Răng sữa của bé bị mủn: Nguyên nhân và cách khắc phục

Răng sữa của bé bị mủn là tình trạng răng bị phá hủy và tiêu dần theo thời gian. Nếu không khắc phục kịp thời, răng sẽ bị biến dạng chỉ còn lại chân răng, gây khó khăn trong việc ăn uống và giao tiếp. Ngoài ra, răng sữa bị mủn còn có thể ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn.

răng sữa của bé bị mủn
Răng sữa bị mủn là tình trạng khá phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi

Nhận biết răng sữa của bé bị mủn

Răng sữa có chân răng ngắn, men răng mỏng và yếu hơn so với răng vĩnh viễn. Do đó, răng sữa sẽ dễ gặp phải các vấn đề nha khoa, trong đó răng sữa bị mủn là tình trạng tương đối phổ biến.

Răng sữa của bé bị mủn là tình trạng răng mất các mô cứng, dễ bị vỡ, nứt khiến cho hình thể của răng thay đổi và biến dạng. Để kịp thời cho trẻ thăm khám và điều trị, bố mẹ có thể nhận biết tình trạng này thông qua một số dấu hiệu sau:

  • Răng biến dạng do bị tiêu hủy và bào mòn, khi chạm vào thấy răng mềm và thiếu chắc chắn.
  • Răng mất đi độ sáng bóng vốn có, có hiện tượng chuyển sang màu vàng, nâu và thậm chí là màu đen.
  • Theo thời gian, răng bị mủn nặng dần khiến toàn bộ thân răng bị ăn mòn và chỉ còn lại chân răng màu đen.
  • Răng sữa của bé bị mủn có thể đi kèm với tình trạng đau nhức, sưng nướu, hôi miệng và khó khăn khi ăn nhai.
  • Răng dễ bị gãy, vỡ do cấu trúc răng không ổn định.

Răng sữa của bé bị mủn dễ bị nhầm lẫn với bệnh sâu răng ở trẻ em. Tuy nhiên, sâu răng có tiến triển khá chậm và thường liên quan đến vi khuẩn Streptococcus mutans. Trong khi đó, hiện tượng mủn răng đa phần là tự phát và có tốc độ tương đối nhanh. Chỉ sau một thời gian ngắn, răng có thể bị mất phần thân và chỉ còn lại phần chân răng màu đen bóng.

Răng sữa của bé bị mủn – Nguyên nhân do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng răng sữa của bé bị mủn. Trong đó, phổ biến nhất là những nguyên nhân sau đây:

1. Biểu hiện của bệnh sún răng

Răng bị mủn là triệu chứng của bệnh sún răng – bệnh lý nha khoa phổ biến ở trẻ dưới 3 tuổi. Sún răng thường bị nhầm lẫn với sâu răng, tuy nhiên hai bệnh lý này hoàn toàn khác nhau. Sún răng đặc trưng bởi hiện tượng tiêu men răng, sau đó cấu trúc răng mủn dần theo thời gian cho đến khi chỉ còn chân răng.

răng sữa của bé bị mủn
Mủn răng, tiêu răng, răng đổi màu,… là những triệu chứng thường gặp của bệnh sún răng

Khác với sâu răng, sún răng không liên quan đến vi khuẩn, đặc điểm của bệnh là tiến triển nhanh và hầu như không gây đau nhức hay khó chịu. Ảnh hưởng duy nhất của bệnh lý này là răng bị tiêu hủy và bào mòn nên trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc ăn uống.

Hiện tại, các chuyên gia vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh sún răng. Tuy nhiên, một số yếu tố như di truyền, thiếu chất dinh dưỡng, thói quen ăn uống nhiều đường, axit,… được xác định có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

2. Thiếu canxi và fluor

Canxi và fluor là hai loại khoáng chất quan trọng đối với sức khỏe răng miệng. Canxi tham gia vào quá trình hình thành ngà răng, men răng, trong khi đó fluor giúp củng cố độ chắc khỏe của men răng và ngăn ngừa hiện tượng hủy khoáng.

