình tự mọc răng cụ thể của trẻ:

  • Từ 6 – 10 tháng tuổi: Đây là khoảng thời gian trẻ bắt đầu mọc răng. Thông thường hai chiếc răng cửa hàm dưới là những chiếc răng xuất hiện đầu tiên.
  • Từ 8 – 12 tháng tuổi: Bắt đầu mọc hai chiếc răng cửa hàm trên.
  • Từ 9 – 13 tháng tuổi: Cạnh hai chiếc răng cửa trung tâm, hai chiếc răng cửa kế bên bắt đầu mọc. Lúc này hàm trên của bé đã có 4 chiếc răng cửa.
  • Từ 10 – 16 tháng tuổi: Hai chiếc răng cửa hàm dưới mọc cạnh hai chiếc răng cửa trung tâm. Lúc này hàm dưới của bé đã có 4 chiếc răng cửa.
  • Từ 13 – 19 tháng tuổi: Hai răng hàm đầu tiên mọc trên hàm trên.
  • Từ 14 – 18 tháng tuổi: Hai răng hàm dưới bắt đầu mọc.
  • Từ 16 – 22 tháng tuổi: Hai răng nanh đầu tiên mọc trên hàm trên.
  • Từ 17 – 23 tháng tuổi: Hai chiếc răng nanh hàm dưới xuất hiện.
  • Từ 23 – 31 tháng tuổi: Hai chiếc răng hàm tiếp theo mọc ở hàm dưới.
  • Từ 25 – 33 tháng tuổi: Hai chiếc răng hàm tiếp theo mọc trên hàm trên. Đây là hai chiếc răng sữa cuối cùng giúp hoàn thiện cung hàm, phát triển theo thứ tự mọc răng của trẻ. Hoàn thành 20 chiếc răng sữa khi trẻ đến 3 tuổi.

Như vậy, hai răng cửa hàm dưới là những răng mọc sớm nhất theo thứ tự mọc răng của trẻ.

Bé mọc răng hàm trên trước có sao không?

Hai răng cửa hàm dưới của trẻ là những chiếc răng đầu tiên phát triển và hai răng cửa hàm trên dưới là những chiếc răng tiếp theo. Tuy nhiên trong một số trường hợp, quá trình mọc răng của trẻ diễn ra sai trình tự. Chẳng hạn như răng cửa trên hoặc răng nanh mọc trước. Trong một vài trường hợp hiếm gặp, trẻ không có mầm răng cửa hàm dưới.

Vậy bé mọc răng hàm trên trước có sao không? Theo các chuyên gia, răng hàm trên mọc trước hay trẻ không có mầm răng cửa hàm dưới đều không ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra sai trình tự mọc răng không làm ảnh hưởng đến tâm sinh lý và sự phát triển sau này của trẻ. Chính vì thế phụ huynh không nên quá lo lắng.

Răng hàm trên mọc trước là điều bình thường
Răng hàm trên mọc trước là điều bình thường, không ảnh hưởng đến sức khỏe hay sự phát triển của trẻ

Tuy nhiên, ba mẹ cần chú ý chăm sóc răng miệng cho trẻ và theo dõi sự phát triển của răng. Trong một vài trường hợp, sự mất trật tự khi mọc răng của trẻ có thể làm tăng nguy cơ phát sinh một số vấn đề sau:

  • Ảnh hưởng đến quá trình ăn dặm. Cụ thể bé lười nhai hoặc lười ăn. Từ đó làm ảnh hưởng đến quá trình ăn uống và chức năng nhai sau này của trẻ.
  • Răng cửa mọc sau những răng khác khiến trẻ khó phát âm, phát âm sai, tăng nguy cơ nói ngọng trong tương lai.
  • Tăng nguy cơ sai lệch khớp cắn, vẩu hoặc hô. Bởi những chiếc răng sữa mọc trước (răng hàm trên) sẽ rụng trước và được thay thế bằng những chiếc răng vĩnh viễn. Nếu không chú ý chăm sóc và thiết lập chế độ ăn uống phù hợp, những vấn đề bất thường của cung hàm có thể xảy ra.

Vì sao trẻ mọc răng không theo trình tự?

Trẻ mọc răng không theo trình tự, răng hàm trên mọc trước thường do những nguyên nhân sau:

  • Di truyền.
  • Chế độ ăn uống của trẻ không đáp ứng đủ hàm lượng canxi và vitamin D cần thiết để thúc đẩy quá trình mọc răng, tăng nguy cơ mọc răng không theo trình tự.
  • Va chạm vào hàm khi vui chơi hoặc ăn uống. Bởi sự va chạm có thể làm tổn thương các mầm răng, cần thời gian phục hồi trước khi nhô lên khỏi nướu.
  • Thường xuyên sử dụng một bên nướu để cắn đồ vật hoặc nhai. Bởi điều này có thể khiến nướu nhẵn và chặt hơn, kéo dài thời gian mọc răng.
  • Những răng ở vị trí có nướu bị nhiệt hoặc viêm nhiễm thường mọc chậm hơn so với quy trình thông thường.