Thiếu canxi và fluor có thể khiến răng suy yếu, dễ ê buốt, đau nhức, có hiện tượng mủn và tiêu dần theo thời gian. Ngoài ra, thiếu các khoáng chất này cũng làm gia tăng nhiều vấn đề nha khoa như sâu răng, viêm nướu răng, răng ê buốt, mòn men răng,…

3. Một số nguyên nhân khác

Răng sữa của bé bị mủn thường xảy ra do bệnh sún răng và thiếu khoáng chất. Ngoài ra, một số yếu tố cũng có thể thúc đẩy răng bị tiêu, mủn với tốc độ nhanh hơn bao gồm:

  • Chế độ ăn nhiều đường: Trẻ nhỏ thường yêu thích các món ăn, thức uống chứa nhiều đường – thành phần chính tạo nên mảng bám. Thường xuyên dùng thức ăn chứa đường sẽ làm gia tăng mảng bám và cao răng, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây mòn men và mủn răng.
  • Thói quen bú sữa vào ban đêm: Trẻ nhỏ thường có thói quen bú sữa trước khi ngủ. Tuy nhiên, rất ít trẻ được phụ huynh hướng dẫn súc miệng sau khi bú sữa. Lượng đường và axit lactic trong sữa tạo nên môi trường thuận lợi để hại khuẩn phát triển gây ra nhiều vấn đề nha khoa.
  • Vệ sinh răng miệng kém: Các bệnh về răng miệng thường liên quan đến thói quen vệ sinh răng miệng kém. Khi răng miệng không được làm sạch, hại khuẩn sẽ phát triển quá mức và bài tiết nhiều axit gây tiêu men răng, mủn răng. Ngoài ra, không vệ sinh răng miệng kém còn gây ra nhiều bệnh lý khác như sâu răng, hôi miệng và ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn.

Răng sữa của bé bị mủn có ảnh hưởng gì không?

Răng sữa của bé bị mủn là tình trạng khá phổ biến. Thực tế, nhiều bậc phụ huynh không quan tâm đến sức khỏe răng miệng của con trẻ. Điều này khiến cho trẻ gặp nhiều phiền toái khi ăn uống, mất ngủ do đau nhức răng vào ban đêm và tự ti do răng đổi sang màu vàng nâu thay vì màu trắng ngà.

răng sữa của bé bị mủn
Răng sữa bị mủn khiến trẻ gặp khó khăn trong việc phát âm và ăn uống

Nếu không có biện pháp can thiệp, toàn bộ răng trên cung hàm có thể bị mủn và tiêu dần chỉ còn lại chân răng. Tình trạng này khiến trẻ gặp khó khăn khi ăn uống, phát âm không chuẩn và ngại cười, nói. Ngoài ra, răng sữa bị mủn còn có thể ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn bên dưới. Để ngăn chặn những biến chứng này, gia đình cần cho trẻ thăm khám ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường.

Cách khắc phục răng sữa của bé bị mủn

Răng sữa sẽ được thay thế trong giai đoạn từ 6 – 11 tuổi. Do đó, các vấn đề ở răng sữa sẽ không ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe răng miệng nếu xử lý đúng cách. Đối với tình trạng răng sữa bị mủn, bố mẹ có thể tham khảo một số cách xử lý sau:

1. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ giúp làm chậm quá trình mủn và tiêu răng. Ngoài ra, làm sạch răng kỹ lưỡng cũng ngăn ngừa tình trạng mủn răng lây lan. Ngay từ khi trẻ mọc chiếc răng sữa đầu tiên, gia đình nên chú ý vệ sinh răng miệng cho bé.

Đối với trẻ dưới 3 tuổi, bố mẹ nên dạy trẻ cách súc miệng với nước sạch sau khi ăn và dùng khăn sữa ẩm lau sạch bề mặt răng. Từ 3 tuổi trở lên, nên dạy trẻ cách đánh răng và các biện pháp vệ sinh răng miệng khác. Nếu được chăm sóc răng miệng kỹ càng, con trẻ sẽ hạn chế được những vấn đề như sâu răng, mòn men răng,…

răng sữa của bé bị mủn
Chải răng đúng cách giúp kiểm soát tình trạng mủn răng và bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bé

Khi vệ sinh răng miệng cho bé, gia đình cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Lựa chọn bàn chải có kích thước nhỏ, lông mềm, mảnh để dễ dàng làm sạch kẽ răng và mặt nhai.
  • Sử dụng kem đánh răng phù hợp với độ tuổi của bé. Không cho trẻ dùng sản phẩm của người lớn vì công thức có thể chứa những chất gây kích ứng.
  • Hướng dẫn trẻ súc miệng với nước sạch sau khi ăn để hạn chế mảng bám và loại bỏ thức ăn thừa. Trẻ từ 3 tuổi trở lên có thể súc miệng với nước muối pha loãng để ngăn ngừa tình trạng hôi miệng và hạn chế tích tụ mảng bám, cao răng.
  • Trẻ nhỏ chưa có ý thức vệ sinh răng miệng nên thường xuyên lười đánh răng, đánh răng không kỹ và không đúng cách. Do đó, bố mẹ có thể sử dụng các viên ngậm và xịt chống sâu răng để phòng ngừa các vấn đề nha khoa.

2. Xây dựng chế độ ăn cân bằng

Thiếu chất dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân khiến răng sữa của bé bị mủn. Vì vậy bên cạnh việc vệ sinh răng miệng đúng cách, mẹ nên xây dựng cho bé chế độ ăn khoa học và cân bằng.

Chế độ ăn giúp cải thiện tình trạng răng sữa của bé bị mủn, yếu:

  • Bổ sung các nhóm thực phẩm giàu khoáng chất – đặc biệt là fluor và canxi như cá, tôm, nghêu, trứng, sữa,…
  • Hạn chế thức ăn và đồ uống chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt có gas, thức ăn vặt,… Những món ăn này có thể gia tăng mảng bám và thúc đẩy sự phát triển của hại khuẩn. Từ đó làm gia tăng tốc độ mủn răng khiến cho răng bị bào mòn và suy yếu nhanh chóng.
  • Thêm rau xanh và trái cây vào chế độ ăn để cung cấp thêm dinh dưỡng cho cơ thể. Ngoài ra, chất xơ trong nhóm thực phẩm này có thể làm sạch mảng bám và trung hòa axit do vi khuẩn bài tiết.
  • Dặn dò trẻ không được dùng răng cắn những vật cứng.
  • Hạn chế thức ăn cứng, khô và dai.
  • Cung cấp các loại thực phẩm giàu vitamin C và K để cải thiện sức khỏe của nướu. Nướu răng khỏe sẽ giúp bảo vệ chân răng, đồng thời hạn chế tình trạng tụt lợi và chảy máu chân răng.

3. Điều trị y tế

Ngoài những biện pháp cải thiện tại nhà, gia đình nên đưa trẻ đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và điều trị. Trong trường hợp răng sữa bị mủn, bác sĩ sẽ cân nhắc một số phương pháp sau:

răng sữa của bé bị mủn
Gia đình nên cho trẻ đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp
  • Liệu pháp fluor: Fluor là khoáng chất thiết yếu đối với sức khỏe răng miệng. Để củng cố độ chắc khỏe của răng và làm chậm tốc độ mủn răng, bác sĩ có thể thoa một lớp fluor lên bề mặt răng. Nhờ đó, tình trạng răng bị mủn và ăn mòn sẽ được cải thiện đáng kể.
  • Trám răng: Bác sĩ có thể chỉ định trám răng để khôi phục hình thể và chức năng ăn nhai của răng. Miếng trám sẽ thay thế cho phần răng bị mủn. Từ đó giúp trẻ tự tin khi giao tiếp và ăn uống dễ dàng hơn.

Răng sữa của bé bị mủn là tình trạng phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi. Hy vọng qua những thông tin hữu ích, các bậc phụ huynh đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách xử lý tình trạng này. Để hạn chế những vấn đề nha khoa ở trẻ nhỏ, nên tập thói quen khám nha khoa định kỳ 1 – 2 lần/ năm.

Tham khảo thêm:

5/5 - (2 bình chọn)

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!