Nên làm gì khi trẻ mọc răng?

Quá trình mọc răng thường khiến trẻ khó chịu, ngứa nướu hoặc đau nhức, chảy nhiều nước dãi, sốt nhẹ, nổi mẩn xung quanh miệng và cằm… Vì thế trong giai đoạn này, trẻ thường nhai cắn, quấy khóc, bú kém, ngủ không ngon giấc.

Theo các bác sĩ, ba mẹ nên theo dõi quá trình mọc răng của trẻ và chăm sóc răng miệng đúng cách. Điều này có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng, trẻ thoải mái hơn, ít quấy khóc và bú nhiều hơn.

Giảm đau khi mọc răng bằng cách dùng khăn sạch, bông gạc hoặc ngón tay sạch xoa nhẹ nhàng lên nướu
Giảm đau khi mọc răng bằng cách dùng khăn sạch, bông gạc hoặc ngón tay sạch xoa nhẹ nhàng lên nướu

Dưới đây là một số biện pháp nên được thực hiện:

  • Dùng khăn sạch, bông gạc hoặc ngón tay sạch nhẹ nhàng xoa lên nướu của bé. Điều này có thể giúp giảm cảm giác đau nhức khi mọc răng.
  • Khi trẻ tròn 6 tháng tuổi, cho trẻ bú sữa mẹ kết hợp chế độ ăn dặm lành mạnh và đầy đủ dinh dưỡng. Điều này giúp bổ sung vitamin D, canxi cùng các dưỡng chất thiết yếu khác, thúc đẩy quá trình mọc răng, răng chắc khỏe.
  • Cho trẻ ăn thức ăn mềm, lỏng và dễ nuốt. Tốt nhất nên hầm nhừ hoặc mềm nhuyễn, nấu dạng súp hoặc cháo loãng. Những cách chế biến này giúp trẻ nuốt dễ dàng mà không cần phải nhai, tránh kích thích dẫn đến đau đớn ở vùng đang mọc răng. Đối với hoa quả và các loại củ, nên ép lấy nước, để hơi mát và cho trẻ uống. Điều này giúp xoa dịu tình trạng sưng và đau ở nướu.
  • Thường xuyên thay đổi cách chế biến và thực phẩm, trang trí đồ ăn bắt mắt nếu trẻ chán ăn. Ngoài ra nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, không nên ép trẻ ăn nhiều trong một lần hoặc khi trẻ chán ăn.
  • Tăng cường bổ sung vitamin C từ thực đơn ăn uống hoặc viên sủi. Thành phần dinh dưỡng này có thể giúp tăng cường sức đề kháng, kháng viêm và giảm đau trong giai đoạn mọc răng của trẻ.
  • Những trẻ sơ sinh không uống được nước ép rau củ quả hoặc nước lọc nên ưu tiên dùng sữa mẹ.
  • Nếu bị sốt nhẹ, hãy cho trẻ mặc quần áo thoáng mát và chườm ấm để hạ sốt. Đối với những trẻ từ 6 tháng tuổi bị sốt trên 38.5 độ C, ba mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ.
  • Cho trẻ đeo yếm, thường xuyên lau sạch nướu và răng bằng khăn sạch khi trẻ bị chảy nước dãi nhiều.
  • Trẻ bị ngứa lợi, cắn và nhai nhiều hơn trong giai đoạn mọc răng. Vì thế hãy cho trẻ chơi những đồ vật được làm từ chất liệu mềm, hình tròn, không gây hại cho sức khỏe để tránh phát sinh những vấn đề không mong muốn.
  • Luôn giữ gìn vệ sinh răng miệng cho trẻ. Sau khi ăn xong, nên dùng khăn mềm để làm sạch răng và miệng cho trẻ. Cho trẻ súc miệng lại bằng nước lọc nếu trẻ có thói quen bú sữa đêm.
  • Tránh cho trẻ tiêu thụ các loại thức uống có ga hoặc thực phẩm chứa nhiều đường. Bởi những loại thực phẩm và thức uống này có thể làm ảnh hưởng đến quá trình mọc răng sau này của trẻ và những răng đã mọc trước đó.
  • Tiêu chảy có thể là dấu hiệu mọc răng hàm hoặc một tình trạng nghiêm trọng khác. Vì thế nên theo dõi những biểu hiện của trẻ. Thăm khám và kịp thời xử lý nếu tiêu chảy nặng hoặc kèm theo những bất thường khác, trẻ đi ngoài liên tục dẫn đến mất nước nhiều.

Những thông tin cơ bản trong bài viết có thể giúp giải đáp vấn đề bé mọc răng hàm trên trước có sao không và cách chăm sóc khi bé mọc răng. Nhìn chung việc mọc răng sai trình tự ở trẻ sơ sinh là điều bình thường, không ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm sinh lý hay sự phát triển sau này của trẻ. Tuy nhiên ba mẹ cần chú ý chăm sóc răng miệng cho trẻ để giúp răng phát triển tốt, đều và đẹp hơn.

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!